0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Ghi nhận tổng quát

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỐN GIỐNG ỚT GHÉP TRÊN GỐC ỚT CÀ LÀM KIỂNG (Trang 29 -29 )

Thí nghiệm được bố trí thực hiện trong nhà vách lưới, lợp ni lông, ít ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh nên bốn giống ớt ghép trên gốc ớt Cà sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh hại.

Giai đoạn vườn ươm: Hạt nảy mầm tốt, tỉ lệ nảy mầm tương đối cao trên 75%. Thời gian nảy mầm của các giống không đồng đều, giống ớt Cà có tốc độ nảy mầm tương đối nhanh hơn các giống khác. Cây con sinh trưởng rất tốt. Giai đoạn 45 ngày tuổi, gốc ghép ớt Cà lớn rất nhanh, lá xanh tốt, chiều cao trung bình là 10,50 cm và đường kính gốc thân là 0,32 cm, có nhiều chồi, các ngọn ghép đều phát triển tốt.

Giai đoạn ghép: Tỉ lệ sống sau ghép của bốn tổ hợp ớt ghép tương đối cao (73,18%). Hai tuần sau khi ghép cây bắt đầu phục hồi và thích nghi với điều kiện môi trường bình thường.

Giai đoạn trồng chậu: Cả bốn tổ hợp ớt ghép phát triển khá nhanh. Giai đoạn 30 NSKT ở tổ hợp ghép Trắng tam giác/ớt Cà cây ghép xuất hiện triệu chứng xoăn đọt do nhện đỏ hút chích, tuy nhiên sau đó cây phục hồi và phát triển bình thường trở lại. Tổ hợp ghép Hiểm lai 207/ớt Cà phát triển nhanh nhất, ba tổ hợp còn lại phát triển tương đương nhau. Hình dáng các cây khá phong phú (có sự phân tầng và màu sắc, hình dạng trái trên cây) hiện diện trên cùng một cây trông lạ mắt và khác hẳn với những cây ớt kiểng trồng bình thường không ghép. Có thể nói đây là giai đoạn cây ớt ghép có giá trị cao nhất về mặt thẩm mỹ, thu hút sự chú ý của người xem, rất phù hợp cho việc trưng bày làm kiểng.

3.2 ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH

3.2.1 Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong phòng phục hồi sau ghép

Nhìn chung nhiệt độ và ẩm độ không khí trong phòng phục hồi sau ghép tương đối ổn định. Nhiệt độ từ 7:00 – 17:00 giờ dao động trong khoảng 25 – 28,50C; ẩm độ 77 – 92% (Hình 3.1 và Phụ bảng 1.1). Nhiệt độ phòng phục hồi sau ghép thuận lợi cho sự phục hồi của cây ghép là 27 – 290C và ẩm độ không khí là 90%, nên thuận lợi cho sự phục hồi của cây ớt kiểng ghép (Trần Thị Ba, 2010). Dựa vào nhận định trên cho thấy đây là điều kiện thích hợp cho cây ghép phục hồi và có tỉ lệ sống cao.

17

3.2.2 Cường độ ánh sáng trong và ngoài nhà lưới

Kết quả Hình 3.2 và Phụ bảng 1.2 cho thấy, cường độ ánh sáng trong và ngoài nhà lưới có sự chênh lệch không lớn ở các thời điểm khác nhau trong ngày, thấp vào lúc 7:00 giờ (30.000 và 45.000 lux, tương ứng) tăng dần vào lúc 9:00 giờ (60.000 và 70.000 lux, tương ứng) và cao nhất vào lúc 11:00 giờ (70.000 và 100.000 lux, tương ứng), sau đó giảm dần lúc từ lúc 13:00 giờ (35.000 và 60.000 lux, tương ứng) đến thấp nhất lúc 17:00 giờ (10.000 và 17.000 lux, tương ứng).

Hình 3.2 Cường độ ánh sáng (1.000 lux) trong và ngoài nhà lưới nghiên cứu rau sạch trong ngày nắng 21/12/2012.

Hình 3.1 Nhiệt độ (0C) và ẩm độ (%) không khí trong phòng phục hồi sau ghép ngày 19/12/2012.

18

Cường độ ánh sáng bên trong nhà lưới luôn thấp hơn bên ngoài nhà lưới do nhà lưới được lợp nóc ny lông đã làm giảm đi một phần ánh sáng. Tuy nhiên, cây ớt kiểng ghép vẫn có hiện tượng bị mất nước lá héo và cụp xuống vào thời điểm buổi trưa từ lúc 11:00 – 13:00 giờ. Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), nếu nắng gay gắt vào buổi trưa có cường độ ánh sáng từ 80.000 – 100.000 lux sẽ làm cây cà chua héo, lá và trái bị cháy nắng nhưng không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của ớt vì theo nhận định của Đường Hồng Dật (2003) thì ớt cần nhiều ánh sáng cho sinh trưởng và phát triển cũng ý kiến trên theo Mai Văn Quyền và ctv. (2000) ớt có khả năng chịu nóng tốt. Bên cạnh đó cây ớt ghép còn được tưới thêm nước vào buổi trưa khi trời nắng gắt.

3.2.3 Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong và ngoài nhà lưới

* Nhiệt độ

Nhiệt độ không khí trong và ngoài nhà lưới luôn cao ở các thời điểm khác nhau trong ngày, sự chênh lệch bên trong và bên ngoài không lớn, thấp vào lúc 7:00 giờ (25 và 24,50C, tương ứng) và tăng dần vào lúc 9:00 giờ (27 và 260C, tương ứng), cao nhất vào lúc 11:00 giờ (34 và 310C, tương ứng), sau đó giảm dần và thấp nhất vào lúc 17:00 giờ (29 và 24,50C, tương ứng) (Hình 3.3 và Phụ bảng 1.2). Theo Đường Hồng Dật (2003), nhiệt độ cho sinh trưởng và phát triển thích hợp của ớt là 25 – 280C, nên khảo sát luôn cao hơn nhiệt độ thích hợp của cây ớt, nhưng được cung cấp nước đầy đủ cây ớt vẫn sinh trưởng tốt, hoa nhiều, tỉ lệ đậu trái cao.

Hình 3.3 Nhiệt độ (0C) và ẩm độ (%) không khí trong và ngoài nhà lưới nghiên cứu rau sạch trong ngày nắng 21/12/2012.

19

* Ẩm độ

Nhìn chung sự chênh lệch ẩm độ bên trong và bên ngoài nhà lưới lớn, ẩm độ bên ngoài nhà lưới dao động 68 – 92%, bên trong nhà lưới dao động 63 – 92% (Hình 3.3 và phụ bảng 1.3) vào buổi trưa nhiệt độ tăng dần, ẩm độ bắt đầu giảm. Theo Đường Hồng Dật (2003), độ ẩm thấp (dưới 70%) vào thời kì này trái hay bị cong và vỏ trái không mịn, ẩm độ cao (trên 80%) bộ rễ phát triển kém, cây còi cọc, ngoài ra còn tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và lây lan nhanh. Để hạn chế yếu tố bất lợi đó, vào mỗi buổi sáng cây được cung cấp nước đầy đủ và phun mưa môi trường xung quanh để nhiệt độ không tăng quá cao và ẩm độ không quá thấp vào buổi trưa, cho nên cây ít sâu bệnh hại, ra hoa đậu trái nhiều và vẫn giữ được hình dạng, màu sắc trái ổn định.

3.3TỈ LỆ SỐNG SAU GHÉP

Tỉ lệ sống sau ghép trung bình của 4 tổ hợp ớt ghép trong vườn ươm tương đối cao (73,18%) vào thời điểm 12 NSKGh và ổn định kể từ thời điểm đó trở về sau (Bảng 3.1). Tỉ lệ sống của tổ hợp ghép Hiểm lai 207/ớt Cà là cao nhất đạt 82,14% (có thể do ớt Cà, ớt Hiểm lai 207 có nhiều nhựa nên vết ghép dễ dính và nhanh phục hồi, mặt khác ớt Cà, ớt Hiểm lai 207 có đặc tính sinh trưởng mạnh làm đường kính gốc thân lớn nên tăng diện tích tiếp xúc giữa gốc ghép và ngọn ghép). Tỉ lệ sống của tổ hợp ớt ghép ớt Thiên ngọc/ớt Cà thấp nhất (68,57%), điều này có thể giải thích là do ớt Thiên ngọc ít nhựa, chiều cao cây thấp, đường kính gốc thân nhỏ, phân nhiều đốt ngắn nên không thuận lợi cho thao tác ghép và phục hồi sau ghép.

Bảng 3.1 Tỉ lệ sống (%) sau ghép của 4 tổ hợp ớt ghép qua các thời điểm khảo sát.

Ngày sau ghép Tổ hợp ghép 3 6 9 12 Thiên ngọc/ớt Cà 100 82,85 74,29 68,57 Tròn tím/ớt Cà 100 85,72 74,29 71,42 Hiểm lai 207/ớt Cà 100 92,85 82,14 82,14 Trắng tam giác/ớt Cà 100 82,35 76,47 70,59 Trung bình 100 85,94 76,80 73,18 (Số liệu tính trung bình)

Thời gian phục hồi của 4 tổ hợp ớt ghép không đồng loạt, ớt Hiểm lai 207/ớt Cà khoảng 9 ngày sau ghép và 3 nghiệm thức còn lại là Thiên ngọc/ớt Cà, Tròn tím/ớt Cà và Trắng tam giác/ớt Cà khoảng 12 ngày sau khi ghép. Từ ngày thứ 4 – 9, tỉ lệ sống có xu hướng giảm, nhiều nhất là 2 tổ hợp ghép ớt Thiên ngọc/ớt Cà, Tròn tím/ớt Cà (giảm 24,71% vào ngày thứ 9 sau ghép), do trong thời gian này cây được tiếp xúc với ánh nắng vài giờ trong ngày, có biểu hiện sốc

20

nhiệt, chưa thích nghi. Vậy, tỉ lệ sống sau ghép tùy thuộc vào đặc tính của giống, thời điểm ghép cây con, thao tác ghép, điều kiện chăm sóc cây ghép, nhiệt độ và ẩm độ trong thời gian phục hồi.

3.4 CHIỀU CAO THÂN ỚT

3.4.1Chiều cao gốc ghép

Kết quả Bảng 3.2 cho thấy chiều cao gốc ghép của cả 4 tổ hợp ớt ghép qua các thời điểm khảo sát khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê, dao động từ 6,86 – 7,99 cm vào thời điểm 56 NSKT. Điều này được giải thích do gốc ớt Cà tập trung dinh dưỡng nuôi các chồi bên và ngọn ghép nên không làm ảnh hưởng đến chiều cao gốc ghép.

Bảng 3.2Chiều cao gốc (cm) của 4 tổ hợp ớt Kiểng ghép qua các thời điểm khảo sát.

Ngày sau khi trồng

Tổ hợp ghép 1 14 28 42 56 Thiên ngọc/ớt Cà 6,01 6,38 6,58 6,80 7,28 Tròn tím/ớt Cà 6,10 6,33 6,62 6,89 7,39 Hiểm lai 207/ớt Cà 5,42 5,88 6,18 6,50 6,86 Trắng tam giác/ớt Cà 5,74 6,63 6,81 7,39 7,99 Mức ý nghĩa ns ns ns ns ns CV. (%) 13,38 12,44 12,07 11,99 12,07 ns: khác biệt không có ý nghĩa

3.4.2Chiều cao cây ớt ghép

Chiều cao cây của 4 tổ hợp ớt ghép khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% trừ thời điểm 1 NSKT (vì đây là giai đoạn cây ghép đang phục hồi, ngoài ra do chế độ chăm sóc cây ghép và kĩ thuật ghép đồng nhất nên chiều cao cây vừa ghép xong giữa các nghiệm thức chênh lệch không đáng kể), tổ hợp ghép ớt Hiểm lai 207/ớt Cà luôn cao nhất (27,03 cm thời điểm 14 NSKT và 43,80 cm vào thời điểm 56 NSKT) và thấp nhất là tổ hợp ghép Trắng tam giác/ớt Cà (17,63 cm thời điểm 14 NSKT và 20,48 cm vào thời điểm 56 NSKT). Điều này được giải thích do ngọn ớt Hiểm lai 207 vừa ra trái vừa ra thêm chồi mới nên có chiều cao cây cao nhất trong khi đó ở nghiệm thức Trắng tam giác/ớt Cà bị nhện đỏ chích hút làm chùn đọt ở thời điểm 30 NSKT và cây ra trái chùm, không vươn lóng ra hoa như các ngọn nghiệm thức khác nên có chiều cao cây thấp nhất, tổ hợp Thiên ngọc/ớt Cà và Tròn tím/ớt Cà phát triển tương đương nhau (Hình 3.4 và Phụ bảng 2.1)

21

3.5 ĐƯỜNG KÍNH GỐC THÂN CỦA GỐC VÀ NGỌN GHÉP, ĐƯỜNG

KÍNH TÁN CÂY

3.5.1 Đường kính thân gốc ghép

Đường kính thân gốc ghép của 4 tổ hợp ớt ghép khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở thời điểm 1 NSKT (dao động từ 0,34 – 0,37 cm) và thời điểm 14 NSKT (dao động từ 0,39 – 0,44 cm). Tuy nhiên, ở giai đoạn 28 NSKT trở về sau cây ghép bắt đầu có sự thay đổi, đường kính gốc ghép khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.3). Tổ hợp ghép Hiểm lai 207/ớt Cà luôn lớn nhất (0,59 cm ở giai đoạn 28 NSKT và 0,74 cm ở giai đoạn 56 NSKT), 3 tổ hợp còn lại phát triển tương đương nhau và nhỏ hơn ớt Hiểm lai 207.

Bảng 3.3 Đường kính thân gốc ghép (cm) của 4 tổ hợp ớt ghép qua các thời điểm khảo sát.

Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê, *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

Ngày sau khi trồng

Tổ hợp ghép 1 14 28 42 56 Thiên ngọc/ớt Cà 0,37 0,40 0,47 b 0,54 b 0,56 b Tròn tím/ớt Cà 0,37 0,39 0,48 b 0,54 b 0,60 b Hiểm lai 207/ớt Cà 0,34 0,44 0,59 a 0,67 a 0,74 a Trắng tam giác/ớt Cà 0,37 0,44 0,47 b 0,50 b 0,55 b Mức ý nghĩa ns ns * ** * CV. (%) 12,37 13,10 17,76 18,51 21,08 C h i u c ao c ây t g h ép ( cm )

Ngày sau khi trồng

22

Điều này được giải thích là do ngọn ghép khỏe phát triển mạnh thì gốc ghép không ngừng gia tăng kích thước để đảm bảo vận chuyển nước, dinh dưỡng cho ngọn ghép và ngược lại. Theo nhận định Phạm Văn Côn (2007), một tổ hợp ghép có thể sinh trưởng và phát triển tốt khi có sự phù hợp sinh học đầy đủ giữa các thành phần ghép trong thời gian dài, đáp ứng yêu cầu trao đổi vật chất giữa chúng và đảm bảo quá trình sống bình thường của cây ghép. Kết quả này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Đăng Khoa (2013) và Nguyễn Thị Cẩm Hồng (2013) trên cây ớt kiểng.

3.5.2 Đường kính ngọn ghép

Đường kính thân ngọn ghép cũng khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở giai đoạn 1 và 14 NSKT có thể do cây ghép đang trong giai đoạn phục hồi nên đuờng kính ngọn ớt ghép chưa thể hiện rõ qua các nghiệm thức. Ở giai đoạn 28 – 56 NSKT đường kính thân ngọn ớt ghép khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% cao nhất luôn là nghiệm thức Hiểm lai 207/ớt Cà (0,56 – 0,69 cm), thấp nhất là nghiệm thức Trắng tam giác/ớt Cà (0,44 –0,49) (Hình 3.5 và phụ bảng 2.2)

Với cùng một điều kiện canh tác sự khác biệt về đường kính thân ngọn ớt do đặc tính di truyền của giống quyết định, vì ngọn ớt Hiểm lai 207 có thế sinh trưởng mạnh hơn các ngọn ớt ghép còn lại nên có đường kính ngọn lớn thì chiều cao cây và cao ngọn của cũng lớn. Kết quả cũng được tìm thấy trong nghiên cứu

Đ ư n g k ín h t h ân n g n g h ép ( cm )

Ngày sau khi trồng

Hình 3.5 Đường kính thân ngọn ghép (cm) của 4 tổ hợp ớt ghép qua các thời điểm khảo sát. , , , , ,

23

của Lý Hương Thanh (2010) và Nguyễn Thị Kim Đằng (2012), giai đoạn cây trưởng thành, đang mang trái, khác biệt về đường kính gần tương đương với sự khác biệt về chiều cao cây, cao ngọn; từ đó cho thấy các giống tăng trưởng mạnh về chiều cao thì có đường kính ngọn ghép lớn.

3.5.3 Tỉ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép

Tỉ số đường kính thân gốc ghép/thân ngọn ghép ở 4 tổ hợp ớt kiểng ghép khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê và đều lớn hơn 1 (gốc lớn hơn ngọn) dao động từ 1,01 –1,15 ở thời điểm 56 NSKT (Bảng 3.4). Theo Phạm Văn Côn (2007) thì khi tỉ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép lớn hơn 1, cây ghép có hiện tượng chân voi (gốc lớn hơn thân), thế sinh trưởng của ngọn ghép yếu hơn gốc ghép, cây ghép vẫn sinh trưởng bình thường. Từ kết quả nhận định trên cho thấy có sự tương thích khá tốt giữa gốc và ngọn ghép trên cả 4 giống ớt.

Bảng 3.4 Tỉ số đường kính gốc ghép và ngọn ghép của 4 tổ hợp ớt kiểng ghép qua các thời điểm khảo sát.

Ngày sau khi trồng

Tổ hợp ghép 1 14 28 48 56 Thiên ngọc/ớt Cà 1,07 1,06 1,03 1,00 1,01 Tròn tím/ớt Cà 1,11 1,11 1,08 1,10 1,08 Hiểm lai 207/ớt Cà 1,02 1,12 1,11 1,12 1,09 Trắng tam giác/ớt Cà 1,10 1,05 1,08 1,08 1,15 Mức ý nghĩa ns ns ns ns ns CV. (%) 15,04 13,36 11,22 9,28 13,04 ns: khác biệt không có ý nghĩa 3.5.3Đường kính tán cây ớt ghép

Đường kính tán gốc ghép ớt Cà của bốn tổ hợp ớt ghép khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức 1% vào thời điểm 56 NSKT, cao nhất là tổ hơp Trắng tam giác/ớt Cà (62,81 cm) do thế sinh trưởng cuả gốc ớt Cà mạnh, chất dinh duỡng tập trung nuôi các chồi bên giúp cho cây phân tán mạnh trong khi đó ở tổ hợp Hiểm lai 207/ớt Cà, đường kính tán gốc ớt Cà là thấp nhất (33,95 cm) do thế sinh trưởng của hai giống trong tổ hợp là ngang nhau, dinh dưỡng được chia đều và hứng được ánh sáng đầy đủ.

Đường kính tán bốn ngọn ghép cuả bốn tổ hơp ớt ghép khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức 1% vào thời điểm 56 NSKT, cao nhất là tổ hợp Hiểm lai 207/ớt Cà (53,75 cm) do ngọn ớt Hiểm lai 207 phát triển mạnh, có khả năng vươn lóng tốt hơn so với các ngọn ghép còn lại, thấp nhất là tổ hơp trắng tam giác/ớt Cà vìa đạc tính của ngọn ghép tắng tam giác là ra hoa chùm, khả năng vươn lóng ngắn, mặt khác do thế sinh trưởng của ớt Cà mạnh làm hạn chế khả năng nhận ánh sáng để quang hợp cho sự phát triển.

24

Tương tự như đường kính ngọn ghép thì đường kính toàn cây ớt ghép của bốn tổ hợp ớt ghép ở giai đoạn 56 NSKT khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%, nghiệm thức ớt Hiểm lai 207/ớt Cà có đường kính tán lớn nhất (72,55 cm), nhỏ nhất là nghiệm thức Thiên ngọc/ớt Cà (61,30 cm)

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỐN GIỐNG ỚT GHÉP TRÊN GỐC ỚT CÀ LÀM KIỂNG (Trang 29 -29 )

×