Tình hình nhiễm cầu trùng trên heo theo lứa tuổi tại xã Thành Thớ iB

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm cầu trùng heo ở các cơ sở chăn nuôi tại xã thành thới b, huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 41 - 43)

L ỜI CẢM ƠN

4.3. Tình hình nhiễm cầu trùng trên heo theo lứa tuổi tại xã Thành Thớ iB

Bảng 5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng trên heo giữa các lứa tuổi

Lứa tuổi SMK T SMN TLN (%) Cường độ nhiễm 1(+) 2(+) 3(+) SMN TLN (%) SMN TLN (%) SMN TLN (%) Heo theo mẹ 59 11 18,64a 10 90,91 1 9,09 − − Heo cai sữa 133 43 32,33ab 34 79,07 2 4,65 7 16,28 Heo thịt 124 42 33,87b 34 80,95 2 4,76 6 14,29 Nái sinh sản 98 32 32,65ab 29 90,63 2 6,25 1 3,13 Tổng 414 128 30,92 107 83,59 7 5,47 14 10,94 Chú thích: SMKT: Số mẫu kiểm tra SMN: Số mẫu nhiễm TLN: Tỷ lệ nhiễm

a,b: 2 chữ cái trên cùng một cột khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê

Qua bảng 5 cho thấy heo ở 4 lứa tuổi thì đều nhiễm cầu trùng. Heo thịt nhiễm cầu trùng với tỷ lệ cao nhất 33,87%, heo nái là 32,6%, kếđến là heo cai sữa với tỷ lệ 32,33%, thấp nhất là heo con theo mẹ 18,64%. Sau khi phân tích thống kê chúng tôi nhận thấy sự khác biệt giữa heo con theo mẹ và heo thịt có ý nghĩa thống kê (P=0,034). Điều này được giải thích như sau:

Heo con theo mẹ nhiễm cầu trùng với tỷ lệ thấp do heo con trước cai sữa có miễn dịch thụ động được truyền từ sữa mẹ, heo ở lứa tuổi này được chăm sóc rất tốt, môi trường chuồng nuôi được giữ sạch sẽ, bên cạnh đó heo con sau khi sinh 3 ngày tuổi tại các trang trại sẽđược tẩy trừ cầu trùng nên khả năng nhiễm bệnh thấp, chủ yếu nhiễm ở cường độ 1(+).

Đối với heo thịt, phần lớn heo không được tẩy trừ cầu trùng, không có miễn dịch thụ động. Heo thịt và heo nái có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao, tuy nhiên cường độ nhiễm thấp ở mức 1(+). Chính vì vậy, bệnh không gây tiêu chảy trên heo thịt và heo nái. Tuy nhiên, quá trình bài thải ra noãn nang cầu trùng ra ngoài môi trường vẫn luôn tiếp tục. Đó là nguồn tiềm ẩn phát tán và lây lan mầm bệnh cho gia súc khỏe.

Qua bảng 5 cho thấy heo ở cả 4 lứa tuổi heo con theo mẹ, heo cai sữa, heo thịt, heo nái đều nhiễm cầu trùng ở mức độ 1(+) và 2(+) nhưng chủ yếu nhất là ở mức 1(+). Ở heo con theo mẹ, heo nuôi trên nền sàn khô ráo sạch sẽ, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, có quy trình tẩy trừ bệnh ở 3 ngày tuổi nên tỷ lệ nhiễm bệnh không cao chủ yếu chỉ ở mức 1(+). Heo con cai sữa, heo thịt và heo nái có nhiễm ở mức 2(+) và 3(+). Đặc biệt là heo con cai sữa nhiễm nặng ở mức 3(+) (16,28%), cao hơn heo thịt (14,29%) và heo nái (3,13%). Điều này cho thấy heo con cai sữa có thể dẫn đến bệnh cầu trùng. Ở mức độ nhiễm 3(+), heo thường có triệu chứng tiêu chảy, phân có màu vàng kem đến vàng sậm, đôi khi xám. Cầu trùng làm heo giảm hấp thu

32

chất dinh dưỡng, heo còi cọc chậm lớn, làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho các bệnh khác xâm nhập. Cường độ nhiễm cao có thể được giải thích là do 2 yếu tố chính: suy giảm miễn dịch thụđộng được truyền từ mẹ sang con và yếu tố stress do heo con cai sữa phải tập làm quen với môi trường, thức ăn mới. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Lâm Thị Thu Hương (2004). Chúng tôi nhận thấy mẫu phân nhiễm cầu trùng ở mức độ 2(+) đến 3(+), phân có màu xám, hơi sệt. Mẫu phân ở cường độ 1(+) thì tình trạng phân bình thường. Ở heo nái và heo thịt mặc dù kiểm tra nhận thấy có nhiễm noãn nang cầu trùng ở mức 2(+) và 3(+) nhưng không có biểu hiện triệu chứng tiêu chảy, tình trạng phân bình thường. Heo vẫn khỏe mạnh nhưng bài thải ra mầm bệnh theo phân ra ngoài môi trường, đây là nguồn lây nhiễm cho các heo khác trong chuồng.

33

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm cầu trùng heo ở các cơ sở chăn nuôi tại xã thành thới b, huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)