Chỉ số này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng vào cho vay ngắn hạn, chỉ tiêu này quá nhỏ hay quá lớn đều không tốt. Bởi vì, chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả, ngược lại chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp.
Trong 3 năm qua ta thấy trung bình 1,04 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia điều này cho thấy Ngân hàng đã sử dụng vốn huy động để cho vay ngắn hạn cao, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng khi khách hàng có nhu cầu rút vốn nhiều. Bên cạnh đó trong năm 2013 thì ngân hàng có nhiều chính sách cho vay trung và dài hạn như hỗ trợ người dân mua máy gặt đập liên hợp,… với lãi suất ưu đãi nên nguồn vốn huy động của ngân hàng chuyển một phần qua vay trung và dài hạn nên DNNH/VHĐ giảm xuống.
4.3.5 Nợ xấu trên dư nợ ngắn hạn
Nợ xấu là do khó khăn chung của nền kinh tế dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị thua lỗ, không trả được nợ vay ngân hàng. Bên cạnh đó, nợ xấu còn bắt nguồn từ việc thẩm định nợ vay, giám sát vốn vay của các ngân hàng thiếu chặt chẽ, dẫn đến chất lượng tín dụng kém, việc xử lý thu hồi nợ qua các cơ quan thi hành án, tòa án mất nhiều thời gian… và cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng. Vì vậy, ta cần phải đảm bảo nợ xấu trong giới hạn cho phép, theo quy định của Agribank Việt Nam nợ xấu tại các chi nhánh không được vượt mức 3%, nếu nợ xấu trên 3% là bị tuýt còi và giảm quyền lợi.
Nợ xấu trên tổng dư nợ ngắn hạn qua 3 năm giảm liên tục. Điều này cho thấy, cán bộ nhân viên đã tích cực trong vấn đề xử lý nợ xấu tại Ngân hàng. Mặt khác, trong năm 2013 khoản trích lập dự phòng rủi ro tăng đột biến, Ngân hàng cũng sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu trong năm 2013, nhờ đó mà nợ xấu trong năm 2013 giảm mạnh và chỉ còn ở mức 2,24%.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN MANG THÍT
5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN MANG THÍT
5.3.1 Đầu tư tín dụng đúng hướng
Quán triệt mục tiêu định hướng của NHNo & PTNT Việt Nam và chấp hành nghiêm túc các chỉ tiêu kế hoạch do ngân hàng cấp trên đề ra.
Công tác đầu tư tín dụng tập trung vào các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương như phát triển chăn nuôi, vườn cây ăn trái, ngành nghề, kinh doanh dịch vụ, cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống,…
5.3.2 Luôn quan tâm chú trọng chất lượng tín dụng
Có chính sách huy động vốn từ tiền gửi khách hàng hấp dẫn, linh hoạt đảm bảo cạnh tranh được với các ngân hàng khác như: “Xuân Phú Quý” , “Tặng quà lưu niệm”, “Gửi tiền ngay – Quay trúng lớn”,… gần đây nhất là chương trình “Gửi tiền trúng vàng” đã huy động được nguồn vốn tại chỗ lớn cho ngân hàng và bên cạnh đó tổ chức các buổi tập huấn Giao dịch viên về tư vấn, giữ chân KH,...
NH cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở, chính quyền địa phương vừa tiếp cận tìm kiếm KH để đầu tư vừa khai thác huy động vốn. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo để thu hút khách hàng, thông báo cụ thể tình hình lãi suất cũng như các dịch vụ mới của Ngân hàng nhằm thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn.
Hạn chế tối đa việc gia hạn và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ phải thật sự do nguyên nhân khách quan thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của NHNN, NHNNo Tỉnh về vệc cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ.
Khuyến khích yêu cầu người dân đăng ký dịch vụ thông qua điện thoại thông báo các khoản nợ đến hạn thanh toán. Theo đó, khi các khoản nợ gần đến hạn, nhân viên ngân hàng sẽ điện thoại trực tiếp thông báo cho người dân chuẩn bị tiền thoanh toán nợ cho ngân hàng.
Tiến hành phân tích đánh giá từng khoản nợ xấu để từ đó có hướng xử lý thích hợp, hạn chế thấp nhất nợ nhóm 1 chuyển sang các nhóm nợ khác bằng cách ghi thông báo trước 15 ngày đôn đốc xử lý nợ đến KH. Kiên trì tích cực đồng thời kiên quyết trong việc thu hồi những khoản nợ khó đòi.
Thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng và quy định cho vay, xem xét kỹ trước khi cho vay, theo dõi chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của KH. Kết hợp với UBND Xã thành lập các tổ xử lý nợ, xử lý những món nợ có tín hiệu chây ỳ, kỳ kèo dây dưa trong quá trình thu hồi nợ.
Để đề phòng một số trường hợp dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng mà ngân hàng không thể lường trước được như khi người vay không may gặp phải các rủi ro như: tai nạn, ốm đau,… nếu các khoản vay không có tài sản đảm bảo, thì khả năng thu hồi nợ thường gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc mua bảo biểm tiền vay sẽ giúp ngân hàng hạn chế được ảnh hưởng của rủi ro. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh rủi ro khi cho vay.
Giao địa bàn cụ thể cho mỗi cán bộ tín dụng nhằm làm cho cán bộ có trách nhiệm hơn đối với các khoản cho vay mà mình phụ trách. Cán bộ tín dụng cần quan tâm, theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc thu nợ kịp thời đối với các món vay đến hạn, các món vay quá hạn để làm lành mạnh hoạt động Ngân hàng.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường thì tín dụng ngân hàng có vai trò rất lớn, nó vừa tạo động lực cho nền kinh tế xã hội, vừa giải quyết việc làm để góp phần ổn định trật tự xã hội. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì hệ thống NHTM của Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT huyện Mang Thít nói riêng đã sớm hòa nhập với không khí thay đổi của đất nước và trở thành một NHTM thực hiện kinh doanh đa năng, tổng hợp trên các lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn của nước nhà.
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện bài luận văn “ Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện Mang Thít” nội dung đã hoàn thành được một số nhiệm vụ sau:
Khái quát về tình hình hoạt động chung của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện Mang Thít.
Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng ngắn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện Mang Thít
Trên cơ sở xác định những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng trong những năm qua, từ đó định hướng chính sách hoạt động tín dụng năm 2014 đồng thời đưa ra những giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng.
Với phương châm “ khách hàng là thượng đế” toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng luôn luôn có thái độ gần gũi với khách hàng khi đến giao dịch, thẩm định cho vay nhanh chóng, áp dụng hình thức đầu tư cho vay vốn của Ngân hàng. Do đó luôn thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch. Ngân hàng luôn tạo được lòng tin vững chắc trong lòng người dân trên địa bàn huyện, đây là thành công rất lớn trong quá trình hoạt động của Ngân hàng, là điều kiện cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng phát triển. Toàn bộ công nhân viên của NHNo&PTNT huyện Mang Thít từ ban giám đốc đến nhân viên, luôn luôn nổ lực vươn lên phấn đấu vượt qua những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với chất lượng và hiệu quả cao nhất.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương
Hỗ trợ Ngân hàng trong việc cho vay và xử lý nợ tồn đọng các loại, đối với những hộ có khả năng nhưng cố tình dây dưa, chây ỳ không chịu trả nợ thì kiên quyết xử lý dứt điểm theo pháp luật
Cần phải có quy hoạch cụ thể từng loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương mình để từ đó hướng cho bà con nông dân tổ chức sản xuất đúng quy hoạch nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, hạn chế sản xuất một cách tự phát.
6.2.2 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát theo dõi phân tích tình hình nợ, xử lý nợ nhằm thực hiện tốt kế hoạch tài chính.
Bổ sung nhân viên chăm sóc và tư vấn khách hàng để hỗ trợ khách hàng khi bước vào giao dịch với ngân hàng, hướng dẫn quy trình, thủ tục gửi tiền cũng như cho vay để khách hàng không mất thời gian khi giao dịch với ngân hàng.
Có những chính sách giải quyết tốt đời sống cán bộ nhân viên để tạo tâm lý thoải mái khi làm việc nhằm nâng cao hiệu quả làm việc sẽ tác động tốt đến thực hiện nhiệm vụ.
Tạo điều kiện trong việc đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên cấp dưới để hoạt động của các Ngân hàng cấp dưới ngày càng hiệu quả hơn. Thường xuyên tổ chức các hội thao về tín dụng và biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng nhằm cung cấp thêm kiến thức cho cán bộ nhân viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản trường Đại học Cần Thơ.
Thái Văn Đại, 2012. Tiền tệ ngân hàng Cần Thơ: Nhà xuất bản trường Đại học Cần Thơ.
Thái Văn Đại và Thái Thanh Nguyệt, 2008. Quản trị ngân hàng: Nhà xuất bản trường Đại học Cần Thơ.
Trần Ái Kết, Phan Tùng Lâm, Đoàn Thị Cẩm Vân, Nguyễn Thị Lương và Phạm Xuân Minh. 2006. Giáo trình Lí thuyết tài chính – Tiền tệ, Trường Đại học Cần Thơ.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Agribank – giữ vững vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam,