Mạng di động 2G-GSM

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động (Trang 32 - 33)

2.4.1 Khái niệm

Là thế hệ kết nối thông tin di động mang tính cải cách cũng như khác hoàn toàn so với thế hệ đầu tiên. Nó sử dụng các tín hiệu kỹ thuật số thay cho tín hiệu analog của thế hệ 1G và được áp dụng lần đầu tiên tại Phần Lan bởi Radiolinja (hiện là nhà cung cấp mạng con của tập đoàn Elisa Oyj) trong năm 1991.

2.4.2 Lịch sử phát triển

Vào cuối thập niên 1980, các hệ thống thế hệ thứ 2 (2G) sử dụng công nghệ số đa truy cập phân chia theo thời gian (TDMA) ra đời. Các hệ thống này có ưu điểm là sử dụng hiệu quả băng tần được cấp phát, đảm bảo chất lượng truyền dẫn yêu cầu, đảm bảo được an toàn thông tin, cho phép chuyển mạng quốc tế…Đến đầu thập niên 1990, công nghệ TDMA được dùng cho hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM ở Châu Âu. Đến giữa thập kỷ 1990, đa truy cập phân chia theo mã (CDMA) trở thành loại hệ thống 2G thứ 2 khi người Mỹ đưa ra tiêu chuẩn nội địa IS-95. Năm 1993 tại Nhật Bản, NTT đưa ra tiêu chuẩn di động số đầu tiên của nước này (JPD-Japanish Personal Digital Cellular System) và phát triển hệ thống thông tin

di động số cá nhân (PDC-Personal Digital Cellular) với băng tần hoạt động là 900- 1400MHz. PDC đã được thương mại hóa vào 3/1993 và chỉ được sử dụng tại nước này.

Ở Mỹ tiếp tục phát triển hệ thống số IS54 thành phiên bản mới là IS-136 hay còn gọi là AMPS số (D-AMPS ) và đã đạt được nhiều thành công. Năm 1985 công nghệ CDMA ra đời, đó là công nghệ đa thâm nhập theo mã sử dụng kỹ thuật trải phổ được nghiên cứu và triển khai bởi hãng Qualcomm Communication. Công nghệ này trước đó được sử dụng chủ yếu trong quân sự và đến nay đã được sử dụng rộng rãi nhiều nơi trên thế giới.

2.4.3 Cấu trúc mạng

Hệ thống thông tin di động toàn cầu thế hệ thứ (2G) có 2 tiêu chuẩn là GSM và IS- 95- chuẩn nội địa do Mỹ đặt ra nhưng GSM là tiêu chuẩn phổ biến nhất cho truyền thông di động trên thế giới.

Kiến trúc mạng của nó được thể hiện trong hình dưới:

Hình 2.4-9 : Kiến trúc mạng 2G-GSM

Một hệ thống GSM được chia thành các hệ thống con sau đây:  Hệ thống con chuyển mạch (SS – Switching Subsystem )  Hệ thống con trạm gốc (BSS – Base Station Subsystem)  Hệ thống con khai thác (OSS – Opration Subsystem)  Trạm di động (MS – Mobile Station)

Một phần của tài liệu tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động (Trang 32 - 33)