Khái niệm “văn hóa hòa bình”

Một phần của tài liệu Tư tưởng hòa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 135 - 148)

Như đã rõ, chiến tranh, xung đột và mâu thuẫn xã hội ở thời hiện đại đã trở thành một vấn đề cốt tử đối với sự tồn tại của loài người trên trái đất, nó cho thấy sự cần thiết phải xây dựng một hệ giá trị mới trong quan hệ ứng xử không chỉ trên bình diện quan hệ quốc tế giữa các quốc gia dân tộc và vùng lãnh thổ mà còn trong cả quan hệ ứng xử hàng ngày giữa những con người với nhau. Kế thừa những giá trị của tư tưởng về hòa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại như là tiền đề quan trọng trong xây dựng hệ giá trị mới của nhân loại, chúng ta nhận thấy, giá trị mới cần thiết mà nhân loại cần phải xây dựng là “văn hóa hòa bình” - như điều kiện cho sự tồn tại của loài người trong thế giới đương đại.

“Văn hóa hòa bình” là khái niệm được sử dụng để chỉ hệ thống quyền lực và quan hệ mới giữa người với người, có nhiệm vụ bảo đảm sự phát triển bền vững của thế giới chúng ta như “ngôi làng toàn cầu”, trái đất - tổ quốc chung

132

của mọi người [Xem: 78, tr. 8-10]. Sau vụ tấn công của bọn khủng bố vào Trung tâm Thương mại thế giới ở New York và Nhà trắng ở Washington (ngày 11 tháng 9 năm 2001), người ta nhận thấy rằng, sự phát triển của “văn hóa bạo lực” và khủng bố toàn cầu là một trong những nhân tố mạo hiểm lớn nhất, đe dọa sự tồn tại và phát triển tiếp theo của nền văn minh nhân loại.

Trong thời đại toàn cầu hóa, các xã hội nằm trong quá trình chuyển hóa năng động thường xuyên về văn hóa, kinh tế hay chính trị. Ở đó, con người cần một thế giới hòa bình để tồn tại và phát triển. Một trong những yêu cầu cơ bản để đạt tới sự phát triển bền vững, đảm bảo an ninh xã hội và có hiệu quả là việc cải biến triệt để toàn bộ hệ chuẩn văn hóa hiện đại. Việc tạo dựng “hệ thống văn hóa hòa bình” trên quy mô khu vực và toàn cầu cần phải được thực hiện nhờ các phương tiện thông tin đại chúng khách quan, cân bằng và có đạo đức. Hệ thống văn hóa hòa bình mới này và các quan hệ gắn liền với nó cần phải chống lại một cách có hiệu quả “văn hóa bạo lực”, “văn hóa chiến tranh” [73, tr. 6-7] - thứ văn hóa thường chiếm ưu thế, sinh ra bầu không khí thù địch, chiến tranh, xung đột và phải loại dần nó ra khỏi ngôi làng toàn cầu của chúng ta. Do vậy, mục đích cơ bản của hệ thống văn hóa hòa bình phải là:

Thứ nhất, làm sáng tỏ các cội nguồn văn hóa và dân tộc của bạo lực, xung đột, khủng bố và chiến tranh;

Thứ hai, xây dựng các chiếc cầu văn hóa, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa người với người, giữa các dân tộc và các quốc gia;

Thứ ba, tạo dựng, phát triển và phổ biến bầu không khí văn hóa hòa bình toàn cầu ở cấp độ dân tộc và cấp độ toàn cầu;

Thứ tư, xây dựng, tuyên truyền và phát triển khái niệm và thể chế "công dân toàn cầu" và tư cách công dân toàn cầu nhờ văn hóa toàn cầu đa dạng;

133

Thứ năm, tuyên truyền và phản ánh những thông tin về hòa bình và những sự kiện văn hóa hòa bình như nội dung cơ bản của các chương trình thời sự thay cho các thông tin chủ yếu chứa đưng những sự kiện bạo lực.

Hệ thống văn hóa hòa bình mới và có ảnh hưởng cần phải sử dụng phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm để áp dụng và phổ biến các quan điểm triết học mang tính chất xây dựng và hài hòa, các giá trị, các tư tưởng và đạo đức thông qua nghệ thuật, văn học, giáo dục và giải trí, những thứ có thể thâm nhập vào các lĩnh vực xã hội khác nhau nhanh nhất và đông đảo quần chúng. Việc con người xem, nghe, đọc và những khuôn mẫu văn hóa, phim ảnh, văn học và nghệ thuật mà họ nhìn thấy, nghe thấy sẽ có ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm và đạo đức trong suốt toàn bộ cuộc đời của họ. Do vậy điều rất quan trọng là làm sao để những câu truyện mà con người nghe thấy qua vô tuyến và phim ảnh được cung cấp từ các nguồn định hướng vào sáng tạo chứ không phải vào phá hủy.

Văn hóa xét về các phương diện triết học, nghệ thuật và sử học là một bộ phận cấu thành và động lực quan trọng của mọi sự phát triển, là trung gian trong việc chuyển tải những tư tưởng, giá trị và sản phẩm trí tuệ giữa các thế hệ. Nó cũng có khả năng làm trung gian giữa các nền văn minh. Khi đó nó có thể tạo dựng chiếc cầu hiểu biết và thừa nhận lẫn nhau giữa các thành tố cơ bản của di sản chung nhân loại [Xem: 103, tr. 35]. Văn hóa đồng thời cũng là lực lượng bảo vệ và sản xuất vì nó chuyển tải các khuôn mẫu văn hóa của quá khứ và hiện tại cho tương lai, là công cụ quan trọng của những đổi mới vì nó có khả năng áp dụng những quan hệ, những tư tưởng và những giá trị mới mà một hệ thống cần thiết mới có thể tổ chức và tuyên truyền.

Hệ thống đổi mới này cho rằng văn hóa là nhân tố then chốt để bảo vệ nền hòa bình toàn cầu. Âm thầm khêu gợi thái độ tôn trọng đối với "người khác", đối với tính nhất thể và văn hóa của họ, cũng như thái độ trung thành

134

với việc giải quyết xung đột và tranh luận bằng những phương tiện hòa bình, nó làm tăng đáng kể khả năng của hòa bình. Ngược lại, khi hệ thống văn hóa âm thầm tuyên truyền định hướng triết học vào thói ích kỷ, vào sự phủ định, vào thái độ không tin tưởng và thù địch đối với những "người khác", cũng như kêu gọi bạo lực như phương tiện giải quyết xung đột và biện minh cho bạo lực, thì khi đó sự phát triển bền vững và bản thân sự tồn tại của loài người sẽ bị đe dọa.

Văn hóa, hệ thống quan hệ và giáo dục đã cải cách có khả năng đưa tới chỗ kêu gọi hòa bình trên toàn thế giới của nhiều nước, sẽ được mọi người lắng nghe và lĩnh hội. Các nhà văn, các nhà đạo diễn, các diễn viên điện ảnh, các nhà viết kịch và các nhà thơ được khích lệ nhờ phổ biến văn hóa hòa bình, sẽ ủng hộ tiếng nói của đa số cộng đồng toàn cầu nhằm tạo dựng một thế giới không có chiến tranh, khủng bố và bạo lực. Đã xuất hiện nhu cầu cấp bách về cải cách lý luận cũng như thực tiễn có quy mô toàn cầu đối với văn hóa, văn học, nghệ thuật, một sự cải cách thật sự có thể phá tan và thay thế cho văn hóa bạo lực, khủng bố và phạm tội.

Có ý kiến cho rằng, đa số các cuộc chiến tranh, xung đột, khủng bố được sinh ra từ những nguyên nhân sắc tộc và văn hóa [Xem: 94, tr. 27]. Bi kịch khủng khiếp của cuộc khủng bố Trung tâm Thương mại thế giới là lời cảnh báo về sự bắt đầu cuộc chiến tranh giữa các nền văn hóa. Bản thân sự tồn tại của những người trẻ tuổi mà trí tuệ được hình thành thông qua chủ nghĩa nguyên giáo khắc kỷ của các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan, sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình cho mục đích phá hủy và giết người thuộc văn hóa khác, cần được phân tích tỉ mỉ và lên án. Cần phải nghiên cứu các phương pháp ngăn chặn và phản ứng trong khuôn khổ của hệ thống văn hóa hòa bình.

Việc giải quyết vấn đề khủng bố - tự sát là ở việc tác động đến trí tuệ của những kẻ tự sát. Có thể tiến hành nghiên cứu các phương pháp nhận thức

135

nguồn gốc sinh ra tính nhất thể của chúng, hoàn toàn hiểu được những nguyên cớ sinh ra thái độ bất mãn của chúng, phân tích các phương hướng loại bỏ những nguyên cớ ấy. Cần phải phân tích những sự khác biệt văn hóa, cũng như những đặc điểm chung của mọi nền văn hóa dân tộc. Cần phải cung cấp kết quả cho công chúng bằng những phương thức thuyết phục tới mức những kẻ tự sát tự nguyện thay đổi cách nghĩ và ứng xử của mình. Cần thiết để chúng hiểu được rằng sự sống của chúng và sự sống của những người vô tội khác là quý giá nhất, rằng chúng không phải là anh hùng mà là những kẻ man dợ xấu xa nhất vì chúng giết hại bản thân mình và những người vô tội khác.

Làn sóng khủng bố và tự sát đang bao phủ thế giới, chứng tỏ nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa hòa bình toàn cầu cần phải được xem như là một trong những mục đích và nhiệm vụ cơ bản của cả loài người và cũng như các quốc gia riêng biệt. Khi văn hóa bạo lực và khủng bố bao phủ thế giới của chúng ta, thì nhiều người, kể cả các chính phủ, vẫn chưa hiểu được rằng cần phải thủ tiêu nó giống như thủ tiêu những vi rút thâm nhập vào máy vi tính.

Một trong các công cụ tốt nhất để tiến hành cải tổ thế giới là việc xây dựng, tuyên truyền, giáo dục và phổ biến hệ thống văn hóa hòa bình toàn cầu và khu vực thực sự phong phú và hữu hiệu [Xem: 69, tr. 19]. Cảm giác không tin tưởng và thù địch mà một số dân tộc và sắc tộc thuộc các nền văn hóa khác nhau cảm nhận thấy trong quan hệ với nhau, đã dẫn tới chiến tranh, khủng bố và tự sát, mà chỉ nhờ hệ thống văn hóa hòa bình phong phú, hệ thống làm sáng tỏ các cội nguồn sâu xa nhất của xung đột, sử dụng các phương pháp hữu hiệu để giải quyết xung đột và tạo ra thái độ tin tưởng, hiểu biết và tôn trọng đối với tính nhất thể, sắc tộc và văn hóa của mỗi dân tộc. Hệ thống văn hóa hòa bình này cần được luận chứng, tổ chức và áp dụng ngay lập tức ở cấp độ dân tộc cũng như ở cấp độ toàn cầu.

136

Tất cả mọi tổ chức đều phải hợp tác chặt chẽ trong việc xác lập hệ thống văn hóa hòa bình toàn cầu và khu vực này. Có thể xây dựng các chương trình văn hóa hòa bình dân tộc và quốc tế khác nhau như một bộ phận của hệ chuẩn mới nhờ sử dụng những kết quả tốt nhất của các công trình nghiên cứu quốc tế để tác động đến bầu không khí văn hóa thế giới.

Hệ thống văn hóa hòa bình trên thực tế có thể thay thế văn hóa bạo lực hiện đang chiếm ưu thế, thúc đẩy việc duy trì sự phát triển bền vững toàn cầu và chống lại bạo lực, chủ nghĩa khủng bố và hiện tượng khủng bố bằng tự sát, điều này sẽ đem lại những định hướng mới và chỉ ra các phương hướng mới. Thiết nghĩ rằng văn hóa hòa bình bao gồm những thành tố sau đây:

Một là, "hệ thống văn hóa và giao tiếp vì hòa bình" sẽ giới thiệu các bộ phim, các vở kịch, các cuộc đối thoại với các nhà văn, các đạo diễn, các hướng dẫn viên một cách có căn cứ và có nội dung sâu sắc, các chương trình giáo dục dành cho cả cha mẹ lẫn cho trẻ con, v.v.. Những nỗ lực này cần phải đi liền với những công trình nghiên cứu triết học và nghệ thuật nghiêm túc, điều này có thể thúc đẩy việc phát triển và phổ biến không những các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý và chính trị học mà còn cả các công trình nghiên cứu căn bản và cẩn thận về văn hóa, giao tiếp, văn học và nghệ thuật vì hòa bình.

Hai là, xây dựng và tổ chức "Hệ thống thông tin và liên lạc đại chúng vì hòa bình" rộng rãi, mạnh mẽ và có nguồn lực (Peace Media and Telecommunications Network), hoạt động trên các cấp độ khu vực và toàn cầu nhằm mục đích duy trì hệ thống văn hóa hòa bình toàn cầu và khu vực.

Ba là, "nghiên cứu thế giới" và "Giáo dục theo tinh thần của văn hóa hòa bình" cần phải trở thành môn học bắt buộc ở mọi cấp giáo dục: nhà trẻ, trường phổ thông, trường trung học, trường đại học, giống như học môn toán.

137

Văn hóa hòa bình trong điều kiện toàn cầu hóa là quan điểm phản ánh định hướng giá trị cho quan hệ mong muốn và cần thiết giữa các cộng đồng người trong điều kiện toàn cầu hóa, điều kiện để giải quyết vấn đề quan hệ quốc tế toàn cầu. Đến cuối thế kỷ XX, các cơ sở toàn cầu của xung đột trong xã hội đã biến đổi cả trên diễn đàn quốc tế, cũng như ở trong nước. Trước đây, các mâu thuẫn dân tộc, giai cấp, chính trị, hệ tư tưởng đã sinh ra chiến tranh khu vực, chiến tranh thế giới, nội chiến, các xung đột đa dạng, đã trở thành mảnh đất nuôi dưỡng cho chủ nghĩa quân phiệt và tệ sùng bái cá nhân phát triển, cho tổ hợp công nghiệp quân sự phát triển vượt lên trước. Ngày nay, các mâu thuẫn, xung đột và chiến tranh giữa các nền văn minh được đặt lên hàng đầu [Xem: 35, tr. 08]; chính chúng sẽ chiếm ưu thế ở thế kỷ XXI, - không những trong không gian toàn cầu mà còn cả ở bên trong các nước, đặc biệt là ở những nước đa sắc tộc và đa tôn giáo. Nguy cơ xung đột tự huỷ diệt giữa các nền văn minh đang tăng lên. Do vậy, viêc hình thành văn hoá hoà bình và phi bạo lực, khắc phục tệ sùng bái chiến tranh, lòng thù hận và bạo lực đã hình thành hàng nghìn năm là cần thiết, và nếu dừng lại ở lời kêu gọi giáo dục các thế hệ tương lai theo tinh thần khoan dung, hợp tác, tôn trọng văn hoá và giá trị của các nhóm xã hội khác là chưa đủ. Do vậy, cần phải hiểu được nguyên nhân chủ quan và khách quan của xung đột giữa các nền văn minh, tạo ra các biện pháp thích hợp và có hiệu quả nhằm ngăn chặn và giải quyết chúng, nhằm phát triển đối thoại và đối tác giữa các nền văn minh.

Lịch sử dựng nước và giữ nước đã chỉ rõ, Việt Nam là một quốc gia có truyền thống yêu chuộng hoà bình. Truyền thống ấy được gìn giữ trở thành một nét văn hoá của quốc gia dân tộc. Song, nó cũng cho thấy, đường lối yêu chuộng hòa bình của Việt Nam phản ánh xu hướng phát triển của chủ nghĩa nhân văn chung toàn nhân loại.

138

Truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân tộc thể hiện ngay trong ứng xử của dân tộc ta đối với kẻ thu xâm lược, “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Mỗi khi đánh thắng quân giặc, dân tộc ta luôn thể hiện truyền thống nhân nghĩa thông qua hành động cấp lương thực, cấp ngựa, mở đường cho tàn quân thất trận trở về nước. Hay truyền thuyết Hồ Hoàn Kiếm ở thế kỷ thứ XV gắn với tên tuổi của anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Trong quá trình thực hiện đường lối yêu chuộng hòa bình, Việt Nam đã được thế giới đánh giá là quốc gia có tình hình chính trị ổn định bậc nhất trong khu vực. Cuối thế kỷ XX, thế giới (Unesco) ghi nhận điều đó bằng sự kiện vinh danh thủ đô Hà Nội của Việt Nam là thành phố vì hoà bình (1999). Danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” cho thấy bản chất yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta được quán triệt vào đường lối đối ngoại mang đậm sắc thái nhân văn của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tiểu kết chƣơng 4

Kế thừa những giá trị của tư tưởng hòa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, mục đích cuối cùng là đem lại tự do, hòa bình và hạnh phúc cho toàn thể xã hội và cho mỗi thành viên của xã hội. Đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội ở thời đại các ông chỉ là những biện pháp bắt buộc để đạt đến giải phóng con người tự do và hòa bình. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà sau cách mạng tháng Mười

Một phần của tài liệu Tư tưởng hòa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 135 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)