mẫu phân lập vi khuẩn X. campestris pv. campestris
Trên các môi trường dinh dưỡng khác nhau PPSA và SPA các vi khuẩn tạo ra khuẩn lạc, kiểu khuẩn lạc, mức độ phát triển trong một mức độ nhất định là đặc
điểm của loài vi khuẩn. Từ các loài vi khuẩn X. campestris pv. campestris đã phân lập từ các cây ký chủ nhiễm bệnh, chúng tôi tiến hành nuôi cấy trên môi trường nhân tạo, SPA, PPSA ở nhiệt độ 30oC tiến hành theo dõi đường kính khuẩn lạc vi khuẩn nuôi cấy trên các môi trường nhân tạo sau 24, 48, 72 giờ. Kết quả theo dõi
đường kính khuẩn lạc vi khuẩn thể hiện qua bảng 3.7.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của môi trường SPA và PPSA đến sự phát triển của các
mẫu phân lập vi khuẩn X. campestris pv. campestris
Mẫu phân lập
vi khuẩn
Đường kính khuẩn lạc (mm) sau nuôi cấy
24 giờ 48 giờ 72 giờ
SPA PPSA SPA PPSA SPA PPSA Cải bắp NS-Cross 2.2±0.07 3.2±0.10 4.4±0.17 5.5±0.07 6.4±0.20 6.9±0.07 Su hào chịu nhiệt 1.7±0.12 2.4±0.07 3.0±0.15 4.6±0.17 5.7±0.10 6.2±0.02 Súp lơ xanh 2.0±0.15 2.6±0.11 3.4±0.02 4.8±0.10 5.4±0.05 6.3±0.10 Súp lơ trắng 1.9±0.17 2.7±0.07 2.8±0.05 4.3±0.05 5.2±0.07 5.9±0.12
Cải thảo Đài Loan 1.8±0.05 2.9±0.14 3.3±0.12 4.4±0.10 5.1±0.02 6.3±0.05
* Ghi chú: Mỗi một công thức lặp lại 3 đĩa petri.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sự phát triển của khuẩn lạc của các mẫu phân lập vi khuẩn cho thấy, các mẫu phân lập vi khuẩn trên môi trường đều phát triển mạnh. Trên môi trường giàu dinh dưỡng PPSA phát triển mạnh hơn môi trường SPA.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 Mẫu vi khuẩn phân lập trên môi trường PPSA sau 24h đường kính khuẩn lạc thấp nhất trên su hào 2.4 mm, cao nhất là 3.2 mm trên mẫu Cải bắp. Đường kính khuẩn lạc SPA sau 24h đường kính khuẩn lạc thấp nhất trên su hào 1.7 mm và cao nhất là cải bắp 2.2 mm.
Sau 72h đường kính khuẩn lạc phát triển mạnh nhất, trên môi trường SPA
đường kính khuẩn lạc thấp nhất là 5.1mm trên cải thảo, cao nhất là 6.4 mm trên cải bắp. Trên môi trường PPSA đường kính khuẩn lạc cao nhất là 6.9 mm trên cải bắp, thấp nhất là 5.9 mm trên súp lơ trắng.
Sự phát triển của khuẩn lạc trên các môi trường là khác nhau được quyết
định bởi hệ men của vi khuẩn, trên môi trường có các hợp chất dễ phân giải thì vi khuẩn sẽ phát triển tốt hơn. Do đó, môi trường SPA thường được sử dụng để nhận biết vi khuẩn, còn môi trường PPSA dùng để nhân sinh khối vi khuẩn. Qua kết quả
theo dõi sự phát triển của vi khuẩn trên hai môi trường SPA và PPSA sau 24, 48, 72 giờ nuôi cấy chúng tôi nhận thấy đường kính khuẩn lạc tăng mạnh từ 24 đến 48 giờ đầu nuôi cấy, sau đó tốc độ phát triển của các khuẩn lạc chậm lại. Nguyên nhân là do từ 24 đến 48 giờ là vi khuẩn phát triển theo cấp số nhân, lúc này tế bào vi khuẩn phân chia cực nhanh, nhưng từ 48 đến 72 giờ trở đi, do các chất dinh dưỡng giảm và có sự tích tụ của một số chất ức chế trong quá trình sử dụng chất dinh dưỡng vi khuẩn tạo ra trong môi trường nên tốc độ phát triển của vi khuẩn chậm dần lại, qua
đây ta thấy sự phát triển của vi khuẩn phụ thuộc vào môi trường nuôi cấy.