Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và định hướng sử dụng đất (Trang 29 - 31)

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm Châu Á, có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên , nguồn tài nguyên đất có hạn, dân số lại đông , bình quân đất tự nhiên là 0,43 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới. Mặt khác, dân số tăng nhanh làm cho bình quân diện tích trên đầu người ngày càng giảm. Theo dự kiến , nếu tốc độ tăng dân số là 1,2%/năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015. Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới.

Trong những năm qua, nước ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật và kinh tế, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như lai tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng vật nuôi với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàn diện, liên tục trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.[1] Về hiệu quả kinh tế liên quan đến vấn đề sử dụng đất nông nghiệp, có một số nghiên cứu điển hình sau:

- Phạm Văn Dư(2009) đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng. Theo kết

quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng đất của vùng chưa đạt kết quả cao, nguyên nhân cơ bản là quy mô đất đai của các nông hộ hiện nay quá nhỏ và manh mún đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, không áp dụng được cơ giới hóa đồng bộ, không áp dụng được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí. Để khăc phục tình trạng này, đã có nhiều giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất như dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích tụ ruộng đất. Mỗi giải pháp đều gặp nhiều kho khăn và có mặt trái của nó như năng suất, điều kiện tự nhiên giữa các đồng đất không đều, đầu ra sản phẩm không ổn định, hậu quả xã hội khi nông dân mất ruộng… Nghiên cứu này đề nghị giải pháp xây dựng tổ hợp xã sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tự nguyện của các hộ, bỏ bờ thửa , đưa máy móc thiết bị vào sản xuất đã giảm được đến 50% chi phí , được bà con nông dân đồng tình hưởng ứng.

Đề tài đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hóa cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng của Vũ Năng Dũng (1997) cho thấy ở vùng này đã xuất nhiều mô hình luân canh 3-4 vụ /năm đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng có gía trị kinh tế cao đã được bố trí trong các phương thức luân canh: cây ăn quả, hoa, cây thực phẩm cao cấp…

Tuy nhiên, việc áp dụng các giống cây trồng mới vào sản xuất cũng là nguyên nhân làm mất dần đi một số giống cây trồng truyền thống, làm giảm sựđa dạng sinh học và làm tăng thiệt hại bởi dịch bệnh gây hại cây trồng. Ở Việt Nam, rất nhiều giống lúa địa phương bao gồm hàng trăm giống lúa đang bị thay thế bởi các giống được cải tạo và các giống lúa lai. Nhìn lại các quá trình sử dụng phân khoáng , sản xuất nông nghiệp nước ta bắt đầu sử dụng phân hóa học ở đầu thế kỉ 20. Sau khi đất nước thống nhất (1975) phân hóa học, phân bón được sử dụng rộng rãi và với khối lượng lớn. Nhưng việc tuyên truyền , hướng dẫn sử dụng phân bón còn chưa được chú ý đúng mức. Để hạn chếảnh hưởng của phân khoáng và phân chuồng đến môi sinh và môi trường , việc sử dụng các chế phẩm sinh học đã được nghiên cứu và áp dụng tại Việt Nam từ hơn 20 năm qua. Các chế phẩm phân vi sinh thuộc các nhóm vi sinh vật đã được sản xuất: vi sinh vật cố định ni-tơ phân tử cộng sinh, vi sinh vật tự do cố định ni-tơ phân tử tự do và hội sinh, vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ dùng cho cây lúa và cây trồng cạn.

Để hạn chếảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật(BVTV), thời gian vừa qua, Viện BVTV cùng các cơ quan nghiên cứu đã nghiên cứu các chế phẩm sinh học như BT, NPV, Metarhizium ansopliae, cùng các thuốc có nguồn gốc thực vật như Rotenone từ cây xương cá ,các chế phẩm này đã được thí nghiệm và mang lại kết quả tốt. Hướng nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm sinh học và thuốc thảo mộc dùng trong công tác BVTV là hướng nghiên cứu mới được triển khai trong vòng 20 năm vừa qua. Hướng nghiên cứu này đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp hữu cơ và đảm bảo sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và định hướng sử dụng đất (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)