So sánh ngang bằng hoàn chỉnh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nghệ thuật nhân hóa, so sánh trong các tác phẩm thơ ở chương trình tiếng việt tiểu học (Trang 50 - 55)

Ví dụ:

Sương trắng viền quanh núi

Như một chiếc khăn bông

[12, tr. 76]

Hay:

Mỗi khi nó chạy Cái đuôi cong lên

Đuôi như bánh lái

Định hướng cho thuyền

Rõ ràng ta thấy hình ảnh so sánh ở những câu thơ trên có đầy đủ bốn yếu tố

gồm: đối tượng được so sánh, phương diện so sánh, từ chỉ mức độ so sánh, đối tượng dùng làm chuẩn để so sánh. Đó chính là so sánh ngang bằng hoàn chỉnh.

Việc sử dụng đầy đủ các yếu tố trong so sánh ngang bằng hoàn chỉnh thể

hiện dụng ý của người sử dụng. Giúp người đọc người nghe dễ nhận thấy hình

ảnh so sánh mà mình muốn biểu đạt. Hình ảnh so sánh chỉ có ý nghĩa khi có cả

yếu tố 2 và 4, yếu tố 2 là phương diện so sánh để tạo nên mối tương đồng với

đối tượng so sánh, yếu tố 4 chính là đối tượng so sánh. Ở trên mối tương đồng thể hiện rõ ở hình ảnh “sương viền quanh núi” được so sánh như “chiếc khăn bông”, giúp chúng ta liên tưởng tới hình ảnh màn sương quấn quanh ngọn núi như choàng chiếc khăn bông.

Hay hình ảnh những chú gà con được nhà thơ Phạm Hổ sử dụng hình ảnh so sánh thật hồn nhiên đáng yêu:

Con mẹđẹp sao Những hòn tơ nhỏ

Chạy như lăn tròn Trên sân trên cỏ

[12, tr. 135] Hình ảnh những chú gà con bé tí như những hòn tơ nhỏ thật đáng yêu, hình

ảnh nhỏ nhắn của chú gà được tác giả ví “chạy như lăn tròn”. Nhờ hình ảnh so sánh mà nhà thơ đã làm hình ảnh những chú gà con hiện lên rõ nét trong trí tượng tượng của trẻ thơ, các em sẽ phần nào thấy được sựđáng yêu gần gũi của những loài động vật xung quanh mình.

Khi sử dụng so sánh ngang bằng hoàn chỉnh thì yếu tố phương diện so sánh

được chú ý hơn cả, nhờ yếu tố này mà đặc điểm thuộc tính giữa các đối tượng so sánh được làm nổi bật hơn. Trong so sánh ngang bằng hoàn chỉnh có khi yếu tố

này được sử dụng rất ngắn gọn là một từ như trong các trường hợp sau:

Bóng tre rợp mát vai người Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm

Tưởng rằng biển nhỏ Mà to bằng trời Nhưcon sông lớn Chỉ có một bờ [12, tr. 65] Phì phò như bể Biển mệt thở rung [12, tr. 65] Mưa Ù ù như xay lúa [14, tr. 141] Từng dòng kẻ ngay ngắn Như chúng em xếp hàng [11, tr. 76] Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu… Những năm bom đạn Vàng như lúa đồng [15, tr. 139] Có ngàn tia nắng nhỏ Đi học sáng hôm nay Có trăm trang sách mở

Xòe như cánh chim bay

[11, tr. 154] Giữa yếu tốđược so sánh và yếu tố dùng làm chuẩn để so sánh có một nét tương đồng tiêu biểu và người sử dụng biện pháp so sánh chỉ dùng một từđể chỉ

rõ nét tương đồng đó.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã so sánh hình ảnh cây dừa rất gần gũi, mộc mạc, thân yêu nơi làng quê:

Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi

[12, tr. 88] Tác giả so sánh hình ảnh cây dừa đứng canh trời đất bao la mà hiên ngang ung dung như là đứng chơi, thể hiện phong thái lạc quan, yêu đời như hình ảnh của những người lính cụ Hồ. Cây dừa như vươn cao lên bề thế, tự tin mang dáng vẻ của người lính cầm chắc tay súng. Một khung cảnh thật yên bình, giản dị của quê hương.

Ngoài ra, cũng có những trường hợp phương diện so sánh tương đối rộng gợi cho người đọc nhiều liên tưởng về các nét tương đồng giữa các đối tượng so sánh:

Mắt hiền sáng ta vì sao Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời

[12, tr. 105]

Giàn giáo ta cái lồng che chở

Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây

[15, tr. 148]

Ngôi nhà ging bài thơ sắp làm xong

bức tranh còn nguyên màu vôi gạch

[15, tr. 148] Ngôi nhà nhưđứa trẻ thơ Lớn lên với trời xanh [15, tr. 148] Đặc biệt là hình ảnh so sánh trong thơ Huy Cận: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa

[14, tr. 59] Mặt trời được ví hòn lửa, khơi ánh sáng cho ngày đã tàn. Tác giả so sánh mặt trời như hòn lửa làm nổi bật lên hình ảnh mặt trời lúc hoàng hôn. Nhờ hình

ảnh so sánh mà tác giả đã vẻ nên bức tranh thiên nhiên đẹp với không gian và thời gian của một ngày đang khép lại. Mặt trời như hòn lửa đỏ rực gợi lên khung cảnh tuyệt đẹp huy hoàng của biển cả.

Nhà thơ Tố Hữu lại so sánh chú bé liên lạc như con chim chích với nhiều phương diện như: loắt choắt, cái chân thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh, ca lô

đội lệch, mồm huýt sáo vang gợi lên hình ảnh thật hồn nhiên, tinh nghịch:

Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích Nhảy trên đường vàng

[12, tr. 130] Trong đoạn thơ, tác giảđã rất tinh tế khi sử dụng hình ảnh so sánh. Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “đôi chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang” khiến tác giả

liên tưởng đến hình ảnh “con chim chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh chú chim chích thật gần gũi với làng quê Việt Nam, chú chim tuy nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, yêu đời của chú bé liên lạc dũng cảm khiến cho các bạn nhỏ rất ngưỡng mộ, kính phục.

Kiểu so sánh tu từ ngang bằng được cấu tạo bởi hình thức đầy đủ của cấu trúc so sánh tu từ làm cho câu thơ, bài thơ được sử dụng trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học trở nên trọn vẹn hơn về nội dung, hoàn chỉnh về ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nghệ thuật nhân hóa, so sánh trong các tác phẩm thơ ở chương trình tiếng việt tiểu học (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)