3.1.1. Những thành tựu đạt được
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung đã tạo điều kiện cho kế toán trưởng kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Ngoài ra, hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung còn giúp cho việc thuận tiện trong công tác phân công, phân nhiêm rõ ràng đối với nhân viên kế toán cũng như đối với việc trang bị phương tiện kĩ thuật tính toán, đảm bảo thực hiện công tác kế toán nhanh chóng. Các nhân viên kế toán được phân chia công việc, nhiệm vụ cụ thể từ đó tạo điều kiện trong việc chuyên môn hoá về công việc, có thể hoàn thành phần việc của mình một cách tốt hơn. Đồng thời việc tách biệt thủ quỹ và kế toán tiền gửi, tiền mặt đã đáp ứng yêu cầu bất kiêm nhiệm trong nguyên tắc quản lí. Bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả mặc dù khối lượng công việc lớn và thực hiện theo phương thức thủ công.
Với đội ngũ nhân viên làm việc nhanh nhẹn, có trách nhiệm, bộ máy kế toán đã luôn đáp ứng được yêu cầu về việc cung cấp thông tin một cách chính xác và kịp thời cho các nhà quản lí.
Từ việc phân tích có thể thấy bộ máy kế toán của Nhà máy được tổ chức hợp lí, phù hợp với quy mô, trình độ và yêu cầu quản lí của Nhà máy.
3.1.2. Những tồn tại, hạn chế
Mô hình tổ chức và phân công lao động trong bộ máy kế toán của Nhà máy khá phù hợp, tuy nhiên vẫn còn một số điểm hạn chế:
người trẻ tuổi, mặc dù nhanh nhẹn và linh hoạt trong công việc, tuy nhiên lại còn thiếu kinh nghiệm trong công tác kế toán. Do đó, Nhà máy nên tuyển một số nhân viên giàu kinh nghiệm hơn, đảm bảo việc thành thạo trong công việc và có thể hướng dẫn cho các nhân viên trẻ.
Thứ hai, việc kiêm nhiệm trong phân công lao động kế toán làm cho khối lượng công việc của cùng một nhân viên khá nhiều, khó đảm bảo về mặt thời gian cũng như việc chuyên môn hoá về nghiệp vụ.
Thứ ba, các trang thiết bị cần thiết như máy vi tính, máy in chưa được trang bị đầy đủ. Hiện nay, phòng Tài chính - Kế toán có 7 nhân viên nhưng lại mới chỉ được trang bị 4 máy vi tính và một máy in. Điều này gây ảnh hưởng tới tiến độ làm việc của các nhân viên. Nhà máy nên trang bị thêm các trang thiết bị kĩ thuật cần thiết giúp cho việc thực hiện công tác kế toán được thuận lợi và nhanh chóng hơn.
3.2. Về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
3.2.1. Những thành tựu đạt được
Hệ thống chứng từ của Nhà máy đã được thực hiện đầy đủ và đúng quy định của Bộ Tài chính. Chứng từ ở các phần hành được luân chuyển theo theo đúng chế độ, đầy đủ các chứ kí bắt buộc và được bảo quản, lưu trữ cẩn thận. Các chứng từ được đánh số thứ tự liên tục, đầy đủ và được kiểm tra kĩ lưỡng trước khi ghi sổ, đảm bảo các yếu tố cần thiết cũng như hiệu lực của chứng từ. Sau khi ghi sổ kế toán, các chứng từ được phân loại theo từng phần hành và tổ chức bảo quản. Việc lập các chứng từ có sự độc lập tương đối và có sự kiểm tra đối chiếu lẫn nhau. Các chứng từ luân chuyển nội bộ được thiết kế khá phù hợp và cung cấp được những thông tin cần thiết, đáp ứng cho việc quản lí của Nhà máy.
3.2.2.Những tồn tại, hạn chế
Việc vận dụng hệ thống chứng từ kế toán của Nhà máy về cơ bản đã được thực hiện đúng quy định, tuy nhiên vẫn còn một số điểm hạn chế.
Thứ nhất, Nhà máy vẫn còn sử dụng những biểu mẫu chứng từ theo Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính. Mặc dù những mẫu chứng từ theo Quyết định 15/2006/QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính không thay đổi nhiều so với những mẫu cũ, nhưng Nhà máy nên tiến hành in lại chứng từ nhằm cập nhật theo Quyết định của Bộ Tài chính.
Thứ hai, do Nhà máy có quá nhiều loại vật tư nên việc luân chuyển các chứng từ về vật tư còn chậm, không đảm bảo thời gian cho việc vào sổ kế toán. Theo quy định của Nhà máy, các chứng từ về xuất, nhập vật tư được chuyển về phòng kế toán theo từng tuần một, tuy nhiên việc luân chuyển các chứng từ này chưa được đảm bảo về mặt thời gian.