đại của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin
Như đã rõ, K. Marx, F. Engels sống trong thời đại mà, có thể nói theo ngôn ngữ của T. Hobbes, là “chiến tranh chống lại nhau của tất cả mọi người”. Đây là thời đại mà mâu thuẫn giai cấp, xung đột giai cấp, áp bức, bóc lột giai cấp đã đạt đến đỉnh điểm. Do vậy, mục đích cuối cùng của các ông là đem lại cuộc sống tự do, hòa bình, hạnh phúc cho toàn thể xã hội và cho mỗi thành viên của xã hội. Đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội chỉ là những biện pháp bắt buộc nhất thời để đạt đến tự do và hòa bình. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà sau cách mạng tháng Mười Nga, một trong những sắc lệnh đầu tiên được V.I. Lenin đưa ra chính là sắc lệnh về hòa bình.
Quan niệm của K. Marx và F. Engels về bạo lực, về chiến tranh như là mặt đối lập của hòa bình có ý nghĩa là tiền đề lý luận và phương pháp luận mang tính chất quyết định đối với chúng ta trong việc tiếp cận giải quyết vấn đề về hòa bình. Các ông nhận xét rằng, ngay trong xã hội nguyên thủy đã xuất hiện khả năng xung đột giữa các bộ lạc đang cố sở hữu những mảnh đất mầu mỡ nhất, tranh giành các khu vực săn bắt, các bãi chăn nuôi, tranh giành nhau tù binh để sử dụng họ thuần túy như những “động vật biết nói”. Đây chính là mầm mống của sở hữu tư nhân như là một trong những nguyên nhân quan
120
trọng nhất dẫn tới xung đột xã hội và thủ tiêu nền hòa bình vốn ngự trị trong xã hội nguyên thủy. Bạo lực, xung đột ở đây bộc lộ ra dưới hình thức được K. Marx và F. Engels gọi là “các cuộc chiến tranh cổ đại” [03, tr. 160].
Theo K. Marx và F. Engels, chiến tranh như vậy bao hàm nhiều yếu tố đặc trưng cho chiến tranh ở xã hội có giai cấp. Hành vi bạo lực được tổ chức một cách tự giác, những mầm mống của tổ chức quân sự và chiến tranh đã hình thành trong cơ cấu bộ lạc. Trong quá trình tiến hành chiến tranh, người ta đã sử dụng các phương tiện nhân tạo như các loại vũ khí khác nhau. Song, sự đối đầu giữa các bộ lạc bắt nguồn từ những nguyên nhân nằm ngoài xã hội, không có các đặc điểm tất yếu sinh ra từ nhu cầu của bản thân quá trình phát triển xã hội. Hành vi bạo lực chưa có tính chất của bạo lực xã hội.
Do vậy, theo K. Marx và F. Engels, bạo lực xã hội có tính chất lịch sử. Nó trở thành tất yếu lịch sử cho tới khi tiến bộ của loài người, sự phát triển những năng lực tộc loại của họ còn diễn ra thông qua việc người bóc lột người. K. Marx khẳng định, giống như trong thế giới động vật và thế giới thực vật, trong thế giới người, lợi ích của loài bao giờ cũng mở ra cho mình con đường đi nhờ dựa vào lợi ích của những cá thể, và điều này diễn ra vì lợi ích của loài trùng hợp với lợi ích của những cá thể đặc biệt, đó chính là sức mạnh của những cá thể này, ưu thế của họ.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp, những cá thể như vậy là các nhóm chủ thể - giai cấp (hay tầng lớp), chủ sở hữu các phương tiện sản xuất cơ bản góp phần đảm bảo lợi ích của mình. Họ tách biệt một phần của cải chiếm hữu được để xây dựng và duy trì các thiết chế và phương tiện vật chất cho bạo lực xã hội. Do vậy, bản thân bạo lực là tiềm năng kinh tế.
Vạch trần tính chất phản khoa học của “lý thuyết bạo lực” của E. Duhring đã đảo lộn quan hệ hiện thực giữa tình cảnh kinh tế và bạo lực chính trị, đã tuyên bố bạo lực chính trị là mang tính phát sinh, còn điều kiện tình
121
hình kinh tế mang tính thứ sinh, F. Engels khẳng định, bạo lực không phải đơn giản là hành vi ý chí, mà đòi hỏi những tiền đề hiện thực để được thực hiện. F. Engels nhận thấy kết cục tất yếu của chiến tranh là hòa bình. Theo ông, quân đội trở thành mục đích chủ yếu của nhà nước, nó trở thành mục đích tự thân; các dân tộc chỉ tồn tại để nhập ngũ và nuôi quân đội. Chủ nghĩa quân phiệt thống trị ở châu Âu và gặm nhấm nó. Chủ nghĩa quân phiệt này bao hàm trong mình mầm mống diệt vong của bản thân mình. Theo ông, quân đội tiêu tốn một nguồn kinh phí khổng lồ. Việc áp dụng chế độ quân sự toàn dân sẽ đưa tới chỗ nhân dân có khả năng bộc lộ ý chí của mình và mọi quân đội chính quy sẽ tiêu vong.
Bản chất của chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội, định hướng nhân văn của nó tất nhiên đưa tới chỗ đấu tranh để chống lại cuộc chạy đua vũ trang và chống chiến tranh. Định hướng nhân văn ấy trở thành một bộ phận cấu thành hữu cơ trong cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội như là mục đích nhằm đem lại nền hòa bình xã hội vĩnh cửu, chấm dứt mọi hình thức xung đột xã hội, chiến tranh cướp bóc. Ngay trước thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, V.I. Lenin đã khẳng định: “Chấm dứt chiến tranh, hòa bình giữa các dân tộc, chấm dứt những cuộc cướp bóc và những hành vi bạo lực chính đó là lý tưởng của chúng ta” [42, tr. 381]. Được hoàn thành và công bố vào mùa thu năm 1915, tác phẩm “Chủ nghĩa xã hội và chiến tranh (thái độ của Đảng Cách mạng Dân chủ xã hội Nga đối với chiến tranh)” mang tính chất cương lĩnh của Lenin được bắt đầu bằng luận điểm: “Những người chủ nghĩa xã hội luôn luôn lên án các cuộc chiến tranh giữa các dân tộc, coi đó là một hành động dã man và hung bạo” [42, tr. 390].
Ngay từ khi ra đời, nhà nước Xô Viết đã tích cực đấu tranh nhằm cải tổ toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế và luật quốc tế dựa trên các nguyên tắc dân chủ. Văn kiện nhà nước đầu tiên do chính quyền Xô Viết ban hành là Sắc lệnh
122
về hòa bình, nó tuyên bố chương trình rõ ràng và rành mạch về cuộc đấu tranh vì một thế giới công bằng, dân chủ và hòa bình. Sắc lệnh này đã bác bỏ nhận thức của các nước đế quốc về hệ thống pháp luật quốc tế, đã lên án chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa thuộc địa, đã kêu gọi khước từ sử dụng sức mạnh trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế. Nó đã mở ra một thời đại toàn cầu mà nội dung chủ yếu là phong trào đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi chủ nghĩa đế quốc, nhằm ngăn chặn chiến tranh giữa các dân tộc, nhằm lật đổ sự thống trị của tư bản, vì chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, V.I. Lenin viết: “Tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh này để giải quyết việc các dân tộc giàu mạnh phân chia nhau như thế nào những dân tộc nhược tiểu mà chúng đã xâm chiếm được thì, theo chính phủ, đó là một tội ác lớn nhất đối với nhân loại” [43, tr. 15].
Đồng thời, Sắc lệnh về hòa bình còn nêu ra nguyên tắc của một kiểu quan hệ quốc tế mới xây dựng trên cơ sở không phải áp bức của các dân tộc nhỏ, mà là trên cơ sở thiết lập một nền hòa bình giữa các dân tộc, thừa nhận quyền bình đẳng của các dân tộc, thừa nhận nền độc lập của tất cả các quốc gia. Vì vậy mà V.I. Lenin viết: “Chính phủ trịnh trọng tuyên bố quyết tâm ký ngay lập tức những điều kiện hòa ước để chấm dứt cuộc chiến tranh này, tức là những điều kiện hòa bình và công bằng đã nói trên, đối với tất cả các dân tộc không trừ dân tộc nào cả” [43, tr. 15].
Cương lĩnh đấu tranh vì hòa bình của V.I. Lenin đã trở thành nguyên tắc chỉ đạo bất biến cho chính sách đối ngoại của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Cho dù nó giải quyết những nhiệm vụ cụ thể ở các giai đoạn khác nhau, song những định hướng đối ngoại cơ bản, do tính chất của chủ nghĩa xã hội quy định, là không thay đổi. Đó là: 1. Đảm bảo “môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới”, bảo vệ lợi ích dân tộc; 2. Củng cố lập trường của chủ nghĩa xã hội, ủng hộ cuộc đấu tranh các dân tộc vì “hòa
123
bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” 3. Ngăn chặn chiến tranh phi nghĩa, tiến hành giải trừ quân bị, thực hiện nhất quán đường lối cùng tồn tại hòa bình giữa các quốc gia có chế độ xã hội khác nhau [Xem: 18, tr. 46-47].
V.I. Lenin chỉ ra rằng, với tính chất phát triển kinh tế và chính trị không đồng đều của chủ nghĩa tư bản trở nên đặc biệt gay gắt ở thời đại đế quốc chủ nghĩa, chính quyền này định trước kết luận về khả năng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không phải đồng thời ở tất cả các nước và, do vậy, xuất hiện thời đại cùng tồn tại của các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau là không tránh khỏi. Đồng thời V.I. Lenin cũng kiên quyết bác bỏ quan niệm cho rằng, dường như sự đối đầu tất yếu dẫn đến chiến tranh liên tục giữa các nước.
Với tư cách nguyên tắc đối ngoại cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa, cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội chính trị xã hội khác nhau đã được tuyên bố trong Sắc lệnh về hòa bình của V.I. Lenin. Sắc lệnh này đã được các nước xã hội chủ nghĩa nhất quán thực hiện trong cuộc sống. Khi xem xét và cho thông báo tuyên bố của đoàn đại biểu Xô Viết tại Hội nghị Giê Nơ, V.I. Lenin đề nghị “Tuyệt đối phải loại bỏ những chữ nói rằng, quan điểm lịch sử của chúng ta tuyệt đối giả định sự tất yếu của những cuộc chiến tranh thế giới mới” [46, tr. 76]. Trước đó, trong điều kiện của nước Nga Xô Viết, V.I. Lenin đã chỉ rõ, chúng ta phải giành lấy cho mình những điều kiện có thể tồn tại bên cạnh các cường quốc tư bản chủ nghĩa đang tham gia vào quan hệ buôn bán với chúng ta.
Cùng tồn tại hòa bình bao gồm cả đấu tranh lẫn hợp tác. Cuộc đấu tranh là tất yếu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và tư tưởng. Giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau tất yếu có xung đột về lợi ích, về ảnh hưởng chính trị, về các nguyên tắc thế giới quan và đánh giá đạo đức, có cuộc đấu tranh vì trái tim và trí tuệ của mọi người. Nhưng, một phương diện tất yếu của cùng tồn tại hòa bình và hợp tác. Việc phát triển những quan hệ toàn diện
124
- chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, thể thao, v.v. - tất yếu được quy định bởi quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, bởi nhu cầu phân công lao động quốc tế ngày một tăng, bởi quá trình triển khai cách mạng khoa học công nghệ, bởi sự xuất hiện và ngày một trở nên gay gắt của những vấn đề toàn cầu đòi hỏi nỗ lực hợp nhất của tất cả mọi quốc gia để giải quyết. Chính Lenin đã có cái nhìn sáng suốt về vấn đề này: “Có một sức mạnh lớn hơn nguyện vọng, ý chí và sự quyết tâm của bất kỳ chính phủ hay giai cấp thù địch nào, sức mạnh đó, là những quan hệ kinh tế chung toàn thế giới, bắt buộc họ phải tiếp xúc với chúng ta” [45, tr. 374].
Cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau yêu cầu phải giải quyết tranh chấp quốc tế dựa trên nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ và tôn trọng lợi ích hợp pháp của nhau hoàn toàn bằng con đường hiệp thương chính trị - đó là phương án đối chọn duy nhất với thảm họa hạt nhận. Như vậy, nguyên tắc cùng tồn tại của V.I. Lenin phản ánh sự phát triển tất yếu khách quan của xã hội loài người, đáp ứng lợi ích của tất cả các nước và các dân tộc. Chính vậy mà, “chúng ta chủ trương… phát triển quan hệ với tất cả các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế theo các nguyên tắc: tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi” [17, tr. 39].
Việc xây dựng lại quan hệ quốc tế dựa trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình không phải là mục đích tự thân của chủ nghĩa xã hội. Đó là một trong các phương tiện quan trọng để giải quyết vấn đề toàn cầu gay gắt nhất thời hiện đại - loại trừ chiến tranh ra khỏi đời sống của xã hội loài người, đảm bảo một thế giới hòa bình, ổn định, công bằng, dân chủ trên trái Đất. Hiện nay,
125
đây là lợi ích tối cao của loài người - quyền sống - là điều kiện và tiền đề cần thiết trước hết để giải quyết mọi vấn đề khác.
Nguồn gốc sức mạnh sáng tạo sống động của chủ nghĩa xã hội, kể cả đường lối đối ngoại yêu chuộng hòa bình của nó là phù hợp với những lợi ích căn bản cảu loài người như một chỉnh thể. Do vậy, mọi mưu toan bác bỏ nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình tất yếu sẽ bị phá sản. Tất nhiên điều đó cũng đòi hỏi hành động có mục đích rõ ràng, tích cực của tất cả các lực lượng yêu chuộng hòa bình, sự sát cánh bên nhau của họ trong cuộc đấu tranh vì tương lai tươi sáng của loài người.
V.I. Lenin đòi hỏi phải có một cách tiếp cận lịch sử cụ thể với vấn đề chiến tranh và hòa bình. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, chiến tranh và hòa bình bao giờ cũng có nội dung giai cấp cụ thể, giữ vị trí khác nhau và đóng vai trò khác nhau trong tiến trình tiến bộ xã hội. Theo Người, “biểu hiện rõ nhất của nền dân chủ chính là ở trong vấn đề cở bản: chiến tranh và hòa bình” [44, tr. 105]. Vào thời điểm bùng nổ chiến tranh, V.I. Lenin nói: “bọn ăn cướp đế quốc” cũng lên tiếng ủng hộ hòa bình, vì chúng muốn kết thúc chiến tranh cùng với những điều kiện có lợi cho chính mình, tức là một nền hòa bình ăn cướp và nô dịch. Chính vì vậy mà, khẩu hiệu về hòa bình cần được đưa ra để làm sáng tỏ và giải thích rõ cho quần chúng biết sự khác biệt không dung hòa được giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản (chủ nghĩa đế quốc) trong việc giải quyết vấn đề chiến tranh và hòa bình. Như vậy không những có các kiểu lịch sử cụ thể của chiến tranh, mà còn có các kiểu lịch sử cụ thể của hòa bình: ở thời hiện đại có hòa bình kiểu đế quốc và hòa bình kiểu dân chủ.
Đứng trên lập trường của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột, V.I. Lenin còn phân biệt chiến tranh chính nghĩa với chiến tranh phi nghĩa. Những cuộc chiến tranh vì sự nghiệp giải
126
phóng dân tộc, giai cấp - xã hội, việc bảo vệ các thành tựu dân chủ và chủ nghĩa xã hội bằng vũ trang của các dân tộc chính là góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, nó là chiến tranh chính nghĩa. Ngược lại, những cuộc chiến tranh dẫn đến việc nô dịch các dân tộc khác, áp bức quần chúng lao động, xâm chiếm các nước khác, phục hồi chế độ xã hội phản động, chủ nghĩa thuộc địa và mang tính chất phản động, cản trở tiến bộ xã hội là những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Theo V.I. Lenin: “Những người chủ nghĩa xã hội luôn luôn hiểu chiến tranh “tự vệ” là cuộc chiến tranh “chính nghĩa” theo nghĩa đó. Chỉ theo