Đối với các ban ngành của Hà Nội

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội (Trang 92 - 99)

5. Bố cục đề tài

3.3.3. Đối với các ban ngành của Hà Nội

- Ngành Ngoại giao và Công an: cần cải tiến thủ tục cấp thị thực cho khách vào Việt Nam dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch đón khách quốc tế đến.

- Ngành Giao thông vận tải: chú ý đến việc xây dựng hạ tầng dẫn đến điểm tham quan du lịch, tạo điều kiện nhanh chóng về thủ tục đối với những đoàn khách đi ô tô qua cửa khẩu. Tăng cường năng lực của Hàng không Việt Nam hơn nữa, tăng chuyến bay thẳng quốc tế vào Hà Nội, tránh hủy chuyến, hoãn chuyến, cải tiến thiết bị, các dịch vụ đón khách tại sân bay Nội Bài phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hiện nay, việc xác nhận đặt chỗ cho các đoàn từ 10 khách trở lên trên các chuyến bay nội địa đang là trở ngại và chính sách của hàng không là không xác nhận đặt chỗ cho các đoàn như đặt chỗ cho khách lẻ, vì vậy rất khó cho các doanh nghiệp lữ hành xác nhận chương trình đoàn đông với các hãng nước ngoài.

- Ngành Tài chính: xem xét các mức thuế phù hợp và cách thức thu thuế công bằng đối với các doanh nghiệp du lịch.

- Các ngành điện, nước, bưu chính viễn thông cần phối hợp với ngành du lịch nghiên cứu giảm giá điện, nước, dịch vụ viễn thông, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trong việc đưa ra chính sách giá cạnh tranh.

Kết luận chương 3

Căn cứ vào những luận điểm phân tích cũng như những nguyên nhân cơ bản được đưa ra ở chương 2, chương 3 đã hoàn thành việc tìm ra những giải pháp ở cả tầm vĩ mô và vi mô, mang tính thiết thực và cụ thể để nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội. Những giải pháp và kiến nghị đưa ra dựa trên những phân tích đánh giá về công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội trong chương 2 đã nêu.

Kết luận chung

Để du lịch Hà Nội phát triển phải nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước về du lịch và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.

Năm 2007 là năm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và cải cách hành chính của ngành du lịch Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta quyết tâm từng bước đưa Việt Nam trở thành một địa điểm du lịch có tầm cỡ và nhanh chóng đưa Việt Nam vào nhóm dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực. Việt Nam và ASEAN cũng đã cùng thỏa thuận với nhau coi du lịch là một trong 11 ngành cần phải được ưu tiên đi trước trong quá trình hội nhập. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Hà Nội phát triển.

Đổi mới quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh du lịch cho phù hợp với yêu cầu mới của cơ chế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề còn rất mới mẻ đối với Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng. Mặt khác, hoạt động kinh doanh du lịch với tư cách là đối tượng quản lý lại đang trong quá trình đổi mới, hoàn thiện và phát triển. Trong thời gian qua, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà kinh tế và quản lý đang góp phần xác định đúng đắn, có cơ sở khoa học về các chức năng và nội dung của quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch trong bước chuyển sang cơ chế thị trường và trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Thời gian gần đây, Tổng cục Du lịch đã và đang tổ chức các cuộc hội thảo, các đề tài nghiên cứu khoa học để ngày càng hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương, nhờ đó việc xác định đúng đắn và hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch và các hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp du lịch sẽ có cơ sở khoa học và thực tiễn hơn.

Với mục đích nghiên cứu để đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội, luận văn đã phân tích chi tiết thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh

nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu thu được:

Chương 1: Đã đưa ra những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về du lịch nói chung và đối với các doanh nghiệp du lịch nói riêng làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá các hoạt động quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội ở chương 2.

Chương 2: Đã phân tích thực trạng và hạn chế của hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội, nêu ra các yêu cầu về quản lý nhà nước với các doanh nghiệp du lịch trong tình hình mới, làm cơ sở cho các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội ở chương 3.

Chương 3: Đã đề xuất được các nhóm giải pháp ở cả tầm vĩ mô và vi mô nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội, từ đó có các kiến nghị với các ngành, các cấp quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội.

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1. Ngô Đức Anh (2007), Khả năng cạnh tranh và hướng phát triển của du lịch Việt Nam thời kỳ hậu WTO, Tạp chí Du lịch Việt Nam tháng 7/2007.

2. Subir Chowdhury (2006), Quản lý trong thế kỷ 21, NXB Giao thông vận tải. 3. Thái Chí (2005), Du lịch Việt Nam thời cơ và vận hội, Nhân dân, số ngày

13/5/2005.

4. Nguyễn Văn Chương (2007), 2007, năm hội nhập kinh tế quốc tế của Thủ đô, Nhân dân, số ngày 01/01/2007.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

6. Lương Xuân Đức, Nguyễn Tiến Cường (2007), Nhìn lại năm 2006- Du lịch Việt Nam vượt qua thách thức, Nhân dân, số ngày11/01/2007.

7. Nguyễn Minh Đức (2006), Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại- du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, tháng 3/ 2006.

8. Luật du lịch (2005), NXB Tư pháp, Hà Nội.

9. Luật Doanh nghiệp (2006), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10.Nguyễn Quang Lân (chủ nhiệm đề tài) (2005), Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của du lịch phục vụ chiến lược hội nhập đối với kinh tế Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học mã số 01X – 07-2005-1, Hà Nội.

11. Hiền Lương (2007), Du lịch Hà Nội bao giờ tỉnh giấc, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 4- 2007, tr. 40.

12. Phạm Trung Lương (2007), Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù nâng cao sức cạnh tranh của Du lịch Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, tháng 8/2007.

13. Trí Mẫn (2006), Cơ hội mới cho kinh doanh du lịch, Thời báo kinh tế Việt Nam, số ngày 30/03/2006.

14. Phạm Hữu Minh (2007), Đổi mới cơ chế xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, tháng 3/2007.

15. Nghị định 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch.

16. Nghị định 149/2007/NĐ-CP của Chính phủ Về xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch.

17. Pháp lệnh du lịch (1999), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

18. Đỗ Văn Phức (2005), Khoa học quản lý hoạt động kinh doanh, NXB Khoa học và kỹ thuật.

19. Bùi Tiến Quý (chủ biên) (2002), Phát triển và quản lý Nhà nước về Kinh tế dịch vụ, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

20. Sở Du lịch Hà Nội (1998), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Hà Nội thời kỳ 1997 – 2010 và đến 2020, Hà Nội.

21. Sở Du lịch Hà Nội (2002), Báo cáo tổng hợp Bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội (giai đoạn 2002 – 2010), Hà Nội. 22. Sở Du lịch Hà Nội (2007), Báo cáo tình hình phát triển du lịch Hà Nội 6

tháng đầu năm, nhiệm vụ và giải pháp 6 tháng cuối năm 2007, Hà Nội. 23. Sở Du lịch Hà Nội (2007), Báo cáo tình hình hoạt động 9 tháng đầu năm

24. Sở Du lịch Hà Nội (2007), Báo cáo tình hình hoạt động tháng 10/2007 của ngành du lịch Hà Nội, Hà Nội.

25. Sở Du lịch Hà Nội (2007), Công tác thanh tra năm 2007 của Sở Du lịch Hà Nội, Hà Nội.

26. Sở Du lịch Hà Nội (2007), Thông báo số 918/SDL-LH&XTDL, Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn, Hà Nội.

27. Lưu Kiếm Thanh, Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, tháng 1/2007.

28. Thành ủy Hà Nội (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ Thành phố Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia.

29. Tổng cục Du lịch (2002), Chương trình hành động quốc gia về du lịch 2003- 2005.

30. Tổng cục Du lịch (2006), Báo cáo tổng kết và phương hướng hoạt động của ngành, Hà Nội.

31. Tổng cục Du lịch (2007), Cam kết về dịch vụ du lịch Việt Nam trong WTO, www.Vietnamtourism.gov.vn, ngày 27/02/2007.

32. Tổng cục Du lịch (2007), Giải thích biểu cam kết cụ thể về thương mại- dịch vụ, www.Vietnamtourism.gov.vn, ngày 27/02/2007.

33. Đỗ Thị ánh Tuyết (2006), Bài học kinh nghiệm tổ chức quản lý phát triển du lịch của một số nước, Tạp chí Du lịch Việt Nam, tháng 3/2006.

34. UBND Thành phố Hà Nội (2001), Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội thủ đô thời kỳ 2001- 2010.

35. UBND Thành phố Hà Nội (2007), Nghị Quyết 11 của Ban Thường vụ Thành uỷ, Hà Nội.

36. UBND Thành phố Hà Nội (2007), Nghị Quyết 13 của Đảng bộ Thành phố,

Hà Nội.

Tiếng Anh

37. Jay Kandampully.Ph.D, Service Quality Management in Hospitality, Tourism, and Leisure

38.Travel and tourism in France, England, 8/2006, www. Euromonitor.com. 39. Travel and tourism in Indonesia,England,8/2006, www.Euromonitor.com.

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)