Nội dung một số báo cáo đặc thù

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HẠCH TOÁN kế TOÁN và ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG tại NHÀ máy ĐÓNG tàu bến THUỶ (Trang 32 - 34)

Ngoài các báo cáo tài chính, hệ thống báo cáo quản trị được lập nhằm cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ Nhà máy. Nhà máy không tổ chức bộ máy kế toán quản trị riêng mà kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị theo từng phần hành kế toán. Do đó, các báo cáo quản trị được các kế toán phần hành lập, sau đó gửi lên cho kế toán trưởng và Ban lãnh đạo Nhà máy. Hệ thống báo cáo này giúp cho Ban lãnh đạo Nhà máy nắm rõ hơn tình hình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Dưới đây là nội dung của một số báo cáo quản trị điển hình của Nhà máy:

Báo cáo tình hình biến động nguyên vật liệu:

Báo cáo tình hình biến động nguyên vật liệu do kế toán vật tư lập vào cuối mỗi tháng. Báo cáo này cung cấp các thông tin về số lượng và giá trị của mỗi loại nguyên vật liệu, bao gồm các thông tin: kế hoạch mua vào, thực hiện mua trong kì, thực hiện xuất trong kì cụ thể cho các mục đích sử dụng, số tồn đầu kì và số tồn cuối kì. Trên cơ sở đó, Nhà máy vừa kiểm tra được việc nhập, xuất vật tư, vừa đánh giá được tình hình sử dụng vật tư so với kế hoạch đặt ra, từ đó đưa ra những biện pháp nhằm tránh lãng phí, thất thoát trong việc sử dụng vật tư.

Báo cáo tiến độ sản xuất:

Báo cáo tiến độ sản xuất được lập vào cuối mỗi tháng dựa vào kế hoạch sản xuất của Nhà máy và Quyết toán chi tiết kèm theo phiếu khoán việc do các bộ phận sản xuất gửi lên cùng các số liệu tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm trong tháng. Báo cáo này cung cấp thông tin về kế hoạch sản xuất và thực tế thực hiện số lượng và chi phí sản xuất của từng sản phẩm trong tháng, đưa ra so sánh về cả số tuyệt đối và số tương đối. Từ đó rút ra nhận xét về tiến độ sản xuất sản phẩm, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc

chưa hoàn thành kế hoạch và đưa ra những biện pháp thúc đẩy quá trình sản xuất của các bộ phận sản xuất trong Nhà máy.

Báo cáo tình hình nợ phải thu của khách hàng:

Báo cáo tình hình nợ phải thu của khách hàng được lập 6 tháng một lần. Báo cáo này cung cấp thông tin về khoản nợ còn phải thu hồi và thời hạn nợ của từng của từng khách hàng, đánh giá khả năng thu hồi nợ. Từ đó, Ban lãnh đạo Nhà máy đưa ra những biện pháp nhằm thu hồi nợ nhanh chóng hơn.

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được lập 6 tháng một lần. Báo cáo gồm 3 phần: Doanh thu, chi phí ( bao gồm cả giá vốn và các chi phí liên quan được phân bổ) và xác định kết quả, trong đó cung cấp thông tin chi tiết về các chỉ tiêu này của từng đơn hàng thực hiện trong 6 tháng đó. Qua các chỉ tiêu này, Ban lãnh đạo có thể nắm rõ tình hình thực hiện các đơn hàng và kết quả của mỗi đơn hàng đem lại, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp nhằm cắt giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận cho Nhà máy.

Phần 3: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU BẾN THUỶ

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HẠCH TOÁN kế TOÁN và ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG tại NHÀ máy ĐÓNG tàu bến THUỶ (Trang 32 - 34)