IV. Các dây thần kinhhỗn hợp
Chương 8 Hệ thần kinh 166 Sau khi cho ra thừng nhĩ, dây thần kinh mặt chạy ra khỏi xương đá bằng lỗ
Sau khi cho ra thừng nhĩ, dây thần kinh mặt chạy ra khỏi xương đá bằng lỗ trâm - chũm, xuyên qua tuyến nước bọt mang tai và chia thành 5 nhánh tận: nhánh thái dương, nhánh gị má, nhánh má, nhánh bờ hàm dưới và nhánh cổ. Dây thần kinh mặt vận động cho các cơ mặt, cơ bám da cổ, bụng sau cơ hai thân và cơ trâm mĩng.
3. Dây thần kinh thiệt hầu (IX)
Dây thần kinh thiệt hầu gồm cĩ các phần: - Phần vận động.
- Phần đối giao cảm. - Phần cảm giác 3.1. Nguyên ủy thật
Nguyên ủy thật vận động nằm ở nhân hồi nghi và nhân nước bọt dưới, nguyên ủy thật cảm giác là hạch trên và hạch dưới của dây thần kinh thiệt hầu nằm gần lỗ tĩnh mạch cảnh (đường hướng tâm của hạch này tận cùng ở nhân bĩ đơn độc).
3.2. Đường đi và phân nhánh
Từ nguyên ủy hưở phía sau trám hành, dây thần kinh đi qua lỗ cảnh để ra khỏi sọ. Ởđây dây thần kinh phình to ra tạo thành hạch trên và hạch dưới của dây thần kinh thiệt hầu. Sau đĩ vịng ra phía trước và tận cùng ở rễ lưỡi. Trên đường đi dây thần kinh thiệt hầu cho ra nhiều nhánh nhỏ để đến lưỡi, cơ trâm hầu, niêm mạc hầu, hịm nhĩ, tuyến nước bọt mang tai, các nhánh đi đến xoang cảnh và tiểu thể cảnh. Dây thần kinh thiệt hầu chi phối vận động cho cơ
trâm hầu và cảm giác cho hầu, hịm nhĩ, 1/3 sau của lưỡi và chi phối bài tiết tuyến nước bọt mang tai.
4. Dây thần kinh lang thang (X)
Là dây thần kinh lớn nhất trong số 12 dây thần kinh sọ: cấu tạo gồm cĩ vận động, cảm giác và
đối giao cảm (thành phần chủ yếu). 4.1. Nguyên ủy thật
- Phần vận động: nhân hồi nghi, nhân lưng thần kinh lang thang (phần đối giao cảm).
- Phần cảm giác: hạch trên và hạch dưới của dây thần kinh số X. Các sợi hướng tâm của các tế
bào hạch này đi vào não và chấm dứt ở nhân bĩ đơn độc. 4.2. Nguyên ủy hư
Rãnh bên sau của hành não. 4.3. Đường đi
Dây thần kinh lang thang cùng với dây thần kinh thiệt hầu và dây thần kinh phụ từ nguyên ủy hư của nĩ đi ra khỏi sọ qua phần trong của lỗ tĩnh mạch cảnh, ởđĩ cĩ hai hạch là hạch trên và hạch dưới của dây thần kinh lang thang. Sau đĩ chạy trong bao cảnh cùng với động mạch cảnh trong, động mạch canh chung và tĩnh mạch cảnh trong, khi đến nền cổ thì dây thần kinh lang thang phải bắt chéo phía trước động mạch dưới địn phải, (cịn dây thần kinh lang thang trái bắt chéo trước cung động mạch chủ ở trung thất). Từ nền cổ dây thần kinh đi đến trung thất trên, chạy sau cuống phổi để vào trung thất sau, ởđây hai dây thần kinh phải và trái tập trung lại và tạo thành đam rối thực quản. Từđám rối này cho ra hai thân thần kinh lang thang trước (trái), sau (phải) để xuống bụng.
Chương 8. Hệ thần kinh 167
Hình 17.16. Các dây thần kinh sọở vùng cổ