Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng TMCP ngoại thương, chi nhánh Đăk Lăk (full) (Trang 99 - 103)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:

3.4.1.Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan chức năng

Dịch vụ thẻ ngân hàng mới phát triền ở Việt Nam trong khoảng 10 năm và vẫn còn là hoạt động kinh doanh mới của các ngân hàng thƣơng mại. Vì vậy, để dịch vụ này có thể đứng vững và phát triển trên thị trƣờng thì Nhà nƣớc cần triển khai một số chính sách để hỗ trợ và thúc đẩy dịch vụ này, bao gồm:

Tạo môi trƣờng kinh tế xã hội phát triển ổn định

Sự phát triển và tăng trƣởng bền vững của nền kinh thế là điều kiện cần thiết cho sự phát triển của dịch vụ thẻ VCB nói chung và VCB Đắk Lắk nói riêng. Khi đó thu nhập và mức sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao, nhu cầu tiêu dùng cũng càng tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng và thanh toán thẻ.

Xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ, chặt chẽ

Hệ thống các văn bản pháp lý về dịch vụ thẻ cần đảm bảo tính thống nhất, không chồng chéo lẫn nhau, bao gồm các quy chế, quyết định của chính phủ quy định hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ, xử lý các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo cho ngân hàng có đủ căn cứ để thực hiện các nghiệp vụ thẻ.

Một mặt, Chính phủ cần nhanh chóng điều chỉnh và ban hành các văn bản tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng cũng nhƣ các quy định xử lý các hành vi giả mạo, lừa đảo trong giao dịch thẻ phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, Chính phủ cần phối hợp chặt ché giữa cơ quan pháp luật, ngan hàng trong nƣớc với ngân hàng, cảnh sát quốc tế trong việc kiểm soát và xử lý lĩnh vực này.

Chính sách ƣu tiên liên quan đến dịch vụ thẻ

Nhà nƣớc cần có chính sách giảm thuế nhập khẩu cho những máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động dịch vụ thẻ cũng nhƣ các linh kiên thay thế.

Giảm thuế cho các ĐVCNT đối với khoản doanh thu thanh toán bằng thẻ.

Nhà nƣớc cần có chủ trƣơng, chính sách khuyến khích ngƣời dân sử dụng thẻ thanh toán

Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công sở, bằng cách tăng cƣờng phát triển thẻ trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nƣớc. Đồng thời, khuyến khích đội ngũ cán bộ công nhân

viên chức của cơ quan, đơn vị này tham gia tích cực việc thanh toán không dùng tiền mặt trong cuộc sống.

Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực doanh nghiệp, bằng cách lên kế hoạch nghiên cứu và định hƣớng chuyên sâu để từ đó có thể xác định đƣợc nhu cầu và khả năng thanh toán không dùng tiền mặt của các doanh nghiệp.

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực cộng đồng dân cƣ, bằng cách tập trung triển khai phổ biến các giao dịch thanh toán định kỳ qua tài khoản nhƣ thanh toán tiền điện, nƣớc dịch vụ công cộng khác... và đồng thời phát triển các phƣơng tiện, dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại các trung tâm thƣơng mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng. Có những chính sách khuyến khích nhƣ giảm, giãn thuế cho các tổ chức chấp nhận thanh toán qua thẻ.

Có chính sách khuyến khích tổng công ty Bƣu chính Viễn thông đầu tƣ xây dựng và giảm chi phí thuê bao đƣờng truyền phục vụ cho hoạt động thanh toán bằng thẻ.

Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống tội phạm về thẻ

Hiện nay, số tội phạm có liên quan đến thẻ ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam, pháp luật thiếu và còn nhiều sơ hở, trang bị kỹ thuật còn thiếu sẽ là mảnh đất lý tƣởng cho bọn tội phạm hoạt động. Vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng pháp luật, các văn bản dƣới luật về kinh tế, bổ sung các luật hiện hành; bộ luật hình sự nƣớc ta cần sớm đƣa ra khung hình phạt cho các tội phạm liên quan đến thẻ nhƣ: sản xuất, tiêu thụ thẻ giả, ăn cắp mã số… nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng có liên quan nhƣ Bộ công an, cảnh sát kinh tế, cảnh sát quốc tế… cũng cần có những biện pháp phối hợp với ngân hàng trong việc phát hiện và xử lý tội phạm trong lĩnh vực này.

Việc đầu tƣ, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng không là vấn đề của riêng ngành ngân hàng mà của cả nƣớc ta, nằm trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của cả nƣớc. Do vậy, nhà nƣớc cần chú ý đầu tƣ cho lĩnh vực này, nhanh chóng đƣa nƣớc ta theo kịp các nƣớc trong khu vực và trên thế giới về công nghệ ngân hàng.

Riêng đối với lĩnh vực thẻ, nhà nƣớc cần có chính sách khuyến khích các ngân hàng đầu tƣ phát triển và trang bị các máy móc thiết bị phục vụ thanh toán, phát hành thẻ mà nếu chỉ có ngành ngân hàng thì không thể đáp ứng nổi.

Tạo môi trƣờng kinh tế xã hội ổn định

Một môi trƣờng kinh tế xã hội ổn định luôn là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển. Phát triển thẻ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Kinh tế xã hội có ổn định và phát triển bền vững thì đời sống của ngƣời dân mới đƣợc cải thiện, quan hệ quốc tế mới đƣợc mở rộng, mới có điều kiện tiếp xúc với các công nghệ thanh toán hiện đại của ngân hàng. Kinh tế xã hội có phát triển thì ngân hàng mới có thể mở rộng đƣợc đối tƣợng phục vụ của mình.

Đầu tƣ cho hệ thống giáo dục

Đầu tƣ cho hệ thống giáo dục là đầu tƣ phát triển nhân tố con ngƣời. Vấn đề này phải nằm trong chiến lƣợc phát triển chung của một quốc gia. Do vậy, muốn có một đội ngũ lao động có trình độ, đáp ứng đƣợc yêu cầu của quá trình phát triển, đặc biệt trong một ngành áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào bậc nhất trên thế giới nhƣ ngân hàng thì cần có một đƣờng lối chiến lƣợc chỉ đạo của nhà nƣớc. Nhà nƣớc cần khuyến khích các trƣờng đại học mở ra những ngành học chuyên môn về thẻ ngân hàng, công nghệ thẻ nằm trong khối ngành kinh tế chung.

Tóm lại, sự trợ giúp của nhà nƣớc là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với mọi ngành, mọi cấp. Nếu có những biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ về chính sách thuế, quy định về luật pháp… để các ngân hàng thƣơng mại

có định hƣớng triển khai dịch vụ thẻ thanh toán góp phần phát triển kinh tế xã hội lâu dài thì nhất định dịch vụ này sẽ thu đƣợc kết quả khả quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng TMCP ngoại thương, chi nhánh Đăk Lăk (full) (Trang 99 - 103)