Do điều kiện hạn chế, chúng tôi chỉ tiến hành thử tác dụng kháng các dòng tế bào ung thư người đối với 2 chất (IV, V) để thăm dò hoạt tính kháng ung thư của dãy chất này.
2.4.2.1. Nguyên tắc.
Phương pháp thử nghiệm hoạt tính kháng các dòng tế bào ung thư được tiến hành theo mô hình thử nghiệm đang lưu hành và áp dụng tại viện nghiên cứu ung thư quốc gia mỹ (NCI).
Tế bào thử nghiệm có nguồn gốc tại các dòng tế bào ung thư ở người: - Hep - 2: Tế bào ung thư gan người.
2A.2.2. Tiến hành.
* Tế bào ung thư được duy trì ở điều kiện tiêu chuẩn và được thử test với
các chất thử đã được chuẩn bị sẳn ở các nồng độ khác nhau trên phiến kính vi
lượng 96 giếng, trong dung môi DMSO 10%
* Mẫu thử nghiệm (bao gồm tế bào + môi trường nuôi cấy + chất thử) được ủ ở37°c để tế bào phát triển.
* Sau 72 giờ lấy tế bào ra, cố định, rửa, nhuộm và hoà lại bằng dung dịch chuẩn.
Đọc kết quả trên máy Elisa ở bước sóng 495 — 515 nm. Nồng độ ức chế tế bào ung thư của chất thử được tính bằng đại lượng IC50.
* Đọc kết quả và biện luận.
Giá trị IC50 được tính trên chương trình Table curve với giá trị logarit dựa trên giá trị thang nồng độ khác nhau của chất thử và giá trị ED (liều lượng tác dụng) đo được, các mẫu có giá trị IC50 khác nhau.
Các mẫu tinh khiết có giá trị IC50 < 5 |ig/ml được coi là có hoạt tính.
* Lưu ý: Song song làm phiếu đối chứng OD (ngày O) để đối chứng cho lượng tế bào ở thời điểm bắt đầu thí nghiệm.
Về đối chứng âm: Giá trị OD của DMSO 10% để làm đối chứng cho giá trị của lượng tế bào khi kết thúc thí nghiệm. Cách cố định và nhuộm như với các mẫu thử.
* Dựa trên kết quả đo được của chứng OD (ngày O) và OD của DMSO 10% so sánh với giá trị OD khi trên mẫu chất thử để tìm giá trị ED50 theo công thức.
Mẫu có giá trị ED < 50% là mẫu có hoạt tính, dùng giá trị ED50 của 10 thang nồng độ dựa vào chương trình Table curve theo thang giá trị logarit của đường cong phát triển tế bào và nồng độ chất thử để tính giá trị IC50.
LnY = a + bX
Y: Nồng độ chất thử. X: Giá trị ED50.
chất tổng hợp được trên 2 dòng tế bào ung thư. Kết quả trình bày ở bảng 10.
Bảng 10. Kết quả thử hoạt tính kháng các dòng tế bào ung thư người của các chất thử (IV, V).
Chất CTCT
Dòng tê bào - giá trị IC50
(|Ag/ml) K ết luận H e p -2 FL IV 02N-h(^)-CH=N-N/ ~ 1 > 5 >5 âm tính V CI-h(^^-CH=N-N/ ~ 1 2,93 >5 Dương tính 1 dòng ♦> Nhận xét.
Kết quả thử nghiệm cho thấy chất IV không có tác dụng chống ung thư. Chất V ở nồng độ IC50=2,93 |ag/ml có tác dụng kháng dòng tế bào ung thư gan người (Hep - 2), còn không tác kháng ung thư trên dòng tế bào ung thư màng tử cung (FL).
Có thể nhận xét rằng nguyên tử clo thế ở vị trí para của hợp phần aldehyd đã góp phần mang lại hoạt tính kháng dòng tế bào ung thư Hep - 2 của chất V.
PHÂN 4.
KẾT LUẬN VÀ DỀ ÃUẤT.
Từ những kết quả thực nghiệm trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Chúng tôi đã tổng hợp được 9 chất bao gồm 4- amino- 4H-1,2,4- triazol (I) và 8 dẫn chất azomethin (II — IX), trong đó chất V chưa thấy công bố trong các tài liệu tham khảo được.
2. Trong quá trình tổng hợp các dẫn chất azomethin đã tiến hành theo dõi phản ứng bằng SKLM để xác định thời gian phản ứng tối ưu cho mổi phản ứng.
3. Đã kiểm tra độ tinh khiết của các chất tổng hợp được bằng SKLM và đo nhiệt độ nóng chảy. Xác định cấu trúc của các chất bằng phân tích quang phổ hồng ngoại, tử ngoại và phổ khối lượng. Kết quả cho phép chúng tôi sơ bộ kết luận rằng các chất tổng hợp được có công thức đúng như dự kiến.
4. Đã thử tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của 6 chất: I, II, IV, V, VI, IX bằng phương pháp khuếch tán trên môi trường thạch với 8 chủng vi khuẩn, 2 chủng vi nấm. Kết quả cho thấy chất IX có tác dụng mạnh trên hầu hết các vi sinh vật kiểm định. Chất II và chất V có tác dụng yếu trên một số vi khuẩn và không có tác dụng kháng nấm. Còn các chất khác không có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm.
5. Đã thử tác dụng kháng tế bào ung thư của 2 chất (IV,V) đối với 2 dòng tế bào ung thư là tế bào ung thư gan người (Hep - 2) và tế bào ung thư màng tử cung (FL). Kết quả cho thấy chất V có tác dụng dương tính trên dòng tế bào Hep — 2, còn chất IV không có tác dụng.
* Với các kết quả đã đạt được, chúng tôi hy vọng đề tài này là một đóng góp nhỏ vào việc nghiên cứu, tìm hiểu các dẫn chất 4- amino- 4H- 1,2,4- triazol có hoạt tính sinh học.
Chúng tôi cho rằng cần tiếp tục thử hoạt tính kháng tế bào ung thư của các chất chưa thử và nghiên cứu sâu hơn tác dụng chống ung thư của chất V.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Berker.H, Berger.v, Thực hành hoá hữu cơ, NXB khoa học kỹ thuật,
tr.13 — 14. (Đọc theo bản dịch của Phan Tống Sơn, Lê Đăng Doanh, 1977). [2]. Bộ môn hoá dược (2003), Hoá dược, Đại học Dược Hà Nội, tập 2, tr.275 — 280; 296 — 297.
[3]. Bộ môn hoá hữu cơ (1990), Hoá hữu cơ, Đại học Dược Hà Nội, tập 1, tr.77- 79.
[4]. Bộ môn hoá phân tích (1998), Hoá phân tích, Đại học Dược Hà Nội, tập 2, tr. 85 - 98.
[5]. Bộ môn vi sinh (2003), chuyên đề kháng sinh chống nấm, Đại học Dược Hà Nội, tr.4 - 8.
[6]. Bộ y tế (1994), Dược điển Việt Nam II, NXB y học, tập 3, tr.503 — 513.
[7]. Nguyễn Khang, Nguyễn Quang Đạt (1984), Nguyên lý tổng hợp thuốc hữucơ, N X B yhọc, tr.108 - 116, 188 - 198,208 — 219.
[8]. Thái Doãn Tĩnh (2002), Giáo trình cơ sở lý thuyết hoá hữu cơ, NXB khoa học và kỹ thuật, tr.374 — 382.
[9]. Nguyễn Đình Triệu ( 1999), Các phương pháp vật lý ứng dụng trong hoá học, NXB đại học quốc gia Hà Nội.
[10]. Nguyễn Đinh Triệu (2001), Các phương pháp phân tích vật lý và hoá lý, NXB khoa học và kỹ thuật, tập 1.
[11]. Nguyễn Văn Yên (1985), Luận văn tốt nghiệp đại học Dược Hà Nội.
[12]. R.Bohm, C.Karow (1981), “Biologisch aktive Triazole”, Die pharmazie, (4), tr.234, 7.
[13]. E.C.Horning (1955), Organic syntheses collective, vol.3, tr.96 — 98. [14]. Caron A.Lyman, Thomas T. Walsh (1992), “Systemically
Administered antiíungal agents”, Drugs 44 (1), tr.9 — 35.
[15]. E.Ozkanli, S.Dlkava, U.Calius, A.Willke (1994), “Synthesis of some N-Arylazole acetamid derivatives and their antimicrobial activities”, Chemical Abstrats, vol.122, 133083p.
[16]. Ruhemann, Merriman, Beilstein (1949), Handbuch der organischen chemie, tập 26, tr. 18-20.
[17]. R.M.Silverstein, G.C.Bassler, J.C.Morrill (1981). Spectrometric identi/ication oỷorganic compounds 4th.ed — foh Wiley, New york.
[18]. M.V.Rubtsov; A.G.Baichikov (1971), Syntetiseskie khimiko- íarm.preparatư. Izg “Medicina”-Mockba, ctp.153-156.
PHẦN PHỤ LỤC.
Phụ lục 1.1 - 1.9: Phổ hồng ngoại của các chất (I — IX).
Phụ lục 2.1 - 2.9: Phổ tử ngoại của các chất (I — IX).
Phụ lục 3.1 - 3.2: Phổ khối lượng của chất IV, V.
Phụ lục 4 : Hình ảnh minh hoạ tác dụng kháng khuẩn, kháng