Quan điểm của Mác về giai cấp và đấu tranh giai cấp.

Một phần của tài liệu Một số quan điểm cơ bản của Các Mác trong việc xây dựng phương pháp luận nghiên cứu xã hội học ở nước ta hiện nay (Trang 36 - 42)

III. Một số quan điểm cơ bản của Các Mác về XHH.

3. Quan điểm của Mác về giai cấp và đấu tranh giai cấp.

Như đã trình bày ở các mục trên xã hội là một chỉnh thể cực kỳ phức tạp thậm chí là siêu phức tạp, có nhiều hệ thống hay nhiều lĩnh vực như lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và tinh thần. Xét riêng lĩnh vực xã hội của xã hội, đó là những mối liên hệ giữa các yếu tố khác nhau với tính cách là một chỉnh thể. Các yếu tô đó là các chủ thể xã hội: cá nhân, cộng đồng xã hội, giai cấp và tập đoàn xã hội. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định trong lịch sử có một loại hình tương ứng về lĩnh vực xã hội của xã hội, những giai cấp và tập đoàn xã hội nhất định. Sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội dẫn đến những biến đổi trong lĩnh vực xã hội, nhưng lĩnh vực xã hội không xuất hiện một cách tự động, nó có tính ổn định tương đối. Yếu tố quyết định lĩnh vực xã hội trong xã hội có giai cấp là giai cấp. Vì vậy là vấn đề cấu trúc giai cấp của lĩnh vực xã hội gắn liền với sự tương quan giữa các giai cấp. Có thể nói vấn đề giai cấp là một vấn để quan trọng và được nhiều nhà tư tưởng xã hội, cũng như các nhà xã hội học quan tâm. Ngay từ thời cổ đại Platon (423-347 TCN) đã cho rằng xã hội có sự phân chia đảng cấp và ông chia xã hội thành ba đẳng cấp: đẳng cấp cai trị, đảng

cấp giữa gìn trật tự, đẳng cấp sản xuất. Nô lệ không được coi là một đẳng cấp xã hội mà chỉ là những công cụ biết nói. Ông cho rằng sự phân chia này là tự nhiên của xã hội. Còn Arixtốt (384-322 TCN) ông dựa trên cơ sở giàu nghèo để chia xã hội làm ba loại người: Những người giàu, những người trung lưu và những người không có gì cả. Ở Trung Quốc cổ đại thời Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử đều chia xã hội thành hai loại người: Tiểu nhân và quân tử. Ở ấn Độ cổ đại các nhà tư tưởng xã hội phân chia xã hội thành bốn đẳng cấp dựa trên giáo lý Bàlamôn: đẳng cấp là Bàlamôn, đẳng cấp võ sỹ, đẳng cấp bình dân và nô lệ. Trong xã hội phong kiến chủ yếu phân chia xã hội thành ba đẳng cấp dựa trên pháp luật: Tăng lữ, quý tộc, bình dân. Đến xã hội tư bản cũng xuất hiện

nhiểu quan điểm khác nhau về giai cấp. Chẳng hạn như:

AđamSmit (1723-1790) và Ricácđô (1772-1823) hai ông dựa vào thu thập để phân chia giai cấp và chia xã hội tư bản thành ba giai cấp: giai cấp địa chủ - thu thập bằng địa tô, giai cấp tư sản - thu nhập bằng lợi nhuận tư bản, giai cấp công nhân - thu nhập bằng tiền lương. Một số nhà triết học, XHH khác thì phân chia giai cấp theo sự khác biệt về tài năng, màu da, tâm lý hoặc quan điểm, tôn giáo.

Điều này muốn chứng minh rằng vấn đề giai cấp được nhiểu người quan tâm nhưng chưa đưa ra được cách nhìn nhận bản chất của vấn đề giai cấp. Chỉ có Mác vấn đề giai cấp được xem xét bằng phép biện chứng duy vật đã đem lại cách giải thích khoa học và trở thành một lý thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp. Những quan điểm cơ bản về giai cấp và đấu tranh giai cấp được Mác trình bày trong nhiều tác phẩm của ông chẳng hạn như: "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", "Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848- 1850", "Ngày mười tám tháng sương mù của Louis Bonaparte", bộ "Tư bản".

Trong cuốn "Tuyên của Đảng cộng sản" đã viết: "Lịch sử tất cả các xã hội cho đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp. Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả và phường hội và thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ áp bức và người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc cách mạng không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của cả hai giai cấp đấu tranh với nhau" . Qua đoạn văn trên theo Mác đấu tranh giai cấp là động lực thúc đẩy lịch sử phát triển . Cho nên ở mọi thời đại đều tồn tại giai cấp. Giai cấp là những tập đoàn người được đặt trong mối quan hệ xã hội với tập đoàn người khác theo một thang bậc cao thấp; tương quan giữa các tập đoàn này là áp bức. Như vậy thứ bậc và áp bức là hai đặc điểm của tương quan giai cấp. Mặt khác cơ cấu giai cấp xã hội là một cơ cấu nhị phân đối lập làm thành hai giai cấp cơ bản đấu tranh đến cùng. Mác lại viết: "Trong những thời đại lịch sử đầu tiên hầu khắp mọi nơi, chúng ta đều thấy xã hội hoàn toàn chia thành những đẳng cấp khác nhau, một cái thang chia thành tầng nấc địa vị xã hội. Ở La Mã thời cổ chúng ta thấy có quý tộc, hiệp sỹ, bình dân, nô lệ; thời trung cổ thì có Lãnh chúa phong kiến, chư hầu, thợ cả, thợ bạn, nông nô. Hầu như trong mỗi đẳng cấp ấy lại có những thứ bậc đặc biệt

I.**

nữa

Như vậy theo Mác trong các xã hội nô lệ, phong kiến, xã hội được phân chia thành các đẳng cấp khác nhau dựa trên địa vị xã hội cao thấp như một cái thang có các bậc. Trong xã hội tư sản hiện đại, sinh ra từ trong lòng xã hội phong kiến đã diệt vong không xoá bỏ những giai cấp đối kháng. Nó chỉ đem những giai cấp mới, những điều kiện áp bức mới...

* Các Mác-Ăng-Ghen: Tuyên ngôn Đảng cộng sản, Nxb. Sự thật, H, 1976, tr42. ” Sách đã dản~tr43.

Còn trong cuốn "Đấu tranh giai cấp ở Pháp" một tác phẩm lịch sử Mác không định nghĩa về giai cấp nhưng đã liệt kê và quan sát ảnh hưởng của giai cấp đối với thời cuộc. Mác đã phân biệt các giai cấp sau: trưởng giả, tài phiệt, trưởng giả kỹ nghệ, trưởng giả thương mại, tiểu tư sản, nông dân, vô sản và vô sản hạ đẳng. Có thể nhận thấy rằng từ quan điểm lý thuyết Mác đã khảo cứu thực nghiệm, lối liền lý thuyết với thực nghiêm. Là người sáng lập ra lý thuyết giai cấp và xung đột giai cấp, Mác còn là nhà quan sát tuyệt vời, Mác cho rằng những thành phần có sinh hoạt kinh tế và lối sống giống nhau không nhất định và đương nhiên làm thành một giai cấp.

Trong cuốn "Ngày mười tám tháng sương mù của Lonis Bonaparte" Mác viết: "Tiểu nông dân là một khối quần chúng đông đảo mà tất cả các thành viên sống trong một hoàn cảnh như nhau, nhưng lại không nằm trong những mối quan hệ nhiều mặt đối với nhau. Phương thức sản xuất của họ không làm cho họ liên hệ với nhau mà làm cho họ cô lập với nhau. Tinh trạng cô lập đó lại còn bị những phương tiện giao thông tồi tệ ở Pháp và cảnh nghèo khổ của nông dân làm cho trầm trọng thêm. Trường hoạt động sản xuất của họ, một miếng đất nhỏ bé, không cho phép áp dụng một sự phân công lao động nào cả, một sự ứng dụng khoa học nào cả, do đó cũng không cho phép có một sự phát triển nhiều màu nhiều vẽ nào cả, một sự phân biệt tài năng nào cả cũng không cho phép một sự phong phú nào về các quan hệ xã hội. Mỗi gia đình nông dân gần như tự cấp tự túc hoàn toàn, sản xuất ra đại bộ phận những cái mình tiêu dùng và do đó kiếm tư liệu sinh hoạt cho mình bằng cách trao đổi với thiên nhiên nhiều hơn là giao tiếp với xã hội. Mảnh đất cỏn con, người nông dân và gia đình anh ta, cạnh đó lại là một mảnh đất cỏn con khác, một nông dân khác và một gia đình khác. Một nhóm những đơn vị ấy hợp thành một làng và một nhóm làng hợp thành một tỉnh. Như vậy cái khối to lớn dân tộc Pháp được hình thành bằng cách giản đơn cộng những đại lượng cùng tên lại, đại

khái cũng giống như một cái bao tải đựng những củ khoai tây hình thành một bao tải khoai tây vậy. Trong chừng mực hàng triệu gia đình sống trong những điều kiện kinh tế làm cho lối sống của họ, lợi ích của họ và trình độ giáo dục của họ các giai cấp khác thì các gia đình ấy họp thành một giai cấp. Trong chừng mực giữa những người tiểu nông chỉ có một mối liên hệ địa phương, trong chừng mực sự giống nhau về lợi ích của họ không tạo nên giữa họ một tính chất cộng đồng nào, một mối liên hệ toàn quốc nào, hay một tổ chức chính trị nào - thì họ không hình thành một giai cấp".*

Trong đoạn trích trên ta thấy gần hết những yếu tố giai cấp trong các lý thuyết hiện đại như mức sống, lối sống, nghề nghiệp, văn hoá, ý thức giai cấp, sự chống lại những giai cấp khác. Trong cuốn MTư bản" Mác đã trình bày sự hình thành của giai cấp vư sản và phân tích sự xung đột giữa giai cấp vô sản và tư sản. Theo Mác trong xã hội tư bản có hai mâu thuẫn lớn thứ nhất là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; thứ hai là mâu thuẫn giữa tình trạng phát triển phồn thịnh về kinh tế và tinh trạng nghèo nàn mỗi ngày một tăng của giai cấp vô sản. Với sự tiến bộ của cách thức tổ chức lao động hợp ỉý làm cho sản xuất phát triển đem lại nhiều của cải và đồ dùng, trong khi đó giai cấp vô sản ngày một mòn mỏi, nghĩa là mỗi ngày một ngheog hơn nhưng lại ngày càng tăng về số lượng vì có thêm nhiều tổ chức mới. Những điều kiện kinh tế xã hội này làm cho sự đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản mỗi ngày một gay go cho đến một lúc nào đó sẽ biến thành một cuộc đảo lộn xã hội lớn lao hay một cuộc cách mạng toàn diện. Theo Mác cuộc cách mạng này là cuộc cách vô sản lật đổ giai cấp tư sản và xã hội tư bản đi tới xã hội cộng sản. Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến và cách mạng nó đại diện cho một phương thức sản xuất mới, nó có sứ mạng đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản và xây dựng một chế độ xã hội mới. Trong cách mạng vỏ sản các phương tiện sản xuất trở thành sở hữu công cộng, chủ nghĩa

cộng sản sẽ xuất hiện thông qua thời kỳ quá độ là chủ nghĩa xã hội. Trong xã hội cộng sản người ta thấy có sự lặp lại tình trạng của chế độ cộng sản nguyên thuỷ nhưng đó là chủ nghĩa cộng sản ở trình độ cao hơn trên cơ sở kỹ thuật hiện đại của nền công nghiệp Mác đã hình dung vể sự phát triển của xã hội như thế.

Có thể nói lý thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp của Mác là toàn diện và sâu sắc ở chỗ nó bao hàm những yếu tố cơ bản của thực tại xã hội như kinh tế, chính trị, xã hội và triết lý, nó phản ánh quy luật đã và đang chi phối sự vận động của lịch sử xã hội từ tha hoá đến xoá bỏ tha hoá, từ tư hữu đến công hữu, từ cá nhân vị kỷ đến tập thể tự do và văn minh mà giai cấp công nhân thế giới đại diện và là chủ thể chân chính.

Kể từ những chấn động đầu tiên trong hệ thống cấu trúc xã hội đầu thế kỷ XIX đến nay chủ nghĩa tư bản đã trải qua nhiều giai đoạn khủng hoảng, điều chỉnh và phát triển. Không loại trừ khả năng xã hội tư bản tiếp tục tăng trưởng nhờ những tiến bộ của khoa học công nghệ mới, sự tan vỡ của một bộ phận rất quan trọng của các nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng tất cả những hiện tượng ấy không thể làm lu mờ hoặc phai nhạt quy luật trên mà Mác đã phát hiện ra. Điều này chứng tỏ rằng lý thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp của Mác vẫn là kim chỉ nam và được phát triển trong những điều kiện hoàn cảnh mới của nhân loại.

4. Tóm lại:

Những quan điểm cơ bản của Các Mác về XHH đã tạo ra một cuộc cách mạng trong quan niệm duy vật về xã hội; mặt khác Mác còn sử dụng phép biện chứng do mình xây dựng lên để giải thích và hướng vào cải tạo thế giới hiện thực, v ề điều này có thể nhận thấy Mác đã sử dụng phép biện chứng để nghiên cứu ít nhất là bảy biến chuyển biện chứng trong thực tại xã hội. Bảy biến chuyên đó là:

1- Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. 2- Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. 3- Biện chứng của các giai cấp xã hội.

4- Biện chứng của đời sống kinh tế tư bản. 5- Biện chứng của sự biến chuyển lịch sử. 6- Biện chứng của những tổng hợp cách mạng. 7- Biện chứng của sự tha hoá.

Ngoài những vấn đề đã được đề cập trong đề tài chúng tôi còn thấy được nhiều vấn đề cần được nghiên cứu sâu chẳng hạn như quan điểm của Mác về tha hoá, về tương quan giữa kinh tế và chính trị, về kinh tế thị trường... đây là những hướng nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi trong thời gian tới.

Phán IV

Những quan điểm phương pháp luận chủ yếu trong nghiên cứu XHH ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số quan điểm cơ bản của Các Mác trong việc xây dựng phương pháp luận nghiên cứu xã hội học ở nước ta hiện nay (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)