nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2003 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Khi có Nghị định số: 69/2009/NĐ - CP ngày 13/08/2009 của Chính Phủ. Năm 2010, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có Quyết định số: 18/2011/QĐ-UB ngày 20/04/2011 "về việc ban hành quy định về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.
Đối với tỉnh Vĩnh Phúc chính sách bồi thường áp dụng cơ bản như Nghị định số: 69/2009NĐ - CP ngày 13/08/2009, do tình hình địa phương nên khi xây dựng chính sách bồi thường, tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng có một số nội dung áp dụng không hết mức tối đa mà Nghị định69/2009NĐ - CP ngày 13/08/2009 cho phép như:
- Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng không được công nhận là đất ở ; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở riêng lẻ; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở dọc kênh mương và dọc tuyến đường giao thông thì ngoài việc bồi thường theo giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm còn được hỗ trợ bằng 40% giá đất ở của thửa đất đó (Điều 26). Diện tích được hỗ trợ không quá 03 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương. Nhưng tại Nghị định số: 69/2009NĐ - CP cho mức hỗ trợ tối đa là 70% giá đất ở của thửa đất đó. Diện tích được hỗ trợ không quá 05 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương (Điều 21).
- Hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 25, nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 26 của bản quy định này thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền. Mức hỗ trợ bằng 2,0 lần giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp đối với diện tích đất bị thu hồi. Nhưng diện tích được hỗ trợ không vượt quá diện tích giao đất theo Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993, Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994, Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999, Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999, Nghị định số: 181/2004/ NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 phủ tại các xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi [26]. Nhưng tại Nghị định số: 69/2009NĐ - CP cho mức hỗ trợ tối đa là 5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương (Điều 22).
Do chính sách bồi thường của tỉnh Vĩnh Phúc không áp dụng hết mức tối đa đối với Nghị định số 69/2009NĐ - CP dẫn đến trong công tác bồi thường, GPMB còn gặp nhiều bất cập, gây khó khăn trong quá trình bồi thường GPMB.
Vĩnh Phúc đã giải phóng mặt bằng được hơn 4.000 ha đất để giao cho gần 700 dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn đang gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp, ảnh hưởng đến quá trình thu hút đầu tư của địa phương.
Nhiều dự án đã được triển khai từ nhiều năm nay nhưng những vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn chưa được giải quyết triệt để như: KCN Quang Minh, KCN Chấn Hưng; Cụm kinh tế xã hội Tân Tiến; xí nghiệp ô tô Xuân Kiên; quốc lộ 2A(BOT) 2B, nhiều dự án đô thị... Vì vậy, nhà đầu tư không thể triển khai xây dựng công trình đúng tiến độ quy định.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do các chính sách về bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, chuyển đổi nghề, tái định cư, đất dịch vụ... chưa đồng bộ, chưa có chính sách ổn định, bền vững đối với người bị thu hồi đất tạo nên tâm lý bất an khi thu hồi đất trong nhân dân.
Việc thực hiện quy chế công khai, dân chủ, các thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước chưa phù hợp, nhất quán làm giảm lòng tin với nhân dân. Một bộ phận nhân dân chưa thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật, cố tình dây dưa kéo dài đòi hỏi chế độ gây khó khăn cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Hơn nữa, chính quyền một số địa phương tham gia chưa tích cực và còn “khoán trắng” cho chủ đầu tư tự thực hiện...
Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tỉnh đang xây dựng, hoàn thiện cơ chế hỗ trợ cho nông dân trong việc thu hồi đất, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề; tiếp tục hoàn thiện chính
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 sách giao đất dịch vụ cho nông dân; chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp nông dân và nông thôn đảm bảo an sinh xã hội, ổn định và phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của chính quyền các cấp. Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, từng bước làm chuyển biến nhận thức của cộng đồng trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai làm cho người sử dụng đất cũng như người quản lý về đất đai thực hiện đẩy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình quản lý và sử dụng đất theo quy định của pháp Luật.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU