Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu Thu th ập và lưu giữ một số giống đậu xanh tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 36 - 39)

* Cách chọn 10 cây mẫu: Lấy mỗi hàng 5 cây liên tục trên 2 hàng giữa luống, trừ 5 cây đầu hàng.

* Chỉ tiêu về sinh trưởng:

- Ngày gieo: Ghi ngày gieo thí nghiệm.

- Ngày mọc: ngày có khoảng 50% số cây/ô mọc hai lá mầm. - Ngày ra hoa: ngày có khoảng 50% số cây/ô có đợt hoa đầu. - Thời gian ra hoa: + Không tập trung: hoa nở kéo dài > 30 ngày. + Trung bình: hoa nở kéo dài 16-30 ngày. + Tập trung: hoa nở dưới 15 ngày

- Thời gian sinh trưởng (ngày): tính từ ngày gieo đến ngày thu hoạch đợt cuối cùng.

- Dạng thân: đứng, nửa đứng, bò - Kiểu sinh trưởng: hữu hạn, vô hạn

- Hình dạng lá cuối: chóp nhọn, bầu, thuôn bầu, thuôn nhọn, xẻ thùy - Chiều cao cây (cm): đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính lúc thu hoạch. Đo trung bình 10 cây mẫu/ô.

- Số cành cấp I/cây: Đếm số cành mọc từ thân chính của 10 cây mẫu/ô.

* Một sốđặc điểm hình thái chính:

- Hoa: màu vàng nhạt, vàng đậm, trắng và màu khác

- Quả: màu sắc quả khi chín vàng rơm, nâu đen và màu khác - Hạt:

+ Màu sắc hạt khi chín: vàng, xanh vàng, xanh nhạt, xanh sẫm, nâu và các màu khác

+ Dạng hạt: tròn, bầu, hình trụ và các dạng khác + Vỏ hạt: xanh bóng và xanh nhẵn

29

* Chỉ tiêu về sinh lý:

- Nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý: được xác định ở hai thời kỳ ra hoa rộ và chắc xanh (với 3 cây/ô, 9 cây/công thức) sau đó lấy trung bình của 3 lần nhắc lại.

Chỉ số diện tích là tính theo phương pháp cân nhanh khối lượng lá: Chuẩn bị tấm bìa 1dm2 ngắt lá đặt kín lên 1dm2 (bao gồm 3 loại lá ngọn, giữa và gốc). Sau đó cân khối lượng của 1dm2 lá ta được Pa. Cân khối lượng lá còn lại 3 cây/ô cộng với khối lượng lá 1dm2 được Pb. Chỉ số diện tích lá được tính theo công thức:

CSDTL = Pb x Mật độ cây/m2

Pa x 3 x 100

- Khả năng tích lũy vật chất khô được làm theo phương pháp:

Nhổ 3 cây liên tiếp/ô cân riêng khối lượng tươi của mỗi ô, sau đó đem toàn bộ mẫu đi sấy (t0

=70-800C) sấy đến khi cân 3 lần nếu khối lượng 3 lần cân không thay đổi, cân riêng khối lượng khô của mỗi ô. Khả năng tích lũy vật chất khô (KNTLVCK) được tính theo công thức

KNTLVCK (gam/cây) = Pk 3 cây 3 Trong đó:

Pk: Khối lượng cân tươi của 3 cây mẫu (gam)

* Khả năng hình thành nốt sần : Làm theo phương pháp

Tưới đẫm nước quanh gốc của 3 cây liên tiếp/ô, dung bay xắn nguyên vẹn rễ đem ngâm nước cho lở sạch đất ra, sau đó để ráo nước vặt, toàn bộ nốt sần hữu hiệu đếm số lượng nốt sần (SLNS)(cái/cây) và cân khối lượng nốt sần (KLNS)(gam/cây), khả năng hình thành nốt sần được tính theo công thức: Trung bình KLNS của 3 cây (gam/cây) = KLNS 3 cây

30

Trung bình SLNS của 3 cây (cái/cây) = SLNS 3 cây 3

* Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:

- Số cây thực thu trên ô; số quả/cây; số quả chắc/cây; số hạt/quả; khối lượng 1000 hạt:

- Số cây thực thu/ô: Đếm số cây thực tế mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch. - Số quả/cây: Đếm tổng số quả ở 10 cây mẫu/ô.

- Số quả chắc/cây: Đếm tổng số quả chắc ở 10 cây mẫu/ô. - Số hạt/quả: Đếm tổng số hạt/quả của 10 cây mẫu/ô.

- Khối lượng 1000 hạt (g): Lấy ngẫu nhiên 3 mẫu 1000 hạt (độ ẩm khoảng 12%), cân khối lượng.

- Năng suất lý thuyết được tính bằng công thức: NSLT (tạ/ha) = Số cây/m

2 x Số quả chắc/cây x Số hạt/quả x P1000hạt 1000

- Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu được của hai lần thu trên công thức, quy ra tạ/ha.

- Năng suất hạt khô: Tính năng suất toàn ô (độ ẩm hạt 12%) và quy ra năng suất trên 1 ha, lấy 2 chữ số sau dấu phẩy.

* Khả năng chống chịu ngoài đồng ruộng với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận

- Sức sống cây con: Đánh giá mức độ bị hại và khả năng hồi phục của cây sau khi gặp các điều kiện bất thuận như bị mưa kéo dài trong 5 ngày liên tục vào thời kỳ cây con có 2 lá mầm theo thang điểm như sau:

+ Điểm 1: Chống chịu tốt

+ Điểm 3: Chống chịu trung bình. + Điểm 5: Chống chịu yếu.

- Độ tách quả ở đợt thu thứ nhất: Đánh giá thang điểm 1-5:

31

+ Điểm 2: ≤ 25% quả tách vỏ + Điểm 3: 26-50% quả tách vỏ + Điểm 4: 51-75% quả tách vỏ + Điểm 5: >75% quả tách vỏ.

- Tính chống đổ. Đánh giá theo thang điểm từ 1-5: + Điểm 1: Hầu hết các cây đều đứng thẳng

+ Điểm 2: ≤ 25% số cây bị đổ

+ Điểm 3: 26-50% cây bị đổ các cây khác nghiêng 45o

+ Điểm 4: 51-75% cây bị đổ + Điểm 5: > 75% cây bị đổ

* Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại chính:

-Sâu đục quả (Eitiella zinkenella). Điều tra định kỳ 5 ngày 1 lần Đếm tổng số quả bị hại trên tổng số 100 quả ngẫu nhiên /ô. Tính tỷ lệ %.

-Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata). Điều tra định kỳ 5 ngày 1 lần. Đếm số lá bị cuốn/tổng số lá trên 10 cây mẫu. Tính tỉ lệ %.

Một phần của tài liệu Thu th ập và lưu giữ một số giống đậu xanh tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)