Đối với Chính phủ và Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội (Trang 90 - 91)

5. Bố cục đề tài

3.3.1. Đối với Chính phủ và Nhà nước

Du lịch Hà Nội và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội không thể phát triển độc lập mà chỉ có thể phát triển trong môi trường chung vì vậy Chính phủ và Nhà nước cần:

- Tiếp tục ổn định chính sách vĩ mô về phát triển du lịch: mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá, các kế hoạch phát triển du lịch, kế hoạch mở rộng thị trường quốc tế.

- Tạo dựng một hệ thống mạng lưới quản lý nhà nước từ trên xuống dưới. - Tăng cường công tác giáo dục cộng đồng, nâng cao nhận thức của người dân về phát triển du lịch.

- Tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch phát triển, đưa doanh nghiệp du lịch vào danh sách ưu tiên, ưu đãi trong đầu tư phát triển: nhiều năm nay, các doanh nghiệp du lịch chưa được đưa vào danh sách ưu tiên, ưu đãi đầu tư hỗ trợ phát triển, thông qua quỹ hỗ trợ phát triển của Chính phủ. Điều đó buộc các doanh nghiệp muốn phát triển phải vay vốn thương mại với lãi suất cao, khó đầu tư lâu dài, do đó không có được các doanh nghiệp du lịch lớn, hầu hết các doanh nghiệp du lịch của Hà Nội và Việt Nam đều nằm trong tình trạng nhỏ, manh mún.

- Về mức thuế VAT: các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hiện nay chịu mức thuế VAT là 10% tính trên tổng doanh thu ghi trong hóa đơn xuất, điều này trong thực tế sẽ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp du lịch vì trong quá trình tổ chức chương trình du lịch, nhiều chi phí có thực và chi phí phát sinh chỉ có giấy tờ biên nhận mà thôi. Đây là mức thuế chưa phải nằm trong diện khuyến khích của nhà nước vì vậy, giá thành của các chương trình du lịch của các công ty du lịch Hà Nội và Việt Nam thường cao hơn so với khu vực.

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)