Cấu trúc vạch phổ

Một phần của tài liệu Xác định, đánh giá hàm lượng sắt và mangan trong các mẫu nước giếng sinh hoạt tại một vài hộ dân trên địa bàn xã lộc ninh – đồng hới – quảng bình (Trang 30 - 31)

Độ rộng của vạch phổ hấp thụđược xác định bởi nhiều yếu tố và nó là tổng của nhiều độ rộng riêng phần của các yếu tố khác nhau.

Độ rộng toàn phần của vạch phổ hấp thụ: Ht = Hn + Hd + HL +Hc Trong đó: Hn: độ rộng tự nhiên Hd: độ rộng kép HL: độ rộng Lorenz Hc: độ rộng của cấu trúc tinh vi

* Độ rộng tự nhiên Hn: Độ rộng này được quyết định bởi hiệu số của bước chuyển giữa hai mức năng lượng của nguyên tửở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích. Độ rộng này phụ thuộc vào thời gian lưu của nguyên tử ở trạng thái kích thích và được tính theo công thức:

H n= m t π 2 1

Trong đó tm là thời gian của nguyên tửở trạng thái kích thích m.

Đa số các trường hợp độ rộng tự nhiên của vạch phổ hấp thụ không vượt quá 1.10-3 cm-1.

* Độ rộng kép Hd: Độ rộng này được quyết định bởi sự chuyển động nhiệt của nguyên tử tự do trong môi trường hấp thụ theo hướng cùng chiều hay ngược chiều với chuyển động của phôton trong môi trường đó. Vì thế nó phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ

của môi trường hấp thụ. Một cách gần đúng độ rộng kép được tính theo công thức: Hd = 1,76.10−5

0

ν T

M

Trong đó: T là nhiệt độ của môi trường hấp thụ (K), M là nguyên tử lượng của nguyên tố hấp thụ bức xạ và ν0là tần số trung tâm của vạch phổ hấp thụ.

Độ rộng này của hầu hết các vạch phổ hấp thụ nguyên tử thường nằm trong khoảng từ n.10-3 cm-1đến n.10-1 cm-1.

* Độ rộng Lorenz HL: Độ rộng này được quyết định bởi sự tương tác của các phần tử khí có trong môi trường hấp thụ với sự chuyển mức năng lượng của nguyên tử

hấp thụ bức xạở trong môi trường hấp thụđó.

Độ rộng Lorenz được tính theo công thức:

HL = 12,04.1023.P.σ2 2 (1 1 )

M A

RT +

27

Trong đó P là áp lực khí và M là phân tử lượng của khí đó trong môi trường hấp thụ.

* Độ rộng của cấu trúc tinh vi Hc: Khi đám hơi nguyên tử hấp thụ năng lượng

được đặt trong một từ trường hay trong một điện trường thì yếu tố này thể hiện rõ. Công thức trên là công thức tổng quát đầy đủ cho độ rộng của vạch phổ hấp thụ

nguyên tử. Nhưng trong thực tế của phép đo phổ hấp thụ nguyên tử khi không có tác dụng của từ trường ngoài và với các máy quang phổ có độ tán sắc nhỏ hơn 2 Ao/ mm, thì lí thuyết và thực nghiệm chỉ ra rằng: độ rộng chung của một vạch hấp thụ chỉ do ba thành phần đầu (chiếm 95%) của biểu thức quyết định, nghĩa là: Ht = Hn + Hd + HL

Điều này hoàn toàn đúng đối với các vạch phổ cộng hưởng trong điều kiện môi trường hấp thụ có nhiệt độ từ 1600-3500oC và áp suất 1atm.

Phương pháp nguyên tử hóa mẫu không ngọn lửa có độ nhạy rất cao.

Một phần của tài liệu Xác định, đánh giá hàm lượng sắt và mangan trong các mẫu nước giếng sinh hoạt tại một vài hộ dân trên địa bàn xã lộc ninh – đồng hới – quảng bình (Trang 30 - 31)