So sánh là một biện pháp tu từ trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ
vềđối tượng. [1, tr. 154] Ví dụ: Mùa thu của em Là vàng hoa cúc Như nghìn con mắt Mở nhìn trời đêm Mùa thu của em Là xanh cốm mới Mùi hương như gợi Từ màu lá sen [13, tr. 42] Có thể thấy rằng hầu hết sự biểu đạt hình ảnh nào cũng có thể chuyển thành hình thức so sánh. So sánh bao giờ cũng có hai vế: vế được so sánh và vế so sánh. Mỗi vế có thể gồm một hay nhiều đối tượng. Các đối tượng này có thể là sự vật, tính chất hay hành động. Cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh thường gồm 4 yếu tố: Ví như: Sông La ơi sông La Trong veo như ánh mắt Gỗ lượn đàn thong thả
Như bầy trâu lim dim
Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4
Sông La ơi sông La trong veo như ánh mắt
Gỗ lượn đàn thong thả như bầy trâu lim dim Trong đó:
- Yếu tố: Là đối tượng được so sánh hoặc bị so sánh tùy theo việc so sánh là tích cực hay tiêu cực.
- Yếu tố 2: Là cơ sở so sánh, đây là yếu tố chỉ tính chất sự vật hay trạng thái của hành động được nhìn nhận theo một cách nào đó có vai trò nêu rõ phương diện so sánh.
- Yếu tố 3: Là mức độ so sánh hay còn gọi là từ so sánh, thường được diễn tả ở mức độ ngang bằng như nhau. Ngoài từ “như” ở ví dụ trên còn có các từ
chỉ mức độ so sánh khác đó là: “tựa, tựa như, giống như, là, bao nhiêu, bấy nhiêu, chẳng bằng, hơn, kém, nhất…”
- Yếu tố 4: Là đối tượng được đưa ra để làm chuẩn so sánh. Đây là yếu tố
rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình so sánh. Yếu tố này tạo nên tính
độc đáo trong câu văn, câu thơ, độc đáo trong phong cách ngôn ngữ của từng cá nhân.
Trong thực tế con người ta sử dụng hình thức so sánh rất linh hoạt và phong phú, tuy nhiên có rất nhiều so sánh không đầy đủ cả bốn yếu tố trên nhưng chung quy lại nó phải đảm bảo sự có mặt của hai yếu tố: đối tượng so sánh và chuẩn so sánh. Các yếu tố này có thểđảo trật tự cho nhau.
So sánh là phương tiện để con người diễn đạt bóng bẩy hình ảnh trong ngôn ngữ của mình. Nhờ so sánh mà nhà thơ Hoài Vũ đã thể hiện hình ảnh con sông quê hương rất êm đềm, thơ mộng qua nhưng câu thơ sau:
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa vườn cây Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày
[13, tr. 106] Phép so sánh được thể hiện trong các từ ngữ: con sông (như) dòng sữa mẹ;
ăm ắp (như) lòng mẹ. Cách so sánh này của tác giả gợi lên trong lòng người đọc biết bao tình cảm thân thương về quê hương. Cách so sánh này cũng có tác dụng làm cho cảnh vật trở nên sống động, tạo sự liên tưởng miền quê sông nước gần gũi ở người đọc. Dòng sông quê hương đưa nước về làm cho ruộng lúa, vườn cây xanh tươi đầy sức sống vì vậy nó được ví như dòng sữa mẹ nuôi nấng con khôn lớn, trưởng thành. Và nước sông ăm ắp như tấm lòng người mẹ tràn đầy yêu thương luôn sẵn lòng chia sẻ (trang trải đêm ngày) cho những đứa con, cho cả mọi người.
Khi so sánh quan trọng nhất là so sánh đối tượng với cái gì, điều đó thể
hiện nhận thức, thái độ, tình cảm của con người. Bởi vậy khi so sánh người với sự vật, hiện tượng hay ngược lại sẽ có tác dụng làm tăng giá trị biểu đạt của hình
ảnh so sánh.
Hình ảnh “biển cả” được nhà thơ Huy Cận thể hiện rõ nét trong bài thơ
Đoàn thuyền đánh cá là một minh chứng cho vấn đề này.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
[14, tr. 59] Nhà thơ Huy Cận đã thật tài tình khi so sánh lòng biển với “lòng mẹ”. Biển cả dữ dội và bao la, lòng biển thẳm sâu không còn là điều kỳ bí, đáng sợ nữa. Với nhà thơ lòng biển mêng mông rộng rãi cho con người biết bao nhiêu cá như
tấm lòng mẹ bao dung độ lượng cho ta thật nhiều tình thương yêu. Chính lòng biển là “lòng mẹ” đã “nuôi lớn đời ta tự buổi nào”. Hình ảnh so sánh trong câu thơ đã nói lên khúc tâm tình thiết tha với biển thân yêu, là lời cảm ơn biển, biển vừa bao la mà lại trĩu nặng yêu thương.
Có rất nhiều cách so sánh khác nhau và được phân ra thành các kiểu so sánh sau đây:
- So sánh ngang bằng - So sánh bậc hơn – kém - So sánh bậc cao nhất
3.2. Một số kiểu so sánh thường gặp trong các tác phẩm thơở chương trình Tiểu học