Quan điểm Lý luận về hình thái kinh tê xã hội.

Một phần của tài liệu Một số quan điểm cơ bản của Các Mác trong việc xây dựng phương pháp luận nghiên cứu xã hội học ở nước ta hiện nay (Trang 29 - 36)

III. Một số quan điểm cơ bản của Các Mác về XHH.

2.Quan điểm Lý luận về hình thái kinh tê xã hội.

Mác là người đầu tiên đưa ra khái niệm về hình thái kinh tế xã hội nhằm để chỉ xã hội ở một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, xã hội với tính chất độc đáo riêng biệt.

Mác viết: "Tổng hợp lại những quan hệ sản xuất cấu thành cái mà người ta gọi là những quan hệ xã hội, cái gọi là xã hội mà lại là xã hội ở một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo riêng biệt. Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến xã hội tư sản đều là những thể tổng hợp các quan hệ sản xuất theo loại hình đó mà mỗi thể tổng hợp ấy đồng thời là tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại".*

’ c . Mác - Ảng ghen: Tuyển tập, TI Nxb Sự thật, Iin 1970 Tr 95

Như vậy hình thái kinh tế xã hội là một kiểu hệ thống xã hội có tính xác định vế chất và cụ thể trong lịch sử, nó là sự thống nhất của tất cả các mặt phương thức sản xuất, trạng thái khoa học, nghệ thuật toàn bộ tính đa dạng và phong phú của lĩnh vực tinh thần, các quan hệ gia đình - sinh hoạt và toàn bộ lối sống của con người.

Để xây dựng lý luận về hình thái kinh tế - xã hội trong "Hệ tư tưởng ĐứcM Mác đã nói rõ những tiền đề xuất phát, Mác viết: Những tiền đế xuất phát của chúng tôi không phải là những tiền đề tuỳ tiện, không phải giáo điều, đó là những tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí tưởng tượng thôi. Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra.

- Với những tiền đề trên Mác xuất phát từ một sự thật hiện hữu mà bất cứ ai cũng hiểu được. Con người để có thể tồn tại, để

sống phải lao động nhằm tạo ra những sản phẩm cần thiết cho cuộc sống- Trước khi làm việc khoa học, triết học, nghệ thuật... con người phải có ăn, uống, mặc, có mái nhà che đầu... Sống là lao động và sáng tạo. Sản xuất mà sống chính là phương thức tồn tại cơ bản của con người. Như vậy lao động, sản xuất vật chất là nền tảng của đời sống xã hội, không có nó thì xã hội không thể tồn tại. Từ tồn tại nói chung, Mác đã tách lĩnh vực kinh tế trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội và tách riêng quan hệ sản xuất trong tất cả các quan hệ xã hội, coi quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản ban đầu có vai trò quyết định tất cả các quan hệ khác. Song, Mác cũng không xem thường và hạ thấp để vai trò của các nhân tố khác để khái quát hoá, trừu tượng hoá việc nhận thức xã hội để vạch ra quy luật vận động của xã hội. Chính vì thế Lê nin đã viết: "Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất vào trình độ của lực lượng sản xuất thì người ta mới

có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên".

Xét vế cấu trúc của hình thái kinh tế - xã hội do Mác đưa ra bao gồm các mặt như sau: Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất, đối tượng lao động và người lao động. Đó là quan hệ giữa con người với tự nhiên.

Quan hệ sản xuất là những quan hệ cơ bản giữa người với người. Trong quá trình sản xuất, thể hiện ở quan hệ về mặt sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động với nhau, quan hệ về mặt phân phối. Quan hệ sản xuất luôn gắn bó khăng khít với lực lượng sản xuất, đây là mối quan hệ biện chứng, hai mặt của một phương thức sản xuất nhất định.

- Cơ sở hạ tầng là toàn bộ các quan hệ sản xuất hợp thành các cấu trúc kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định những hình thái tư tưởng của đời sống con người.

- Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những tư tưởng và quan hệ tư tưởng, cả những cơ quan, những tổ chức, thiết chế tương ứng vốn có của một xã hội nhất định.

Những mặt cơ bản trên của hình thái kinh tế xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau đó là mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự liên hệ và tác động giữa chúng hình thành quy luật phổ biến của toàn bộ lịch sử loài người đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng, ngược lại kiến trúc thượng tầng có tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng.

* V.I. Lênin: Toàn tập, TI Nxb Macxcơva, 1976 Trl63

Những khái niệm trên rõ ràng không thể nói hết tất cả tính đa dạng của các hiện tượng trong đời sống. Nó được sử dụng với mục đích trước hết là chứng minh cho luận điểm duy vật nói rằng nhân tố quyết định chủ yếu trong đời sống xã hội là thực tiễn và hình thức chủ yếu trong cấu trúc thực tiễn xã hội là hoạt động sản xuất vật chất của con người và những quan hệ kinh tế hình thành giữa con người trong quá trình ấy. Giải thích tư tưởng này Ăng ghen đã viết: MTheo quan điểm duy vật lịch sử, nhân tố quyết định trong lịch sử xét đến cùng là sự sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực. Cả Mác và tôi chưa bao giờ khẳng định gì hơn. Nếu như có ai xuyên tạc câu đó khiến cho nó có nghĩa là chỉ có nhân tố kinh tế là nhân tố duy nhất quyết định thì họ đã biến câu đó thành một câu trống rỗng trừu tượng"* .

Tóm lại Mác đã làm sáng tỏ cấu trúc của hình thái kinh tế - xã hội gồm nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố cơ bản, có quan hệ biện chứng với nhau là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng, cũng như vạch rõ cơ chế vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội.

Lý luận hình thái kinh tế - xã hội của Mác dựa trên sự tổng kết sâu sắc lịch sử và khái quát thực tiễn đương thời, do đó nó thể hiện sự vượt trội, tính hơn hẳn so với lý thuyết XHH thực chứng của Comte về quy luật ba giai đoạn, lý thuyết hành động xã hội của MaxWeber; lý thuyết hệ thống hành động của Parsons... một thực tế là mỗi lý thuyết trong đó có hạt nhân hợp lý, những lý thuyết trên của các nhà XHH tư sản thể hiện nhiều mặt hạn chế và thực chất nhằm phục vụ cho sự thống trị bóc lột của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản.

Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội thực sự là hòn đá tảng có ý nghĩa phương pháp luận cho khoa học xã hội, trong đó có XHH. Thứ nhất: nó cho phép xem xét cơ thể xã hội theo kiểu mô hình

trong mối liên hệ qua lại của tất cả mọi yếu tố với giá trị tự thân của chúng như kinh tế, chính trị, khoa học và nghệ thuật. Chính vì hướng vào tính xác định vể chất của từng hình thái kinh tế - xã hội, cho nên phải tính đến từng bộ phận hợp thành của chỉnh thể xã hội.

Thứ hai: đem lại tiêu chuẩn khách để phân biệt giai đoạn phát triển xã hội này với giai đoạn khác, vạch ra cái chung, cái lặp lại trong lịch sử để phân kỳ lịch sử. Thứ ba: nó cho phép từ tính đa dạng cụ thể của xã hội, của lịch sử, bỏ qua những chi tiết đặc thù để khái quát hoá logic phát triển của xã hội. Thứ tư: nó cho phép đi sâu nghiên cứu xã hội trên hai phương diện, phương diện loại hình, cụ thể như Mác nghiên cứu hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, coi như một cơ thể sống thường xuyên vân động phát triển. Còn về mặt lịch sử, cho phép nghiên cứu sự sinh thành của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, sự vận động từ hình thức thấp đến hình thức cao, từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác.

Hiện nay lý luận hình thái kinh tế - xã hội của Mác trở thành một trọng điểm trong cuộc đấu tranh tư tưởng - lý luận. Một số học giả phê phán bác bỏ và muốn lấy cách tiếp cận theo văn hoá văn minh thay thế cho cách tiếp cận lý luận hình thái kinh tế - xã hội đối với thời đại ngày nay. Vậy phải chăng lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã lỗi thời?

Những ý kiến phản bác hoặc hạ thấp ý nghĩa của lý luận hình thái kinh tế - xã hội của Mác hướng vào một số vấn đề sau: một số tác giả cho rằng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là giản đơn nó dựa trên một định đề cơ bản là vai trò chủ đạo của sản xuất vật chất mà không thấy vai trò ngày càng to lớn của các nhân tố phi kinh tế. Có tác giả cho rằng: lý luận hình thái kinh tế - xã hội thích hợp đối với quá trình lịch sử với bước chuyển tiếp từ thời kỳ trunơ cổ sang thời cận đại. Từ đây họ cho rằng đối với văn minh tin học và thế giới ngày nay thì lý luận hình thái kinh tế - xã hội trở nên lỗi

thời lạc hậu, đi vào ngõ cụt. Vì vậy cần phải thay thế tiếp cận hình thái bằng tiếp cận theo nền văn minh, vì tiếp cận này có những ưu điểm hơn so với tiếp cận hình thái.

Đại loại những quan điểm trên đã mắc những thiếu sót sau: không hiểu thực chất phương pháp và tư tưởng cơ bản của Mác về lý luận hình thái kinh tế - xã hội. Đã lẫn lộn bản thân tư tưởng của Mác, với những giải thích sai lệch tư tưởng của Mác trong các thời kỳ sau này. Đặc biệt không thấy được yêu cầu bổ sung, phát triển sáng tạo học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội trong điều kiện mới.

Thực chất cách tiếp cận theo nền văn minh không phải là điều gì xa lạ với chủ nghĩa Mác. Một sự vật có thể có nhiểu cách tiếp cận khác nhau, đối với xã hội cũng vậy, có thể là tiếp cận theo hình thái kinh tế - xã hội, theo nền văn hoá văn minh hoặc theo lợi ích quốc gia, dân tộc...mỗi cách tiếp cận nó có giá trị riêng của nó. Cách tiếp cận văn minh không phải là mới, mà nó có từ trong quan điểm của nhà XHH người Mỹ tên là Đ.Ben, ông là người đầu tiên sử dụng khái niệm "xã hội hậu công nghiệp" trong việc phân chia sự phát triển của xã hội. Theo ông lịch sử đã trải qua ba loại xã hội: xã hội tiền công nghiệp, xã hội công nghiệp, xã hội hậu công nghiệp. Trong xã hội hậu công nghiệp thông tin trở thành trọng tâm, là cơ sở của công nghệ. Vì vậy có thể còn gọi là: "xã hội thông tin". Đặc biệt những quan điểm này được nhà triết học và tương lai học người Mỹ là A.Top-plơ, với cuốn sách có tựa đề là "Làn sóng thứ ba" (xuất bản ở Mỹ vào năm 1980). Ông đã chia ra "ba làn sóng" hay ba nền văn minh kế tiếp nhau: nông nghiệp, công nghiệp và sau công nghiệp. Đặc điểm của nền văn minh sau công nghiệp đưa tới thay đổi trên nhiều lĩnh vực: sản xuất, quản lý, nếp sống sinh hoạt, giáo dục và văn hoá.

Điều này cho thấy tiếp cận theo nền văn minh và tiếp cận theo hình thái kinh tê - xã hội có những điểm xuất phát giống nhau, cả hai đều xuất phát từ lực lượng sản xuất. Mác là người rất coi trọnơ

khoa học kỹ thuật. Mác viết: "cái cối xay quay bằng tay đưa lại cho xã hội lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại cho các nhà tư bản công nghiệp"* . Ngoài Mác ra Ăng-Ghen cũng đã nghiên cứu sự phát triển các nền văn minh Ãng-Ghen nhất trí với quan điểm của Moóc-Găng phân chia lịch sử thành ba giai đoạn: mông muội, dã man và văn minh (khi xã hội phân chia thành giai cấp). Vì vậy không nên đối lập tiếp cận theo nền văn minh với tiếp cận hình thái. Nhưng cách tiếp cận văn minh có những hạn chế cơ bản trong việc nhìn nhận và giải thích xã hội.

Thứ nhất: là nó không cho phép nhìn nhận để hình dung xã hội như một cơ thể sống, một chỉnh thể phức tạp với những yếu tố cơ bản và không cơ bản trong mạng lưới các mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Nó không có khả năng chỉ ra yếu tố nào là cơ sở cho toàn bộ các yếu tố khác trong một xã hội cụ thể.

Thứ hai: nó cường điệu yếu tố khoa học kỹ thuật, coi nhẹ yếu tố quan hệ xã hội, tách rời chế độ xã hội, làm nhoà ranh giới giữa các chế độ xã hội khác nhau. Trong thực tế lịch sử không có nền văn minh nào không gắn với một chế độ xã hội nhất định, quan hệ nhất định, kiến trúc thượng tầng nhất định. Những người chủ trương cách tiếp cận này đã đồng nhất tiến bộ khoa học kỹ thuật với tiến bộ xã hội, quy sự phát triển xã hội vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

Thứ ba: chính bản thân những người theo đuổi cách tiếp cận này thú nhận: Tiếp cận theo nền văn minh từ bỏ hoàn toàn cách nhìn lưỡng phân của cách tiếp cận hình thái, nó tránh được những xung đột, đối kháng những hình thái xã hội đối lập nhau là hệ quả vốn có của cách tiếp cận hình thái. Thực chất điều này là họ muốn lảng tránh vấn đề giai cấp, đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.

Những phân tích trên cho phép chúng ta có thái độ khoa học với cách tiếp cận văn minh, không bác bỏ nó nhưng bác bỏ tham vọng của những người muốn dùng cách tiếp cận của văn minh thay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các Mác-Ầng-Ghen: Tuyển tập, TI, Nxb. Sự thật, H,1980, tr380.

cho cách tiếp cận hình thái kinh tế - xã hội. Lý luận và cách tiếp cận hình thái kinh tế - xã hội vẫn giữ nguyên giá trị, chẳng riêng gì những người theo Mác mà nhiều học giả phương Tây trung thực cũng có những ý tưởng rằng Mác vẫn sống lâu dài trong lòng nhân loại. Trong số những người đó Giắccơ Đêriđa một triết gia hiện đại có uy tín ở Pháp và Mỹ vào tháng 10-1993 cho xuất bản ở Pa-ri cuốn Những bóng ma của Mac" để khẳng định sự cần thiết phải trở vể với Mác. Ông nói: "Không có tương lai nếu không có Mác, không có các di sản của Mác. Ông chủ trương và kêu gọi trung thành với Mác trong một số luận điểm cơ bản của Mác" .

Một phần của tài liệu Một số quan điểm cơ bản của Các Mác trong việc xây dựng phương pháp luận nghiên cứu xã hội học ở nước ta hiện nay (Trang 29 - 36)