nồng độ các chất ô nhiễm trong nước sông. Các vị trí này nằm dọc trên sông VCĐ và có thể xác định tại các vị trí sau khi tiếp nhận nước từ các rạch lớn. Bên cạnh đó, xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng nước trên các Rạch chính đổ vào sông VCĐ như: rạch Bến Đá, rạch Tây Ninh, rạch Trảng Bàng,…Các rạch này tiếp nhận nước thải từ các nguồn chính trên lưu vực. Do vậy cần thiết quan trắc tại các vị trí ngay sau khi tiếp nhận nước thải từ các Khu dân cư, KCN hoặc CCN.
− Tính cấp thiết: đây là việc làm cần thiết để quản lý chất lượng nước mặt và kiểm soát ô nhiễm do nước thải từ các khu đô thị, nhà máy và KCN.
6.4.6 Giải pháp: Xây dựng hệ thống WebGis chia sẻ dữ liệu hiện trạng chất lượng nước sông chất lượng nước sông
− Mục đích: Cập nhật các thông tin diễn biến chất lượng nước mặt kịp thời cho các nhà quản lý môi trường;
− Đề xuất giải pháp: xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu các vấn đề liên quan đến chất lượng nước sông thể hiện trực quan bằng bản đồ số, cập nhật dữ liệu nhanh chóng và chia sẻ thông tin dữ liệu qua mạng internet bao gồm các lớp dữ liệu sau:
Bản đồ của lưu vực: bản đồ địa chất, địa hình, hành chính, phát triển KT –XH, v.v.;
Lớp dữ liệu về các nguồn thải: vị trí toạ độ, đặc trưng nguồn thải, diễn biến nồng độ các thông số cơ bản và thông số đặc trưng ngành của nguồn thải, các thông tin về chủ nguồn thải, cũng như các dữ liệu về quản lý môi trường của nhà nước đối với cơ sở,…;
Lớp dữ liệu về diễn biến chất lượng nước sông VCĐ.
− Tính cấp thiết: đây là việc làm cần thiết để quản lý chất lượng nước mặt và kiểm soát ô nhiễm do nước thải từ các khu đô thị, nhà máy và KCN. Giải pháp này có thể thực hiện song song hoặc sau khi hoàn thành mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt và nước thải.