Về tồ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HẠCH TOÁN kế TOÁN và ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG tại NHÀ máy ĐÓNG tàu bến THUỶ (Trang 37 - 38)

3.4.1. Những thành tựu đạt được

Là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô khá lớn, thực hiện kế toán thủ công và đặc điểm hoạt động kinh doanh khá phức tạp thì việc lựa chọn

hình thức sổ kế toán Nhật kí - Chứng từ là rất phù hợp. Bởi hình thức sổ này kết hợp giữa việc hạch toán trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp, cho phép theo dõi một cách chi tiết nhất tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Các loại sổ của Nhà máy được sử dụng đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu quản lí, từ các loại sổ chi tiết đến các sổ tổng hợp. Cách trình bày sổ dễ hiểu, được ghi chép một cách đầy đủ. Quy trình ghi sổ được kế toán thực hiện theo đúng chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành. Việc sử dụng thêm Bảng nhập vật tư và Bảng xuất vật tư giúp cho việc theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư về số lượng cũng như đơn giá một cách dễ dàng hơn.

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế

Nhìn chung, về cơ bản, sổ sách kế toán của Nhà máy đã được thực hiện đúng quy định, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế mà Nhà máy nên xem xét:

Thứ nhất, về mẫu Thẻ kho kế toán, Nhà máy chỉ thiết kế cột “số lượng” và cột “thành tiền” đối với vật tư mà không quan tâm đến đơn giá. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc đối chiếu, kiểm tra số liệu với kế toán tổng hợp. Như vậy, để thuận tiện hơn trong việc quản lí vật tư, Thẻ kho kế toán nên có thêm cột “đơn giá”.

Thứ hai, việc vào Thẻ kho kế toán được thực hiện bởi kế toán vật tư, theo quy định là phải ghi hàng tuần, tuy nhiên có thể do khối lượng công việc quá nhiều nên đến thời điểm cuối tháng, nhiều nghiệp vụ nhập, xuất vật tư đã phát sinh nhưng vẫn chưa được viết vào Thẻ kho kế toán. Đây là một hạn chế ảnh hưởng khá lớn đến việc đối chiếu với kế toán tổng hợp nhằm kiểm tra tính chính xác của số liệu.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HẠCH TOÁN kế TOÁN và ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG tại NHÀ máy ĐÓNG tàu bến THUỶ (Trang 37 - 38)