Những rủi ro thƣờng xảy ra khi sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng TMCP ngoại thương, chi nhánh Đăk Lăk (full) (Trang 27 - 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:

1.1.5.Những rủi ro thƣờng xảy ra khi sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng

hàng thƣơng mại.

Kinh doanh thẻ đƣợc xem là khá an toàn so với các loại hình dịch vụ khác của ngân hàng. Tuy vậy, việc phòng ngừa và quản lý rủi ro vẫn là một vấn đề rất quan trọng trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ.

a. Đối với ngân hàng phát hành

- Đơn xin phát hành thẻ với các thông tin giả mạo: Do không thẩm định kỹ thông tin của khách hàng, ngân hàng có thể phát hành thẻ cho khách hàng đã đăng ký với những thông tin giả mạo. Từ đó, ngân hàng có thể gặp rủi ro khi khách hàng không có khả năng thanh toán. Tuy nhiên, trong thực tế, điều này ít khi xảy ra vì hợp đồng thẻ dễ kiểm tra và có tính đảm bảo cao do khách hàng có thế chấp hoặc ký quỹ tại ngân hàng.

- Chủ thẻ không hay biết gì về việc ngân hàng phát hành gửi thẻ cho mình bằngđƣờng bƣu điện: Ngân hàng gửi thẻ cho khách hàng bằng đƣờng bƣu điện nhƣng thẻ không đến đƣợc tay của khách hàng do bị thất lạc hoặc bị sử dụng trên đƣờng vận chuyển mà khách hàng không biết. Trong trƣờng hợp này, ngân hàng phát hành thẻ phải hoàn toàn chịu phí tổn về những giao dịch đã thực hiện.

- Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng: Khi phát hành lại thẻ hoặc gia hạn thẻ, ngân hàng phát hành nhận đƣợc thông báo về việc thay đổi địa chỉ của khách hàng và đƣợc yêu cầu là gửi thẻ mới về địa chỉ này. Do không kiểm tra tính xác thực của của thông tin này, ngân hàng thực hiện gửi thẻ mới về địa chỉ mới theo yêu cầu nhƣng đây không phải là yêu cầu của chủ thẻ thật. Sau đó, tài khoản thẻ đã bị ngƣời khác sử dụng. Điều này chỉ đƣợc phát hiện khi ngân hàng nhận đƣợc sự liên hệ của chủ thẻ thật về việc không nhận đƣợc thẻ; hoặc khi ngân hàng gửi yêu cầu thanh toán đến cho chủ thẻ thật. Trƣờng hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho chủ thẻ hoặc ngân hàng phát hành.

- Ngân hàng không cung cấp kịp thời danh sách các thẻ bị cấm lƣu hành cho các ĐVCNT bởi nhiều nguyên nhân khác nhau khi các giao dịch đƣợc thực hiện.

- Rủi ro về đạo đức của cán bộ ngân hàng:Đây là loại rủi ro liên quan đến cán bộ ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh thẻ. Đó là hành vi cán bộ lợi

dụng vị trí công tác, sự hiểu biết của mình về nghiệp vụ thẻ, quy trình tác nghiệp không chặt chẽ... để thực hiện các hành vi gian lận, giả mạo gây tổn thất cho ngân hàng. Nguyên nhân gây ra loại rủi ro này là do cán bộ thoái hoá, biến chất, công tác soạn thảo quy trình tác nghiệp, kiểm tra kiểm soát nội bộ không đƣợc thực hiện đúng chuẩn mực.

b. Đối với ngân hàng thanh toán

- Thẻ giả: Thẻ bị làm giả bởi các cá nhân hoặc tổ chức tội phạm dựa theo những thông tin có đƣợc từ các chứng từ giao dịch của chủ thẻ hoặc thẻ bị đánh cắp. Theo qui định của tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng phát hành phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch sử dụng thẻ giả có mã số (PIN) của ngân hàng phát hành. Đây là rủi ro đặc biệt nguy hiểm, khó quản lý vì nằm ngoài sự tiên liệu của ngân hàng phát hành.

Loại thẻ giả thứ hai là loại thẻ đƣợc tạo băng từ giả. Đây là loại hình sử dụng công nghệ cao để làm giả thẻ: dựa vào những thông tin của khách hàng trên băng từ của ĐVCNT, các tổ chức tội phạm dùng các phần mềm mã hoá, tạo ra băng từ giả trên thẻ và thực hiện các giao dịch. Điều này dẫn đến rủi ro cho cả ngân hàng phát hành lẫn ngân hàng thanh toán và chủ thẻ. Đây là hình thức lợi dụng rất tinh vi, vô cùng khó phát hiện, gây thiệt hại tƣơng đối lớn cho ngân hàng và loại hình giả mạo này thƣờng xuất hiện ở những nƣớc có dịch vụ thẻ phát triển cao và đang tăng nhanh ở các nƣớc tiên tiến.

-Khách hàng thiếu trung thực: Khách hàng cố tình sử dụng thẻ thanh toán tại các ĐVCNT khác nhau vớ c thanh toán thấp hơn hạn mức cho phép nhƣng tổng số tiền cao hơn hạn mức cho phép. Điều này chỉ đƣợc phát hiện khi ngân hàng thanh toán kiểm tra hóa đơn do các ĐVCNT gửi về và ngân hàng có thể chịu rủi ro khi chủ thẻ mất khả năng thanh toán. Hoặc chủ thẻ lợi dụng tính chất thanh toán toàn cầu của thẻ thanh toán để

thông đồng với một ngƣời khác, giao thẻ cho ngƣời đó sử dụng ở những nƣớc khác nhau bằng chữ ký giả mạo và từ chối thanh toán khi bị ngân hàng phát hành đòi tiền.

Ngoài ra, khách hàng còn có thể cố tình lấy tiền của ngân hàng bằng cách thông báo mất thẻ với ngân hàng nhƣng sau đó lại sử dụng thẻ trong thời gian thẻ chƣa kịp đƣợc đƣa vào danh sách thẻ cấm lƣu hành với chữ ký trên hóa đơn khác với chữ ký trên thẻ.

-Thẻ bị đánh cắp, thất lạc: Trƣờng hợp này thƣờng xảy ra khi thẻ bị mất, khách hàng không kịp thông báo cho ngân hàng phát hành sẽ dẫn tới việc thẻ bị ngƣời khác lợi dụng gây ra các giao dịch giả mạo làm tổn thất cho khách hàng.

Mặt khác, các tổ chức tội phạm có thể mã hoá những thẻ này, thực hiện giao dịch dẫn tới rủi ro cho ngân hàng phát hành. Loại rủi ro này chiếm tỷ lệ khá lớn trong các loại rủi ro xảy ra cho ngân hàng phát hành (khoảng 49%).

c. Đối với đơn vị chấp nhận thẻ

- Rủi ro khi chấp nhận thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua thƣ, điện thoại: Trên cơ sở thông tin về thẻ mà khách hàng cung cấp (số thẻ, ngày hiệu lực, họ tên chủ thẻ). Trong trƣờng hợp chủ thẻ thật không phải là ngƣời đặt mua hàng hoá, dịch vụ thì ĐVCNT sẽ bị ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán cho giao dịch đó. Nhƣ vậy, trƣờng hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho ĐVCNT hoặc ngân hàng thanh toán.

- Thẻ hết hiệu lực mà ĐVCNT không phát hiện ra …

- Chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng giả: Ở Việt Nam hiện nay cũng đã xuất hiện các đối tƣợng sử dụng công nghệ cao để phạm tội bằng thẻ tín dụng giả. Thực tế cơ quan công an Việt Nam đã bắt giữ đƣợc một số đƣờng dây chuyên "tiêu tiền" với số lƣợng lớn bằng thẻ tín dụng giả. Điều đáng nói là các vụ án đều có liên quan đến các đối tƣợng là ngƣời nƣớc ngoài.

Ví dụ: Theo báo Vietnamnet.vn, ngày 06/05/2012: Mới đây, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội đã khám phá một đƣờng dây sử dụng thẻ tín dụng giả, mua vé máy bay, bán lại giá rẻ cho khách hàng; tạm giữ Dƣơng Văn Bách (sinh năm 1990, quê quán Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) là đối tƣợng cầm đầu đƣờng dây. Bách khai nhận, do biết Vietnam Airlines bán vé máy bay trực tuyến trên mạng và thanh toán bằng thẻ tín dụng. Bách đã lùng mua số tài khoản và thông tin của chủ thẻ trên diễn đàn với giá 2 USD/bộ thông tin thẻ. Để chắc ăn, Bách đã dùng bộ thông tin thẻ đặt thử vé máy bay của Vietnam Airlines, rồi sau đó cùng một tên trong nhóm bay từ Hà Nội - TP.HCM và ngƣợc lại.

Sau lần bay thử kể trên, Bách nhận thấy, khi đã có mã đặt chỗ còn phải có thẻ tín dụng và chứng minh thƣ trùng tên chủ thẻ để xác thực việc mua vé. Do vậy, Bách đã lấy chứng minh thƣ mang tên Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Cƣờng, Trịnh Văn Hùng rồi dán ảnh mình cùng đồng bọn vào. Tiếp đó Bách in thẻ tín dụng giả để xác thực mã đặt chỗ đã mua. Bằng thủ đoạt này, từ tháng 8 đến tháng 12-2011, đƣờng dây của Bách đã bán trót lọt khoảng 300 vé cho khách đi các tuyến nội địa. Theo các cán bộ điều tra, toàn bộ số tài khoản và thông tin của chủ thẻ mà Bách mua trên diễn đàn với giá 2 USD, đều của ngƣời nƣớc ngoài.

d. Đối với chủ thẻ

- Thẻ bị mất cắp, thất lạc và thẻ bị sử dụng trƣớc khi chủ thẻ kịp thời thông báo cho ngân hàng phát hành để có biện pháp hạn chế sử dụng hoặc thu hồi thẻ.

- Thẻ ngân hàng nói chung và thẻ ATM nói riêng đang trở thành miếng mồi béo bở cho những đối tƣợng phạm tội. Gần đây, một số khách hàng sử dụng thẻ ATM nhận đƣợc thông báo từ Ngân hàng về việc thẻ sẽ tạm thời bị khóa do có nguy cơ bị trộm thông tin khi giao dịch tại ATM. Nguyên

nhân của sự việc này là do các Ngân hàng xác định đã xuất hiện tội phạm ngƣời nƣớc ngoài đang sử dụng thiết bị công nghệ cao lén lút cài vào một số máy ATM để đánh cắp thông tin của chủ thẻ.

Cụ thể là một thiết bị đƣợc cài đặt vào khe bỏ thẻ ATM, có hình dạng và màu sắc giống với máy, rất khó phát hiện. Khi chủ thẻ bỏ thẻ vào máy ATM để thực hiện việc rút tiền, xem số dƣ tài khoản hay chuyển khoản và các hoạt động khác thiết bị này sẽ sao chép các dữ liệu của khách hàng trên băng từ của thẻ ATM. Đồng thời, bọn tội phạm cũng bí mật đặt thêm một camera quay thẳng xuống bàn phím máy ATM để lấy mật khẩu của khách hàng. Thậm chí, tội phạm thực hiện việc cài đặt thiết bị chỉ mất từ 15-20 phút. Thƣờng thì bọn chúng chọn những máy ATM ở trung tâm thành phố, nơi có nhiều khách hàng giao dịch, thời gian hoạt động thƣờng từ 17-19h, sau giờ làm việc của NH.

Sau khi cài đặt các thiết bị ăn trộm dữ liệu tại máy ATM, chúng đứng ngoài quan sát. Khi thấy khách hàng giao dịch nhiều, số lƣợng thông tin đánh cắp đã đủ, chúng sẽ quay lại máy ATM để tháo các thiết bị cài đặt. Những dữ liệu ăn cắp đƣợc sau đó sẽ đƣợc sử dụng để tạo ra một thẻ ATM giả và rút trộm tiền. Đây là một trong những chiêu thức trộm tiền trong tài khoản của khách hàng khá phổ biến trên thế giới, nay bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam.

Tóm lại, song song với những lợi ích mà dịch vụ thẻ mang lại cho chủ thẻ, ngân hàng, đơn vị chấp nhận thẻ thì vẫn có nhiều rủi ro và nguy cơ rủi ro. Để đề phòng và hạn chế rủi ro, ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ và chủ thẻ phải thực hiện đầy đủ và đúng nhƣ qui trình, chế độ phát hành và thanh toán thẻ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng TMCP ngoại thương, chi nhánh Đăk Lăk (full) (Trang 27 - 33)