Đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á phòng giao dịch hùng vương (Trang 69 - 73)

4.3.2.1 Tỷ lệ nợ quá hạn

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả và chất lƣợng tín dụng của NH. Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn của NH đã tăng từ năm 2010 đến năm 2012 và ở mức khá cao, cụ thể năm 2010 là 4,60 %, năm 2011 là 6,59 % và năm 2012 là 8,25 %. Điều này cho thấy chất lƣợng tín dụng của NH bị sụt giảm và đây là dấu hiệu xấu cho NH về rủi ro tín dụng xảy ra. Năm 2011 mặc dù NH đã có nhiều biện pháp xử lý nợ quá hạn nhƣng do khối lƣợng cho vay tăng mạnh trong năm và một số doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả so với kế hoạch đề ra nên chậm trả nợ NH. Năm 2012 dù NH đã khắt khe hơn trong giải ngân, làm doanh số cho vay và dƣ nợ giảm nhƣng nợ quá hạn vẫn tăng là do một số cá nhân vay vốn tiêu dùng bị thất nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất chƣa bán đƣợc hết sản phẩm, tồn kho tăng nên gia hạn trả nợ NH. Trong nợ quá hạn thì nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng qua mỗi năm làm tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng. Do đó NH cần có biện pháp tích cực hơn nữa để xử lý nhóm nợ này để nó không quá hạn đến mức chuyển sang nhóm nợ xấu.

Tỷ lệ nợ quá hạn ở 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm so với cùng kỳ trong đó nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng cao nhất trong nợ quá hạn. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 là 7,08 % và 6 tháng đầu năm 2013 là 6,28 %. Nguyên nhân làm cho tỷ lệ này giảm là do NH đã kỹ lƣỡng hơn trong việc thẩm định khách hàng, loại bỏ bớt các khách hàng hoạt động yếu kém, khả năng cạnh tranh thấp đồng thời mở rộng cho vay đối với các khách hàng có tiềm năng phát triển tốt và có uy tín nên đã hạn chế nợ quá hạn trong giai đoạn này. Dù tỷ lệ trên vẫn còn khá cao nhƣng dấu hiệu giảm này cũng cho thấy sự cố gắng của cán bộ tín dụng NH, cũng nhƣ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều khởi sắc khi doanh số cho vay tăng, dƣ nợ tăng và nợ quá hạn đã giảm. Thực trạng trên phản ánh rủi ro xảy ra đối với nợ quá hạn vẫn còn khá cao, nghĩa là đồng vốn của NH bị chiếm dụng khá nhiều cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 cứ 100 đồng dƣ nợ cho vay đã bị chiếm dụng đến hơn 6 đồng. Nhƣ vậy trong thời gian tới NH cần bám sát hơn nữa trong việc theo dõi nợ quá hạn đặc biệt là nợ nhóm 2 để thực hiện công tác thu hồi gấp, tránh tình trạng chuyển tiếp nhóm nợ gây ảnh hƣởng đến lợi nhuận cũng nhƣ tăng thêm độ rủi ro cho NH.

4.3.2.2 Tỷ lệ nợ xấu

Vấn đề mà bất kỳ NH nào cũng gặp phải là việc tồn tại các khoản nợ xấu, nhƣng vấn đề cần quan tâm là tỷ lệ nợ xấu đó ở mức cao hay thấp. Nếu NH có tỷ lệ nợ xấu quá cao cũng đồng nghĩa với chất lƣợng tín dụng không đảm bảo và nguy cơ gặp phải rủi ro tín dụng.

59

Tỷ lệ nợ xấu qua 3 năm 2010 - 2012: nhìn vào bảng số liệu 4.15 ta thấy tình trạng nợ xấu tăng qua các năm. Nếu so sánh với dƣ nợ thì tốc độ tăng nợ xấu cao hơn nhiều, đặc biệt năm 2012 dƣ nợ của NH đã giảm mà nợ xấu lại tăng nhẹ (tăng 63 triệu ứng với tỷ lệ 7,39 %) so với năm 2011 nên làm tỷ lệ nợ xấu tại năm này đã tăng. Cụ thể qua kết quả tính toán ta thấy tỷ lệ nợ xấu của NH qua 3 năm lần lƣợt là: năm 2010 là 0.86 %; năm 2011 là 0,99 % và năm 2012 là 1,13 %. Điều này cho thấy NH có thể gặp rủi ro khi nợ xấu cứ gia tăng, do đó NH cần theo dõi và có kế hoạch rà soát các nhóm nợ 3, 4, 5 nhiều hơn nữa trong thời gian tới để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng cho NH. Tuy nhiên với con số tỷ lệ nợ xấu của NH nhƣ vậy là không cao. Mức cao nhất 1,13 % năm 2012 vẫn đảm bảo thấp hơn mức cho phép của NH SeABank là không quá 3%. Do đó ta có thể kết luận NH vẫn đảm bảo đƣợc an toàn cho hoạt động tín dụng. Tuy nhiên phải có biện pháp để nợ xấu không theo xu hƣớng tăng vì nhƣ thế ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động tại NH.

Tỷ lệ nợ xấu 6 tháng đầu năm 2012 và 2013: với số liệu bảng 4.16 ta thấy nợ xấu của NH đã tăng. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 là 866 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2013 là 878 triệu đồng. Mặc dù nợ xấu có tăng nhƣng ta chƣa thể kết luận đƣợc là NH hoạt động không hiệu quả, vì cùng với sự tăng trƣởng mạnh mẽ của doanh số cho vay làm dƣ nợ tăng lên với tỷ lệ tăng cao hơn nhiều so với nợ xấu. Xét về hệ số rủi ro tín dụng (tỷ lệ nợ xấu) thì ta thấy chất lƣợng hoạt động tín dụng của NH đã tiến triển theo chiều hƣớng tốt. Tỷ lệ nợ xấu của NH đã giảm, cụ thể tỷ lệ nợ xấu 6 tháng đầu năm 2012 là 1,09 % và 6 tháng đầu năm 2013 là 1,01 %. Do tình hình kinh tế năm 2013 đã dần đƣợc ổn định, nhu cầu sản xuất kinh doanh tăng lên, khách hàng vay vốn NH làm ăn có lãi nên đã trả nợ cho NH đúng hạn. Đồng thời cũng cho thấy NH vẫn đảm bảo đƣợc an toàn trong hoạt động tín dụng và tình hình hoạt động của NH 6 tháng đầu năm 2013 là khá tốt.

4.3.2.3 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của NH, NH SeABank PGD Hùng Vƣơng đã nghiêm chỉnh thực hiện theo tinh thần của quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN và việc sửa đổi bổ sung một số điều từ quyết định 493/2005/QĐ-NHNN trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng thời gian qua. Qua bảng số liệu ta thấy trong giai đoạn 2010 – 2012 hệ số này luôn tăng, cụ thể hệ số này năm 2011 là 0.89 %, tăng 0,12 % so với năm 2010. Nguyên nhân là do khoản thời gian này NH đã tăng khả năng cho vay dẫn đến dƣ nợ và nợ quá hạn tăng lên khiến cho NH phải trích lập dự phòng thêm. Bƣớc sang năm 2012 hệ số này lại tăng lên đến 0,99 % so với cùng kỳ năm trƣớc, điều này cho biết cứ 100 đồng dƣ nợ cho

60

vay có 0,99 đồng đƣợc trích lập dự phòng rủi ro. Hệ số này tăng là do nợ quá hạn (nhóm 2, 3, 4 và 5) đều tăng khiến cho các khoản trích lập cụ thể từng nhóm cũng tăng lên. Và một phần do tỷ lệ nợ xấu/dƣ nợ trong năm tăng nên hơn cùng kỳ 0,14 % nên NH đã tăng dự phòng.

Nhìn vào bảng 4.16 ta thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của NH 6 tháng đầu năm 2013 là 0,89 %, điều này cho thấy cứ 100 đồng dƣ nợ thì có 0,89 đồng đƣợc trích lập dự phòng rủi ro. Hệ số này có tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012 là do tổng dƣ nợ của NH tăng nên NH đã trích dự phòng nhiều hơn để luôn đảm bảo an toàn cho hoạt động. Dù trích lập dự phòng tăng nhƣng NH vẫn đạt lợi nhuận cao hơn cùng kỳ. Điều này cho thấy việc mở rộng tín dụng của NH trong giai đoạn này đã hoạt động khá tốt.

4.3.2.4 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

Là một trong những chỉ tiêu giúp đánh giá đƣợc khả năng bù đắp hay khả năng xử lý cho những khoản nợ xấu tồn đọng trong NH. Nhìn chung hệ số này tại NH khá cao trung bình khoảng 90 % qua ba năm. Nhìn chung khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của NH khá cao mặc dù chƣa đủ để bù đắp toàn bộ nợ xấu, song theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định sử dụng trích lập dự phòng xử lý nợ nhóm 5 thì NH có đủ khả năng để xử lý khi trích lập dự phòng cao gấp nhiều lần so với nợ có khả năng mất vốn. Ta thấy hệ số này ở 6 tháng đầu năm 2013 là 87,93 % đã tăng 6,51 % so với cùng kỳ năm trƣớc. Do 6 tháng đầu năm 2013 NH đã tăng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng cao hơn so với tỷ lệ tăng của nợ xấu. Với tỷ lệ này ta thấy NH hoàn toàn đủ khả năng bù đắp cho rủi ro xảy ra đối với nợ nhóm 4 và 5 trong kỳ. Việc trích lập này cũng làm giảm một phần lợi nhuận của NH nhƣng bản thân NH vẫn luôn muốn đảm bảo tốt nhất về an toàn trong hoạt động tín dụng của mình.

4.3.2.5 Hệ số khả năng mất vốn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng NH không thu hồi đƣợc nợ trong hoạt động tín dụng, chỉ tiêu này càng lớn cho thấy rủi ro của NH càng cao. Qua tính toán ta thấy hệ số khả năng mất vốn của NH tăng trong 3 năm có tăng có giảm nhƣng rất ít. Cụ thể năm 2010 hệ số này là 0,10 %; năm 2011 là 0,09 %; năm 2012 là 0,11 %. Ta thấy hệ số này cao nhất vào năm 2012 là do thực trạng nền kinh tế khó khăn nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản và giải thể rất nhiều. Đây là đối tƣợng cho vay chiếm tỷ trọng tƣơng đối của NH, chính điều này làm nợ nhóm 5 đã tăng lên (nợ có khả năng mất vốn tăng trên 27% so với năm 2011). Việc nợ nhóm 5 cao trong năm 2012 đã góp phần làm rủi ro tín dụng của NH tăng.

Hệ số này cũng tƣơng đối ổn định ở 6 tháng đầu năm 2012 (0,09 %) và 6 tháng đầu năm 2013 (0,10 %). Trong 6 tháng đầu năm 2013 NH đã tăng

61

doanh số cho vay nhƣng nhờ vào việc NH đã đẩy mạnh công tác thu nợ trong giai đoạn này nên khả năng NH không thu hồi đƣợc nợ chỉ tăng 0,01 % so với cùng kỳ. Điều này cho thấy hoạt động của NH là khá tốt, nhƣng để đảm bảo an toàn hơn nữa cho hoạt động tín dụng, NH nên đặc biệt chú tâm rà soát các khoản nợ quá hạn, đồng thời thƣờng xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay cho đúng mục đích giải ngân và đôn đốc khách hàng trả nợ NH đúng thời hạn.

Tóm lại, qua phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại NH ta thấy trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng năm 2013 hoạt động của NH là khá tốt. Vốn huy động của NH đã tăng trƣởng trong thời gian qua. Hoạt động cho vay có nhiều biến động có tăng có giảm nhƣng đến 6 tháng đầu năm 2013 công tác cho vay của NH đã tăng nhiều so với cùng kỳ. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn tại NH còn khá cao, nhƣng tỷ lệ nợ xấu vẫn đảm bảo đƣợc an toàn cho hoạt động tín dụng của NH (năm 2012 tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong giai đoạn qua là 1,13 %), tuy nhiên đến 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ lệ nợ xấu đã giảm so với cùng kỳ (ứng với tỷ lệ nợ xấu 1,01 %). Công tác thu nợ của NH đảm bảo tốt và gần đây nhất là 6 tháng đầu năm 2013 hệ số này đạt 93,05 %. Ta thấy hoạt động của NH là khá tốt, tuy nhiên NH cần có những giải pháp để mở rộng hoạt động tín dụng cũng nhƣ hạn chế rủi ro tín dụng tại NH tốt hơn trong giai đoạn tới.

62

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á phòng giao dịch hùng vương (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)