Hiệu quả xã hội trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và định hướng sử dụng đất (Trang 57)

Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng. Tuy nhiên, chỉ tiêu về mặt xã hội là một chỉ tiêu khó định lượng được. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi đề cập đến một số nội dung sau:

- Mức độ thu hút lao động , giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử dụng đất.

- Gía trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất

Giải quyết lao động nông nhàn và dư thừa trong nông thôn là một vấn đề lớn cần được quan tâm. Trong khi công nghiệp và dịch vị chưa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động nông nhàn và dư thừa đó thì việc phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một giả pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội.

Để nghiên cứu hiệu quả về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất nông nghiệp thông qua các kiểu sử dụng đất, chúng tôi tiến hành khoản điều tra đầu tư lao động và hiệu quả kinh tế bình quân trên một công lao động của mỗi kiểu sử dụng đất. Bảng 4.10: Hiệu quả xã hội các lọai hình sử dụng đất xã Đông Qúy Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất (Công) GTSX/LĐ 1000đ/ha GTGT/LĐ 1000đ/ha

1.Chuyên lúa 1.Lúa xuân-lúa mùa 834 89,3 71,5

2.Lúa – rau màu

2.Lúa xuân-lúa màu-

khoai tây 885 117,6 77,8

3.Lúa xuân-lúa mùa-

ngô 645 65,8 52,7

3.Chuyên rau màu 4.Chuyên rau màu 1275 125,6 121,6

4.Cây lâu năm 5.Cây ăn quả 545 64,1 45,9

Kết quảđiều tra cho thấy: Mức độđầu tư lao động và giá trị ngày công ở mỗi loại hình sử dụng đất là khác nhau.

- Các LUT có yêu cầu đầu tư lao động là khác nhau, trong đó lớn nhất là LUT chuyên rau màu với 1275 công lao động và thấp nhất là LUT cây lâu năm với 545 công lao động.

Qua điều tra tôi nhận thấy rằng xã Đông Qúy hầu như không có làng nghề truyền thống, chỉ có một vài hộ làm nghềđan lát, nhưng rất lẻ tẻ và cho thu nhập thấp. Do ngành nghề kém phát triển nên lao động ở đây chủ yếu tập trung sản xuất nông nghiệp, những lao động trẻ chủ yếu là đi làm thuê và xuất khẩu lao động. Lực lượng lao động trẻ này mang lại nguồn thu nhập cho nông hộ tương đối lớn, tuy nhiên chính điều này cũng làm cho lao động ở nông thôn ngày một ít đi gây nên tình trạng thiếu lao động vào những giai đoạn nuôi trồng và thu hoạch.

4.3.2. Hiệu quả môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp

Trong quá trình sử dụng đất, đất đai bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và việc khai thác , sử dụng đất của con người. Tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên đất, tài nguyên rừng đang có chiều hướng gia tăng, dẫn đến việc chất lượng đất giảm dần, môi trường bị ô nhiễm, suy giảm đa dạng sinh học bởi các nguyên nhân chính sau:

- Hệ thống cấp thoát nước trong các khu dân cư nông thôn đang bị xuống cấp, nguồn nước thải sinh hoạt hầu hết không qua xử lý mà thải trực tiếp ra hệ thống sông ngòi ao hồ làm ô nhiễm môi trường nước.

- Hình thức xử lý rơm , rạ sau thu hoạch bằng cách đốt thành tro cũng là nguyên nhân suy giảm hàm lượng chất hữu cơ trong đất, vừa gây ô nhiễm môi trường không khí do khói bụi.

- Việc tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng đất ở xã trong những năm gần đây diễn biến theo chiều hướng tích cực, diện tích đất hoang hóa ngày càng thu hẹp, hạn chế được xói mòn, rửa trôi, đất phi nông nghiệp ngày càng được mở rộng, việc quản lý đất đai ngày càng đi vào nề nếp.

4.4. Định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp xã Đông Qúy, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

4.4.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp

Ngày nay , sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quảđã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại, bởi nhiều lẽ: Tài nguyên đất vô cùng quý giá của bất kỳ nước nào, đất đai đều là tư liệu sản xuất nông lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổđể phân bố các ngành kinh tế quốc dân.

Dù cho những tiến bộ khoa học kỹ thuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất.

Tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi. Diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuật.

Do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã đa đang và sẽ còn bị thoái hóa hoặc ô nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Ngoài ra tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp , làng nghề, sản xuất, dịch vụ và chất độc hóa học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động.

Hoạt động canh tác và đời sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, đất trượt, sạt lở đất, thoái hóa lý, học đất,..

Sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành trên đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm. Vì vậy, mỗi khi sử dụng đất đang sử dụng đất nông nghiệp cho các mục đích khác cần cân nhắc kỹđể không rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt.

Theo Festry “ Sự phát triển nông nghiệp bền vững chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động thực vật, không bị suy thoái môi trường, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội” (FAO, 1994).

- Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản cho thế hệ về số lượng , chất lượng các sản phẩm nông nghiệp khác.

- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống tốt cho những người trực tiếp làm nông nghiệp.

- Duy trì và có thể tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên nhiên, khả năng tái sản xuất của các tài nguyên tái tạo được, không phá vỡ chức năng khác của các chu trình sinh thái cơ bản và cân bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa – xã hội của cộng đồng sống ở nông thôn hoặc không gây ô nhiễm môi trường.

- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin cho nông dân.

4.4.2. Tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp

Tiềm năng đất đai cho sản xuất nông nghiệp xã Đông Qúy là: khai hoang trên phần đất chưa sử dụng , xây dựng và nâng cấp hệ thống thủy lợi, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, đưa các giống cây trồng có năng suất, giá trị kinh tế cao tạo vùng thâm canh, chuyên canh sản xuất hàng hóa nông sản, chăm sóc cây trồng đúng kỹ thuật sẽđem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Tiềm năng đất đai phát triển nông nghiệp: Đông Qúy rất có lợi thế với những đầu mối giao thông và vùng kinh tế quan trọng cả trong hiện tại và định hướng lâu dài. Đây là điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa, tạo tiền đề cho phát triển mạnh về kinh tế- xã hội. Địa hình và khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên của xã phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, để phát triển nông nghiệp, trước mắt chính quyền xã đưa ra các chính sách hợp lý, khuyến khích các hộ gia đình khai thác tiềm năng đất đai hiện có nhằm đem lại nguồn thu mới.

- Bên cạnh đó cần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, chuyển một số diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây ăn quả, cây rau màu xuất khẩu.

Tiềm năng đất đai cho phát triển trồng cây rau màu của xã Đông Qúy là rất lớn , cần quy hoạch hợp lý theo hướng tập trung để thuận lợi cho việc

quản lý, đầu tư và bao tiêu sản phẩm, hướng tới tập trung quy hoạch thành từng vùng sản xuất riêng biệt để thúc đẩy kinh tế của xã phát triển.

Hiện nay quỹđất phát triển nông nghiệp còn rất lớn chiếm 65,33% diện tích đất tự nhiên của xã. Để phát triển các ngành kinh tế - xã hội, với định hướng phát triển lâu dài và bền vững, theo kết quả điều tra thực trạng nền kinh tế và hiện trạng sử dụng đất, đối chiếu so sánh với các tiêu chí xác định khả năng sử dụng đất cho từng mục đích sử dụng đất cho thấy một phần tiềm năng đất đai của xã được thể hiện thông qua mức độ thích hợp cũng như khả năng chuyển đổi giữa các mục đích sử dụng đất khác nhau, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để sử dụng hợp lý hơn, hiệu quả hơn. Ngoài việc điều chỉnh, chuyển đổi một số loại đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng , cần bố trí thêm diện tích đáp ứng yêu cầu cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, nhất là đất giao thông, văn hóa, giáo dục – đào tạo, y tế và thể dục – thể thao.

Ngoài ra diện tích đất chưa sử dụng còn 1,2 ha. Là phần diện tích đất chưa sử dụng có khả năng phục hồi, sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, bố trí xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

4.4.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Hiện nay khả năng mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp của xã là hạn chế. Trong khi đó để đáp ứng mục tiêu phát triển chung của xã lại vừa đảm bảo chỉ tiêu an ninh lương thực đến năm 2015, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất cây trồng, đảm bảo an toàn lương thực. Thì nhu cầu đất nông nghiệp đến năm 2015 được xác định như sau:

- Trồng trọt:

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng, tính chất giống cây trồng, căn cứ vào các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nhu cầu của thị trường hiện nay, dự kiến các lọai cây trồng chính của xã gồm : lúa là cây trồng chủđạo, kết hợp với cây màu.

Quy hoạch 6 vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, cụ thể như bảng sau:

Bảng 4.11: Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn

STT Vùng sản xuất Vị trí Diện tích

(ha)

1 Vùng 1:Lúa chất lượng cao + cây vụ đông

Cánh đồng thôn Qúy Đức 41 2 Vùng 2:Lúa chất lượng cao +

cây vụ đông

Cánh đồng thôn Ốc Nhuận, Lợi Thành

70 3 Vùng 3:Lúa chất lượng cao +

cây vụ đông

Cánh đồng thôn Ốc Nhuận, Trà Lý

37,7 4 Vùng 4:Lúa chất lượng cao +

cây vụ đông

Cánh đồng thôn Trà Lý 42 5 Vùng 5:Lúa chất lượng cao +

cây vụ đông

Cánh đồng thôn Hỉa Nhuận 73 Các khu sản xuất khác

- Khu trồng rau màu có vị trí ven đê sông Trà Lý diện tích 12,1 ha - Khu chế biến và bảo quản nông sản có vị trí cánh đồng thôn Trà Lý diện tích 1,7 ha.

Từ nay đến năm 2015 khả năng chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất khá thuận lợi. Việc chuyển mục đích sử dụng trong nội bộ đất nông nghiệp chủ yếu là từ đất chưa sử dụng sang đất chuyên dùng, từ đất nông nghiệp này sang đất nông nghiệp khác. Ngoài ra cần phân bổ quỹ đất hợp lý giữa các ngành, khai thác hiệu quả và phát huy hết điều kiện thuận lợi của xã.

* Chu chuyển đất đai theo các loại hình sử dụng đất trong tương lai

- Đất nông nghiệp: Trong quy hoạch dự kiến đất nông nghiệp giảm đi 30,88ha do mở rộng đất ở, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất chuyên dùng,..

Trong nội bộđất nông nghiệp có sự chuyển dịch, cụ thể như sau:

Đất trồng cây rau màu quy hoạch tăng 8,97 ha do chuyển đổi từ đất trồng cây lâu năm (0,9 ha) và đất trồng lúa có năng suất thấp (7,99 ha) sang.

- Đất phi nông nghiệp: Trong kỳ quy hoạch dự kiến tăng thêm 44,94 ha do chuyển đổi từ đất nông nghiệp (22,65 ha) và đất chưa sử dụng (1,2 ha) trong đó:

Đất ở : Quy hoạch tăng 12,98 ha do chuyển đổi từ đất nông nghiệp thành đất ở.

Đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng thêm 3,7 ha do chuyển đất nông nghiệp sang.

- Đất chưa sử dụng : Trong quy hoạch giảm 1,2 ha do chuyển thành đất chuyên dùng.

4.4.4. Định hướng phát triển kinh tế xã hội xã Đông Qúy đến năm 2015 như sau như sau

* Phấn đấu giá trị sản xuất năm 2015 tăng 6,3 % so với năm 2013 = 9107 triệu đồng.

- Về sản xuất nông nghiệp

Phấn đấu giá trị sản xuất năm 2015 tăng 8,4% so với năm 2013 = 5712 triệu đồng(Trong đó: trồng trọt tăng 7,8% = 2730 triệu đồng, chăn nuôi tăng 8,9% = 2,982 triệu đồng)

Thực hiện nghiêm đề án sản xuất vụ xuân năm 2015 đã được ban chấp hành Đảng bộ và UBND huyện thông qua. Tập trung chỉ đạo nhân dân cấy hết diện tích, cấy theo vùng đúng cơ cấu, đảm bảo thời vụ, làm tốt công tác điều tiết nước, công tác phòng trừ sâu bệnh, công tác diệt chuột đảm bảo năng suất và sản lượng.

Chú trọng tập trung chỉ đạo chỉ đạo phương thức sản xuất xây dựng. Cánh đồng mẫu đưa diện tích gieo vãi chiếm tỷ lệ 50% diện tích, giảm chi phí sản xuất cho người lao động.

Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các cơ chế chính sách của nhà nước các cấp, tập trung chỉ đạo nhân dân gieo, trồng các loại cây vụ đông trên đất 2 lúa phù hợp điều kiện của địa phương.

Khuyến khích các tổ chức kinh tế , cá nhân tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.

- Về sản xuất ngành nghề, thương mại dịch vụ

Phấn đấu giá trị sản xuất năm 2015 tăng 4,4% = 3395 triệu đồng (trong đó: thương mại dịch vụ tăng 5,2% = 2160 triệu đồng, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tăng 3,5% = 1235 triệu đồng)

Tăng cường đào tạo nghề, phát huy tốt các nghề sẵn có của địa phương, tìm kiếm và du nhập các nghề mới phù hợp với địa phương tạo việc làm thu nhập cho người dân.

Tạo điều kiện cho các hộ vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất, mở rộng kinh doanh dịch vụ.

Đảm bảo tốt chính sách, đúng quy định của nhà nước để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh. Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động góp phần ổn định đời sống phát triển kinh tếđịa phương.

4.5. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

4.5.1. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

Năm 1992 , Hội nghị thượng đỉnh về môi tường và phát triển đã họp tại Rio De Janerio, Braxin (gọi tắt là rio – 92) đã định hướng cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế chiến lược về môi trường và phát triển bền vững để bước vào tế kỷ 21, UBND xã đã đưa ra cách thức sử dụng đất bền vững được xác định theo 5 nguyên tắc:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và định hướng sử dụng đất (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)