Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới

Một phần của tài liệu Thu th ập và lưu giữ một số giống đậu xanh tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 26 - 29)

Do đặc điểm phân bố rộng từ 40º Bắc – 40º Nam, cây đậu xanh có thể trồng ở hầu hết khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của các châu lục. Đậu xanh đã được trồng khá rộng rãi từ khắp các vùng của tiểu lục địa Ấn Độ và các vùng phụ cận đã hàng ngàn năm, sau đó được lan truyền qua các vùng phụ cận khác của châu Á và bắc Phi. Những năm gần đây nhờ giao lưu kinh tế và khoa học kỹ thuật giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, đậu xanh đã được mở rộng tới các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của châu Phi, Tây Ấn Độ, Bắc Mỹ, và Autralia (Lawn và ctv, 1988) [19].

Ngày nay cây đậu xanh là cây đậu đỗ quan trọng số một của Thái Lan và Philipin, thứ 2 của Srilanka, thứ 3 của Ấn Độ, Myanma,Bangladesh và Indonesia (Morton và ctv, 1982) [23]. Đậu xanh cũng là cây trồng phụ của Autralia, Trung Quốc, Iran, Kenya, Triều Tiên, Malaysia, Peru, Đài Loan, và Mỹ (Lawn R.J và ctv, 1970) [20].

Theo kết quả điều tra của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau đậu châu Á (AVRDC) năm 1986, hàng năm trên thế giới có ít nhất 23 nước sản xuất đậu xanh. Trong đó Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Philipin, Srilanka, Đài Loan và Thái Lan được coi là các trọng điểm về diện tích, năng suất và sản lượng.

Kết quả tại bảng 2.2 đã cho thấy, trong giai đoạn 2000 – 2011, Ấn Độ là nước trồng đậu xanh với diện tích lớn xếp thứ nhất, tiếp theo là Thái Lan, Pakistan, Philipin, Bangladesh, Srilanka, Triều Tiên và Đài Loan.

19

Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu xanh hàng năm của thế giới giai đoạn 2000-2011

Tên nước Diện tích (1000 ha) Năng suất (kg/ha) Sản lượng (1000 tấn) Bangladesh 16,74 611,00 9,83 Ấn Độ 2164,00 305,00 698,00 Srilanka 11,84 684,00 32,53 Philipin 38,47 563,00 22,46 Thái Lan 20,70 774,00 184,30 Triều Tiên 7,42 697,00 4,99 Đài Loan 3,13 527,00 1,79

(Nguồn: Anon, Report of the thist external review of the asian Research and Development Center (AVRDC), Taiwain, 2011)[13]

Về năng suất Thái Lan xếp thứ nhất tiếp theo là Triều Tiên, Srilanka, Bangladesh, Philipin, Đài Loan, Pakistan và Ấn Độ. Về sản lượng, Ấn Độ xếp thứ nhất, tiếp theo là Thái Lan,Pakistan, Philipin, Bangladesh, Srilanka, Triều Tiên và Đài Loan.

Theo dõi về tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của thế giới về diện tích, năng suất và sản lượng đậu xanh giai đoạn 2000 – 2011 cho thấy, diện tích, năng suất và sản lượng hàng năm hầu hết có xu hướng tăng trưởng mạnh. Điển hình cho sự tăng trưởng này là Srilanka với 30% về diện tích, 38,10% sản lượng và 5,85% năng suất. Nước xếp thứ 2 là Ấn Độ với 8,50% về diện tích, 6,97% năng suất và 15,80% sản lượng.

20

Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của Thế giới về diện tích, năng suất và sản lượng đậu xanh giai đoạn 2000-2011

Tên nước

Tỷ lệ tăng hàng năm (%)

Diện tích Năng suất Sản lượng

Bangladesh -3,20 -2,20 -5,21 Ấn Độ 8,50 6,97 15,80 Pakistan 3,90 2,49 6,50 Srilanka 30,00 5,85 38,10 Philipin 3,50 4,70 9,60 Thái Lan 16,10 -6,55 8,50 Triều Tiên -4,10 9,76 5,30 Đài Loan -3,50 1,49 -0,01

(Nguồn: Anon, Report of the thirst external review of the asian Research and Development Center (AVRDC), Taiwan, 2011)[13]

Hiện nay, đậu xanh được phát triển mạnh nhất ở khu vực đông nam Á, Ấn Độ, châu Phi … Tổng diện tích gieo trồng đậu xanh ở các khu vực này đã lên tới 3,6 triệu ha với sản lượng 1,8 triệu tấn (năm 2011). Ở Ấn Độ đậu xanh được coi là cây trồng chính chiếm 70% tổng diện tích của thế giới. Một số nước khác như Việt Nam, Thái Lan, Inđonesia, Pakistan , Burma cũng là một trong những nước có diện tích trồng đậu xanh khá lớn [10]. Kết quả này đã được tổng kết tại bảng 2.4:

Bảng 2.4. Diện tích gieo trồng đậu xanh của một số nước trên Thế giới năm 2013

Tên nước Diện tích gieo trồng ( 1000ha)

Việt Nam 50,0 Ấn Độ 2.164,0 Thái Lan 430,0 Inđonesia 150,0 Pakistan 70,0 Burma 110,0 (Nguồn: FAOSTART, 2014)[17].

21

Trong công tác nghiên cứu các cây thuộc họ đậu Vigna nói chung và cây đậu xanh nói riêng đã được nhiều quốc gia chú trọng. Hiện nay trên thế giới có các trung tâm nghiên cứu về đậu như: trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu châu Á (AVRDC) đóng tại Đài Loan, Viện nghiên cứu Đậu đỗ quốc tế (ICRISAT) đóng tại Ấn Độ… Hàng năm các cơ sở này đưa ra hàng trăm dòng, giống đậu xanh mới được khảo nghiệm so sánh ở những vùng có điều kiện sinh thái khác nhau. Từ các cơ sở này đã cung cấp nguồn gen quý cho các cơ sở nghiên cứu ở các quốc gia khác. Ngoài các trung tâm nghiên cứu lớn tầm cỡ quốc tế thì ở từng quốc gia cũng có các trung tâm nhỏ nghiên cứu lai tạo, chọn lọc ra các giống đậu xanh phù hợp với điều kiện sinh thái của quốc gia đó.

Gần đây các nhà khoa học mới phát hiện ra một số lượng gen dại ở các nước đông Phi, đây là cơ sở cho việc lai tạo ra các dòng, giống đậu xanh tốt (chống chịu sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng thích ứng rộng). Do vậy, trong tương lai cây đậu xanh còn có thể tiến xa hơn nữa cả về số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu Thu th ập và lưu giữ một số giống đậu xanh tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)