Hiện Việt Nam có bảy mạng viễn thông di động đang cạnh tranh trên thị trường hơn 86 triệu dân. Không còn là mảnh đất màu mỡ và dễ khai thác như những năm trước,
các nhà cung cấp dịch vụ cho thị trường viễn thông đang phải tìm cách tăng trưởng trong môi trường kinh doanh ngày một khó khăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù cánh cửa đang hẹp dần đối với một số mạng có số lượng khách hàng nhỏ nhưng về dài hạn, đây vẫn là mảnh đất màu mỡ để các nhà cung cấp khác nhắm đến việc khai phá, hứa hẹn sự sôi động của một thị trường viễn thông phát triển cao hơn.
Kinh doanh dịch vụ viễn thông, ngoài những yếu tố cạnh tranh sống còn, còn là câu chuyện về tần số và tài nguyên, thuộc tầm quy hoạch vĩ mô. Nhiều năm nay vai trò dẫn đầu thị trường đang thuộc về Viettel và VNPT. Và thành quả của sự cạnh tranh trong những năm qua là các mạng di động này đã nhanh chóng phủ sóng toàn quốc, mang lại nhiều sự khác biệt cho khách hàng.
Năm 2010, các mạng di động MobiFone, VinaPhone và Viettel đã giảm cước bình quân 15%, các đợt khuyến mãi nhân đôi thẻ nạp cho thuê bao trả trước diễn ra dồn dập... Tuy nhiên, ngành viễn thông VN đạt doanh thu hơn 226.000 tỉ đồng trong năm 2010, trong đó chỉ riêng VNPT và Viettel đã chiếm đến 85%, tương đương mức khoảng 193.000 tỉ đồng. Thị trường viễn thông sẽ tiếp tục tăng trong năm 2011, khi VNPT và Viettel vẫn tiếp tục đưa ra mục tiêu cao hơn.
Hình 3.3-31:Thị phần của các mạng di động tính đến hết tháng 8/2009
Việc cạnh tranh lẫn nhau là tất yếu bên cạnh những nhiệm vụ mở rộng thị trường để rút ngắn khoảng cách số giữa các vùng, kích thích nhu cầu để phục vụ cho sự tăng trưởng. Điều này cho thấy qua việc gia tăng phủ sóng của các mạng viễn thông thời gian qua khá là nhanh chóng. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng đang nhảy vào thị trường nội dung với việc cho ra đời nhanh hơn các dịch vụ.
Hình 3.3-32: Hình minh họa cạnh tranh về dịch vụ viễn thông
Hiểu rõ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng là chất lượng dịch vụ và có nhiều dịch vụ hấp dẫn hơn, các nhà mạng đều liên tục cập nhật công nghệ tiên tiến trên thế giới. Điển hình trong thời gian này là việc triển khai công nghệ 3G, Bộ đã
cấp giấy phép cung cấp 3G cho Viettel, Vinaphone, Mobiphone, liên danh
EVNTelecom và Hanoi Telecom. Đến năm 2011 những đơn vị này đã thực hiện nghiêm túc và hoàn thành vượt chỉ tiêu đã cam kết. Trong thời gian ngắn, các DN đã triển khai phủ sóng diện rộng trên 63 tỉnh, thành phố phù hợp với mục tiêu đề ra của cấp phép 3G.
Hình 3.3-33: Hình minh họa viễn thông trong thời hội nhập
Khi kinh tế phát triển, nhu cầu thị trường về các dịch vụ bưu chính, viễn thông và CNTT tăng trưởng mạnh, thị trường tiềm năng để phát triển các dịch vụ mới rất lớn
đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT phát triển các hoạt động kinh doanh của mình. Cũng chính vì sức hút lớn này đã khiến các nhà cung cấp mạng di động của Việt Nam phải chịu sức ép rất lớn từ các hãng tên tuổi của nước ngoài khi hội nhập . Điều này đã được minh chứng khi đã có rất nhiều hãng nước ngoài bày tỏ ý định mua lại cổ phần của các mạng di động như MobiFone, VinaPhone hay Viettel khi những mạng này được cổ phần hoá trong thời gian tới. Các doanh nghiệp viễn thông trong nước nói chung và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT nói riêng sẽ chịu những áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp ở các nước có nền công nghiệp phát triển có vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý và cạnh tranh quốc tế cao. Mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, phạm vi rộng hơn và sâu hơn.
Tuy nhiên khi hội nhập sẽ có rất nhiều lợi ích, viễn thông Việt Nam thu hút được nguồn vốn và kinh nghiệm quản lý từ các nhà khai thác nước ngoài thông qua việc hợp tác với các nhà khai thác lớn trên thế giới để phát triển, hiện đại hoá mạng lưới và cung cấp dịch vụ, đồng thời cơ hội từng bước thâm nhập ra thị trường khu vực và trên thế giới. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo động lực phát triển cho từng doanh nghiệp và cho cả ngành viễn thông Việt Nam. Cạnh tranh phát triển tạo cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước tự đổi mới và tái cơ cấu để hoạt động có hiệu quả, cải cách quy trình quản lý, khai thác, tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực mang tính chiến lược, nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng chăm sóc khách hàng.
Đi kèm với đó là sự chia sẻ về thị phần thị trường một cách đáng kể khi các tập đoàn viễn thông lớn đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp nước ngoài khi liên doanh có quyền nâng mức góp vốn lên cao hơn, khả năng kiểm soát của họ đối với việc điều hành kinh doanh dịch vụ cũng lớn hơn. Đây cũng là chính là nguy cơ, thách thức mà các doanh nghiệp viễn thông Việt phải đối mặt.
Xác định rõ những cơ hội và thách thức của mình, để có thể khẳng định được vị thế, bảo vệ thương hiệu của mình trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay, không còn cách nào khác là các doanh nghiệp ngành viễn thông sẽ phải có những chính sách, hướng phát triển thực sự bền vững.