Tƣ tƣởng về hòa bình trong triết học Khai sáng Pháp

Một phần của tài liệu Tư tưởng hòa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 80 - 95)

Thế kỷ XVIII là thời đại Khai sáng. Sự khát triển của khoa học và các quan hệ xã hội tư bản chủ nghĩa là nguồn kích thích quá trình mở rộng của tư tưởng triết học. Các xu hướng phát triển chung của tư tưởng triết học thời đại Khai sáng cũng thể hiện trong tư tưởng về nền hòa bình phổ biến, qua đó tư tưởng khế ước về nền hòa bình vĩnh cửu đã được đưa ra. Nhiệm vụ của triết học Khai sáng là luận chứng và phổ biến nó ở khắp mọi nơi.

Nước Pháp là quốc gia có ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần và chính trị của châu Âu thế kỷ thứ XVIII. Các cuộc chiến tranh xâm lược của vua Ludovich XIV đã mở rộng ảnh hưởng của nước nhà Pháp, và chế độ chuyên chế Pháp có tham vọng bá quyền trên khắp thế giới. Song, khi thực hiện cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha (1702 - 1713) đã làm cho nước Pháp bị kiệt quệ và thất bại. Chính điều đó đã xuất hiện làn sóng phê phán chiến tranh và bảo vệ hòa bình như điều kiện cho sự ổn đinh, phát triển của xã hội.

Charl-Irine de Saint-Pierre là nhà tư tưởng có đóng góp đặc biệt cho việc giải quyết vấn đề hòa bình trong bối cảnh nêu trên. Những nỗ lực của ông được thực hiện nhằm đưa ra những biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng lạm dụng quyền lực và xung đột ở trong nước, cũng như trong quan hệ giữa các nước. Vốn nhận thấy tiến bộ không ngừng của xã hội loài người, C.I. Saint-Pierre cũng chỉ ra hàng loạt trở ngại trên con đường đó, và trở ngại tai hại nhất chính là chiến tranh. Theo ông, chiến tranh không chỉ cướp đi vô số mạng sống của con người mà còn làm tiêu tốn những nguồn tài chính khổng lồ mà con người có thể sử dụng hữu hiệu nó cho mục đích đem lại phúc lợi chung, cho cuộc sống hòa bình và hạnh phúc của xã hội. Xuất phát từ lý do đó, ông cho ra đời tác phẩm “Thiết kế về hòa bình” (1708).

C.I. Saint-Pierre cống hiến toàn bộ nỗ lực cho việc truyền bá tư tưởng về hòa bình. Vào năm 1712, ông công bố tác phẩm “Ghi chép về việc gìn giữ hòa

77

bình vĩnh cửu ở châu Âu”, sau đó ông biên soạn lại thành ba tập với tên gọi “Dự án về việc bảo vệ hòa bình vĩnh cửu ở châu Âu” được xuất bản vào năm 1717. Tác phẩm này của ông được xuất bản và tái bản nhiều lần bằng các ngôn ngữ khác nhau. Công lao lớn nhất của C.I. Saint-Pierre là truyên truyền tinh thần chống chiến tranh và luận chứng cho sự cần thiết của hòa bình như điều kiện sinh sống văn minh của loài người. Vì vậy, tên tuổi của ông trở thành biểu tượng cho việc tạo dựng nền hòa bình xã hội.

Xem xét các vấn đề cấp bách của thời đại mình, C.I. Saint-Pierre cố đảm bảo những điều kiện an bình cho dân tộc mình theo con đường phê phán chế độ phong kiến và đưa ra kế hoạch cải biến nó. Vốn mang đậm sắc thái dân chủ, chương trình của ông vẫn chịu ảnh hưởng bởi lối tư duy của các nhà triết học Khai sáng. Một trong những đặc điểm quan trọng của tư duy triết học Khai sáng là định hướng vào lương tri (lẽ phải) như là một năng lực đặc biệt của con người, nó cho phép khắc phục mọi trở ngại và khơi dòng chảy thanh bình cho cuộc sống hàng ngày. Vốn được các nhà Khai sáng phát triển, năng lực này cho phép hình thành một cá nhân tự trị từ mỗi cá thể, thiếu vắng cá nhân như vậy thì sẽ không thể có một sự độc lập nào, không có một trách nhiệm nào của cá nhân về những hành vi của mình.

Đặc điểm của lương tri là nó không lôi cuốn mâu thuẫn vào lĩnh vực của mình, mà ngược lại, đưa mâu thuẫn ra khỏi khuôn khổ của nó. Điều này có lý do của nó là cuộc sống hàng ngày cùng với những công việc và đối tượng sinh hoạt quen thuộc của nó diễn ra nhờ định hướng vào những thỏa hiệp, vào việc loại bỏ những vấn đề chưa được giải quyết, còn đối tượng lại thể hiện dưới hình thức không mâu thuẫn của mình.

Lương tri thể hiện là năng lực phán đoán định hướng vào lĩnh vực sinh hoạt hàng ngày, còn tương tác giữa giác tính và lí tính ẩn náu đằng sau quan hệ qua lại giữa lương tri và năng lực phán đoán. Ở đây, cần nhận thấy rằng,

78

trong văn hóa triết học Khai sáng, hoạt động của giác tính thể hiện như một năng lực đặc biệt - không phải năng lực nhận thức lí luận và hành vi có đạo đức, mà chính là năng lực suy đoán độc lập về mọi hiện tượng và khách thể của hiện thực vô hạn. Được phản chiếu qua cuộc sống hàng ngày, nó thể hiện dưới dạng phán xét một cách có lương tri về các sự vật. Nếu năng lực phán đoán phản ánh hiện thực đang phát triển, bao hàm trong mình mâu thuẫn, thì lương tri định hướng vào cuộc sống hàng ngày, và loại bỏ mâu thuẫn.

C.I. Saint-Pierre kêu gọi tinh thần khoan dung tôn giáo, lên tiếng chống lại kỳ vọng của giáo hội tăng cường ảnh hưởng của mình. Ông đặc biệt quan tâm phát triển luật quốc tế như là công cụ điều tiết quan hệ quốc tế dựa trên cơ sở hòa bình, cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước Pháp. Ông đánh giá cao lao động như nguồn gốc của sự hùng mạnh và sự giàu có của đất nước. Đặc biệt, C.I. Saint-Pierre đánh giá rất cao vai trò của thương mại, coi nó là một nhân tố quan trọng để duy trì hòa bình [123, tr. 320].

C.I. Saint-Pierre dành rất nhiều công sức cho việc xem xét và luận chứng toàn diện kế hoạch xây dựng khu vực châu Âu dựa trên các nguyên tắc hòa bình. Ông cho rằng, chỉ có sự khai sáng dân trí mới có khả năng đảm bảo nền hòa bình xã hội. Khi sự khai sáng dân trí chưa trở nên phổ biến, cần xác lập nền hòa bình vĩnh cửu theo con đường thành lập liên minh giữa các nhà nước. Và liên minh này cần tính đến sự hiện diện của các chế độ chính trị và quan hệ quốc tế đang tồn tại.

C.I. Saint-Pierre xuất phát từ chỗ cho rằng các phương tiện đã được sử dụng nhằm củng cố nền hòa bình ở châu Âu là chưa hoàn hảo nên các hiệp ước về hòa bình chỉ ghi nhận sự vắng mặt của chiến tranh, trong khi đó thì kẻ bại trận luôn chờ đợi cơ hội và khả năng để trả thù kẻ chiến thắng. Hệ thống cân bằng chính trị là không bền vững. Do vậy ở châu Âu không có một đảm bảo nào cho cuộc sống hòa bình của các dân tộc [Xem: 123, tr. 299-302].

79

Từ đó, theo C.I. Saint-Pierre, sự cần thiết cấp bách đối với các quốc vương là phải chấm dứt trạng thái tồi tệ ấy và giải phóng dân tộc mình khỏi chiến tranh. Điều kiện duy nhất để làm được điều đó là thành lập tổ chức quốc tế của các nhà nước. Ông nhấn mạnh: “Mỗi nhà nước đều bảo vệ được an ninh, hòa bình của mình trong hệ thống liên minh các nhà nước” [123, tr. 280] C.I. Saint-Pierre liệt kê những ưu thế do hòa bình đem lại cho các nhà nước là sự tin tưởng hoàn toàn rằng, những bất đồng giữa các nhà nước sẽ luôn được giải quyết mà không cần đến chiến tranh, nguyên cớ dẫn đến xung đột bị giảm thiểu hoặc bị thủ tiêu, tự do thương mại được đảm bảo, cùng những chi phí quân sự giảm đáng kể và chuyển nó vào mục đích phát triển xã hội vì cuộc sống an bình và hạnh phúc của mọi người [Xem: 123, tr. 301-302].

C.I. Saint-Pierre so sánh quan hệ giữa các dân tộc với quan hệ giữa các cá thể và các gia đình ở bên trong một nhà nước nhờ luật hiện hành và hoạt động tư pháp. Về thực chất, ông phát triển lý luận quyền tự nhiên và mở rộng nó vào lĩnh vực quan hệ quốc tế. Xuất phát từ đó, C.I. Saint-Pierre xác định mục đích, nhiệm vụ và các nguyên tắc hoạt động chung của liên minh các nhà nước. Ông khẳng định rằng, tất cả các quân vương phương Tây cần thành lập một liên minh vững chắc và vĩnh cửu để bảo vệ nền hòa bình bất biến ở đây, thậm chí có thể thu hút cả các nhà nước khác. Một liên minh như vậy không được phép can thiệp vào công việc nội bộ của các nhà nước thành viên, và chỉ trường hợp đặc biệt như có nổi dậy hay cách mạng. Liên minh giúp đỡ đảm bảo sự cầm quyền vững chắc cho các quân vương trẻ tuổi và duy trì sự phân chia lãnh thổ sau Hiệp định Westfalen. Không một sự thay đổi lãnh thổ nào có thể diễn ra nếu thiếu sự nhất trí của liên minh. Hơn nữa, C.I. Saint-Pierre còn đưa ra nghĩa vụ của các quân vương là đảm bảo phát triển thương mại ổn định dựa trên một cơ sở pháp lý thống nhất, phải cùng tiến hành đấu tranh chống

80

tội phạm. Liên minh có quyền giải quyết những xung đột giữa các nhà nước thành viên theo con đường hiệp thương dựa trên cơ sở bỏ phiếu dân chủ.

Dựa trên những suy luận cụ thể về liên minh các nhà nước nhằm đảm bảo hòa bình, C.I. Saint-Pierre đưa ra những kết luận đặc biệt quan trọng xét từ góc độ triết học về hòa bình: Thứ nhất, việc xác lập nền hòa bình vĩnh cửu phụ thuộc hoàn toàn vào sự tán thành của các quân vương và trở ngại duy nhất ở đây là sự phản đối của họ; Thứ hai, việc xác lập hòa bình là có lợi cho tất cả mọi quốc gia và từ đó cho thấy những tai họa do chiến tranh gây ra; Thứ ba, ý chí xác lập hòa bình phổ biến của các quân vương hoàn toàn phù hợp với lợi ích của họ. Mặc dù vậy, Saint-Pierre vẫn hoài nghi vào tính khả thi của dự án ông tiến cử, vì theo ông cho dù dự án này phù hợp với lợi ích đích thực của quân vương, song họ không phải là con người lý tưởng để hiểu và thực hiện nó, ngược lại, họ là những kẻ bất chính, vị kỷ, đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của người khác, và có tham vọng xâm phạm lợi ích của người khác [123, tr. 347-350]. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự thiếu hụt hay thiếu vắng của lý tính, của sự khôn ngoan ở các quân vương. Dự án của Saint-Pierre có ảnh hưởng và tạo ra tiếng vang lớn trong thời đại của ông. Mặc dù nhiều nhà tư tưởng chế nhạo tính chất không tưởng của nó, song, các nhà tư tưởng đương thời cũng như sau này đã đánh giá cao ý nghĩa nhân văn và giáo dục của nó và Montesquieu là một trong những người như vậy.

Montesquieu (1689 - 1755) liên hệ dự án về nền hòa bình vĩnh cửu của C.I. Saint-Pierre với khả năng thiết lập quan hệ hợp lý (hợp pháp) giữa các nhà nước. Ông gắn liền chính sách xâm lược với chế độ chuyên chế. Theo Montesquieu, chế độ cộng hòa có thể làm giảm bớt khả năng xung đột quân sự. Lý tưởng đối với Montesquieu là cộng hòa liên bang, nó không những sở hữu các chức năng đối ngoại mạnh mẽ mà còn có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của các nhà nước thành viên. Một liên bang cộng hòa như vậy cần

81

phải tạo thành từ các nhà nước có hình thức cầm quyền giống nhau. Theo ông, các nhà nước thường có số phận mong manh bởi chúng luôn luôn bị đe dọa hoặc là bởi nội thù hoặc là bởi ngoại xâm và trong cả hai trường hợp, thì chiếm tranh là một nguy cơ thường xuyên tiềm ẩn. Để chữa trị điều bất tiện này Montesquieu tiên liệu sự thành lập - trên cơ sở một quy ước - một xã hội của những xã hội - mà ông gọi là một cộng hòa liên bang trong đó việc hợp nhất thành những sức mạnh sẽ là vật bảo chứng đảm bảo cho hòa bình xã hội [Xem: 79, tr. 620].

Các chế độ cộng hòa tự bảo vệ mình nhờ liên kết với nhau, còn các nhà nước chuyên chế bảo vệ mình bằng cách tách biệt với nhau. Chúng biến một phần đất nước mình, làm cho các khu vực biên giới trở nên hoang tàn và biến chúng thành sa mạc, nhờ đó, nhờ đó người nước ngoài không thể xâm nhập được trung tâm nhà nước. Nhưng chiến tranh vẫn không thể bị loại bỏ. “Đời sống của các quốc gia cũng như đời sống của con người. Mỗi người có quyền giết trong trường hợp bị tấn công tự nhiên; mỗi quốc gia có quyền tiến hành chiến tranh khi cần phải tự vệ” [77, tr. 95].

Đóng góp của Montesquieu cho việc phát triển tư tưởng triết học về hòa bình không phải là việc tuyệt đối phủ định chiến tranh hay các dự án loại bỏ chiến tranh, mà là việc đối chiếu các hình thái nhà nước khác nhau với tính chất của chiến tranh. Theo ông, chế độ chuyên chế đi liền với các hình thức đàn áp và nô dịch khủng khiếp nhất đối với các dân tộc khác. Qua đó, với tư cách đại diện tiêu biểu của triết học Khai sáng Pháp hậu kỳ, Montesquieu đã đoạn tuyệt với ảo tưởng của các nhà triết học Khai sáng Pháp sơ kỳ đặt hy vọng vào các đức hạnh và lý tính của quân vương. Xác lập mối liên hệ giữa chiến tranh với chế độ nhà nước, họ chỉ ra rằng, không thể đạt tới nền hòa bình phổ biến nhờ các căn cứ khế ước quốc tế. Việc đạt tới hòa bình trước hết đòi hỏi phải cải biến bản chất của nhà nước. Vấn đề về các phương thức loại

82

bỏ những hình thức chế độ nhà nước chuyên chế nảy sinh chính trong điều kiện xã hội đương thời.

Đồng hành cùng các nhà Khai sáng Pháp, J.J. Rousseau (1712 - 1778) đã đặt ra vấn đề này sau khi gắn liền tư tưởng về khế ước quốc tế với tư tưởng về cải tạo chính trị xã hội. Ông đặc biệt quan tâm tới dự án của C.I. Saint-Pierre. J.J. Rousseau đưa ra đánh giá sâu sắc về dự án này. Theo ông, hạn chế chủ yếu của C.I. Saint-Pierre là ở chỗ C.I. Saint-Pierre xuất phát từ tư tưởng sai lầm “dường như người ta phục tùng những hiểu biết của mình nhiều hơn khát vọng của mình” [Dẫn theo: 107, tr. 208]. Đồng thời J.J. Rousseau cũng có thái độ rất thận trọng đối với tư tưởng của C.I. Saint-Pierre về nền hòa bình vĩnh cửu. Trong sự đánh giá của mình về cuốn sách của C.I. Saint-Pierre, J.J. Rousseau nhận xét như sau: “Đây là một cuốn sách có căn cứ và hữu ích, và điều rất quan trọng là nó đã được viết ra” [Dẫn theo: 107, tr. 139].

Tư tưởng về hòa bình của J.J. Rousseau có một vị trí rất quan trọng trong triết học Khai sáng và có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tư tưởng về hòa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại. Để nắm bắt được nó, cần xuất phát từ quan niệm nhân học triết học và nhân học xã hội của ông.

J.J. Rousseau biểu thị sự đồng tình trong quan niệm chung của triết học Khai sáng về con người theo tinh thần của chủ nghĩa tự nhiên, tức con người được ông hiểu là một thực thể tự nhiên, mọi đặc điểm và nhu cầu của họ đều mang tính vật chất và do tự nhiên quy định, còn trí tuệ, lương tri thể hiện là “ánh sáng tự nhiên” của con người. J.J. Rousseau dựa vào bình đẳng tự nhiên để luận chứng cho cuộc đấu tranh vì bình đẳng xã hội.

Khác với các nhà Khai sáng cùng thời đại, J.J. Rousseau quan tâm đến mâu thuẫn giữa trạng thái tự nhiên và trạng thái xã hội công dân. Các nhà Khai sáng khác xuất phát từ thói ích kỷ hợp lý, tức là từ con người như một thực thể tự nhiên, mọi đặc điểm của họ, kể cả lợi ích riêng tư, đều do tự nhiên

83

quy định. Nói cụ thể hơn, phù hợp với thể chất cơ thể của mình, mỗi người đều cố đón nhận sung sướng và né tránh những đau khổ, điều này gắn liền với tình yêu bản thân, hay thói ích kỷ vốn dựa trên bản năng quan trọng nhất là tự

Một phần của tài liệu Tư tưởng hòa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 80 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)