Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội (Trang 26)

5. Bố cục đề tài

1.2.Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch

1.2.1. Vai trò của các doanh nghiệp du lịch

Trong ngành du lịch, hình thành và phát triển năm ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh lưu trú và ăn uống du lịch, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch khác [8,tr.37].

Cũng giống như doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế khác, các doanh nghiệp du lịch đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành và sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

- Đối với sự phát triển của ngành du lịch: du lịch được xác định là một

ngành kinh tế tổng hợp mang tính xã hội sâu sắc, các doanh nghiệp du lịch là một bộ phận của ngành du lịch, có vị trí quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch.

Các doanh nghiệp du lịch là nơi sản xuất các dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách. Doanh nghiệp lữ hành có vai trò phân phối sản phẩm của ngành du lịch và sản phẩm của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân, mang lại lợi ích đồng thời cho các nhà sản xuất, người tiêu dùng du lịch, nơi đến du lịch và cho chính các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn thường được đặt vị trí tại điểm du lịch, thông qua kinh doanh lưu trú và ăn uống là một trong những hoạt động chính của ngành du lịch, góp phần phân phối lại tiêu dùng cá nhân giữa các vùng trong nước và giữa các quốc gia… Các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ khác trong du lịch như kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh bán hàng lưu niệm, kinh doanh các dịch vụ bổ sung khác… góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch, phục vụ, đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch.

- Đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước: ngành du lịch là một

trong những ngành kinh doanh có ý nghĩa kinh tế quan trọng. Do đặc trưng là một ngành dịch vụ, cần sử dụng một lượng lao động sống lớn, các doanh nghiệp du lịch đã tiếp nhận, sử dụng và tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Theo thống kê trên thế giới, ngành du lịch cung ứng khoảng 10% chỗ làm việc cho người lao động. Ngành du lịch cũng có nhiều đóng góp cho ngân sách xã hội, đóng góp khoảng hơn 10% GDP toàn cầu. Doanh thu từ du lịch do các doanh nghiệp du lịch đóng góp, bao gồm tất cả các khoản thu có được từ quá trình kinh doanh lưu trú, ăn uống, kinh doanh lữ hành, vận chuyển hành khách, bán hàng lưu niệm và kinh doanh các dịch vụ bổ sung khác.

1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch

- Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch xuất phát từ nhu cầu phát triển của doanh nghiệp du lịch: Hoạt động kinh doanh du

vậy, trong những năm gần đây, đặc biệt từ những năm 90 của thế kỷ XX, trên thế giới và ở Việt Nam, hoạt động du lịch phát triển nhanh và mạnh với mức tăng trưởng hàng năm lớn. Các doanh nghiệp du lịch tăng nhanh cả về số lượng và quy mô. Cần phải có sự quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch nhằm định hướng và điều tiết sự phát triển của hoạt động kinh doanh du lịch.

Du lịch là một trong những ngành có đặc thù đầu tư rất đa dạng cả về loại hình lẫn quy mô. Doanh nghiệp là nhân vật trung tâm trong hoạt động thị trường, không có doanh nghiệp thì không có cơ chế thị trường, vì vậy cũng như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp du lịch không đứng ngoài cơ chế thị trường. Doanh nghiệp du lịch do trực tiếp cọ xát với thị trường nên có thể đảm nhiệm tất cả các công đoạn trong kinh doanh. Kinh doanh lữ hành không đòi hỏi lượng vốn đầu tư ban đầu lớn, các chương trình du lịch lại có thể dễ dàng bị sao chép. Vì vậy, việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch tương đối đơn giản, dẫn đến việc cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch rất khốc liệt, nếu không có sự quản lý, điều tiết của nhà nước sẽ dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh.

Để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp du lịch phải giải quyết hàng loạt vấn đề, trong đó có những vấn đề mà từng doanh nghiệp riêng biệt không đủ khả năng giải quyết. Ví dụ như việc xây dựng các cơ sở hạ tầng như đường xá, điện, nước…. Nhà nước bằng hoạt động của mình giúp các doanh nghiệp du lịch giải quyết các vấn đề sản xuất kinh doanh ở tầm vĩ mô.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp du lịch tham gia nhiều mối quan hệ lợi ích như quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau (quan hệ hàng- tiền, quan hệ cổ phần, cổ phiếu trong việc chia lời lãi, quan hệ tranh chấp tài nguyên môi trường khi hoạt động liền kề bên nhau…), quan hệ giữa doanh nghiệp với người lao động (quan hệ lao động, liên quan đến tiền công, điều kiện làm việc, thái độ đối xử, sự tuân thủ hợp đồng và thoả ước lao động đôi bên…), quan hệ giữa

doanh nghiệp với xã hội nói chung (quan hệ liên quan đến môi trường, tài nguyên, chất lượng và sự an toàn cho khách du lịch, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội mà hoạt động kinh doanh du lịch có ảnh hưởng tới…) Các quan hệ này có khả năng dẫn tới xung đột mà chỉ có nhà nước mới có khả năng xử lý đúng các xung đột đó.

Mục tiêu của sản xuất kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng là lợi nhuận. Do đó, mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp với nhau và với các đối tác khác có quan hệ với doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Các chủ doanh nghiệp du lịch và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch trong quá trình chạy đua tìm kiếm, săn lùng lợi nhuận nếu không có sự quản lý của nhà nước có thể dễ dàng thoả hiệp với nhau đi đến độc quyền làm ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng du lịch, chèn ép quyền lợi của người lao động, sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường, cạnh tranh thô bạo và xung đột lẫn nhau…

- Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch xuất phát từ yêu cầu đảm bảo hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội trên tổng thể nền kinh tế và sự phát triển của ngành du lịch: Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với

hoạt động của doanh nghiệp du lịch không chỉ bắt nguồn từ nhu cầu phát triển doanh nghiệp mà còn từ yêu cầu đảm bảo hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội trên tổng thể nền kinh tế và sự phát triển của ngành du lịch. Sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu là sản phẩm dịch vụ. Một trong những đặc trưng của sản phẩm du lịch là có tính vô hình và tính khó kiểm định chất lượng. Có những sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp du lịch đưa ra thị trường không dễ dàng kiểm định được chất lượng có ảnh hưởng xấu đến quyền lợi người tiêu dùng, đến môi trường sinh thái, xã hội, an ninh quốc gia, an toàn xã hội vì vậy cần phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.

1.2.3. Các chức năng của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch

Sự khác biệt của quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh ở chỗ quản lý nhà nước có tổ chức quyền lực nhà nước, đặt các đơn vị sản xuất kinh doanh vào các mối quan hệ và điều chỉnh các mối quan hệ đó bằng các công cụ khác nhau (công cụ pháp luật là chính), quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch là quản lý ở tầm vĩ mô, quản lý bằng các chính sách, pháp luật chung. Còn các doanh nghiệp du lịch quản lý hoạt động kinh doanh của mình thông qua việc tổ chức, điều hành hệ thống trong doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra. Quản lý kinh doanh của doanh nghiệp là quản lý ở tầm vi mô, đó là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà doanh nghiệp du lịch phải tiến hành trong quá trình sản xuất, kinh doanh các dịch vụ du lịch, như việc giải quyết các vấn đề đầu vào, đầu ra, các mối quan hệ của doanh nghiệp du lịch với khách hàng, với các cơ quan cung cấp dịch vụ...

Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của các doanh nghiệp du lịch, kể cả các doanh nghiệp nhà nước, mà chỉ thực hiện quản lý vĩ mô với các chức năng sau:

- Tạo môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp du lịch:

Với tư cách là nơi sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá dịch vụ du lịch, các doanh nghiệp du lịch là nòng cốt của ngành kinh tế du lịch. Nó tạo thêm nhiều công ăn việc làm và đóng góp vào ngân sách xã hội . Trong quá trình hình thành, hoạt động và phát triển các doanh nghiệp chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố. Một doanh nghiệp du lịch muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì ngoài những nỗ lực của chính bản thân, doanh nghiệp phải có môi trường hoạt động thuận lợi.

Môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp du lịch có thể chia thành bốn loại:

Môi trường tâm lý: thái độ, cách nhìn nhận của Nhà nước cũng như của nhân dân đối với hoạt động kinh doanh du lịch.

Môi trường kinh tế: toàn bộ các yếu tố kinh tế có tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp du lịch, trong đó có cơ sở hạ tầng, các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, tính ổn định của nền kinh tế…

Môi trường pháp lý: là các quy định, luật pháp liên quan đến hoạt động du lịch, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch.

Môi trường chính trị, xã hội: đường lối phát triển xã hội, các thành phần kinh tế, quan hệ kinh tế, chính trị với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nếu như không có môi trường chính trị, xã hội ổn định thì các doanh nghiệp du lịch trong nước cũng như nước ngoài không yên tâm đầu tư vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Nhà nước bằng các công cụ quản lý vĩ mô, thông qua các quy định pháp luật, các chính sách, quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế – xã hội và phát triển ngành du lịch sẽ tạo môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp du lịch. Nếu môi trường kinh doanh thông thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp du lịch, ngược lại nếu môi trường kinh doanh thiếu quy củ, chặt chẽ, các quy định pháp luật, các chính sách, quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế – xã hội và phát triển ngành du lịch không sát thực, sẽ gây khó khăn, cản trở cho các hoạt động của doanh nghiệp du lịch.

- Hỗ trợ và điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp du lịch

Nhà nước không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo sự ổn định của môi trường kinh doanh du lịch bằng các chính sách kinh tế vĩ mô mà phải đi xa hơn bằng cách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

can thiệp trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp du lịch ở các mức độ khác nhau. Cạnh tranh là điểm nổi bật nhất của kinh tế thị trường, tuy nhiên hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực của chính các doanh nghiệp, mặc dù đây là yếu tố quan trọng nhất, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như: vị trí thuận lợi cho giao thông, gần thị trường tiêu thụ, gần nguồn cung cấp nguyên liệu, là ngành độc quyền… Để đảm bảo sự bình đẳng trong cạnh tranh thì nhà nước phải đứng ra đảm nhiệm chức năng điều tiết nhằm đặt các doanh nghiệp vào một vị thế như nhau để cạnh tranh trong kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch không chỉ bằng các điều tiết của nhà nước mà còn phải lấy sự điều tiết của thị trường làm cơ sở, đảm bảo tối ưu hóa việc nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh du lịch thông qua hai nguyên tắc:

+ Nhà nước không can thiệp trực tiếp, không áp đặt thô bạo ý chí vào các hoạt động kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp, mà chỉ tác động gián tiếp thông qua cơ chế cung- cầu- giá cả của thị trường.

+ Nhà nước điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch thông qua các chính sách quản lý vĩ mô, bằng các công cụ lãi suất, thuế… theo nguyên tắc mỗi doanh nghiệp theo đuổi lợi ích riêng, đạt được lợi ích riêng bằng cách làm giàu cho xã hội, đảm bảo lợi ích chung của xã hội.

Do đó hiệu lực quản lý nhà nước đến hoạt động của các doanh nghiệp du lịch trong nền kinh tế thị trường được thể hiện chủ yếu một cách gián tiếp thông qua con đường thể chế hóa các chính sách kinh tế thành các quy phạm pháp luật, tạo ra hành lang pháp lý buộc các doanh nghiệp phải tuân theo.

Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong các trường hợp cần thiết không có nghĩa là bao cấp, tạo nên sự ỷ lại của doanh nghiệp, mà là giúp đỡ doanh nghiệp trong những lúc khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, về đào tạo, về thông tin, khoa học- công nghệ…(Tạo nguồn vốn đầu tư ưu đãi, thực hiện miễn giảm thuế, thực hiện các chương trình bồi dưỡng kiến thức về du lịch, giúp các doanh nghiệp du lịch hiện đại hoá đội ngũ lao động, mở ra các trung tâm thông tin du lịch, các triển lãm có liên quan để tạo môi trường cho các doanh nghiệp du lịch giao tiếp, hợp tác với nhau, thực hiện các hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ tư pháp quốc tế cho các doanh nghiệp du lịch… ) Để việc hỗ trợ đạt mục đích và hiệu quả mong muốn, nhà nước phải nắm vững doanh nghiệp, hiểu rõ đặc điểm và những nhu cầu của doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ thích hợp.

- Kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp du lịch

Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp thông qua chế độ báo cáo tài chính định kỳ và các báo cáo khác. Kiểm soát sẽ đảm bảo cho các chính sách vạch ra được thực hiện một cách thống nhất, đồng thời đảm bảo sự bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp du lịch, chống lại thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh, bất hợp pháp hoặc sự kết cấu tạo nên độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Tuy nhiên việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp không đồng nghĩa với sự can thiệp thô bạo vào hoạt động tác nghiệp, làm mất quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp.

Như vậy, chức năng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch hoàn toàn khác với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh trực tiếp của từng doanh nghiệp du lịch. Có thể kết hợp hai chức năng quản lý này nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động du lịch.

1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch

- Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về du lịch, liên quan đến hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch: như các quy định trong kinh doanh du

lịch; điều kiện, thủ tục thành lập, cấp giấp phép kinh doanh du lịch; các định mức, tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật trong du lịch, các văn bản quy định các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động du lịch...

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội (Trang 26)