Tại VT1 vào thời điểm tháng 5 ở cả hai kịch bản thì đều có thể tiếp nhận nguồn thải loại A2 và B1. Tại vị trí 2 vào tháng 5 ở KB1, khả năng tiếp nhận thêm nguồn thải loại A2, B1 rất thấp và thấp hơn so với KB2; khả năng tiếp nhận tại VT2 thay đổi theo thời gian, có những thời điểm sông không còn khả năng tiếp nhận và những thời điểm sông có thể tiếp nhận . Tại VT3 vào tháng 5 ở KB1, KB2 đều có thể tiếp nhận hoàn toàn nguồn thải loại B1 và có sự thay đổi khả năng tiếp nhận theo thời gian đối với nguồn thải loại A2. Vào tháng 7 KB1 và KB2, sông không còn khả năng tiếp nhận thêm nguồn thải loại A2 hay B1 ở cả ba vị trí. Như vậy, vào tháng 7 thời điểm hiện trạng và năm 2020 sông VCĐ hoàn toàn không còn khả năng tiếp nhận thêm nguồn thải đối với thông số COD.
Với kịch bản hiện trạng nồng độ COD vào tháng 5 đều đạt chuẩn QCVN 08 loại A2 và B1. Ngược lại vào tháng 7 nồng độ COD rất cao vượt ngưỡng giới hạn nguồn thải loại B1 (30mg/l) và nồng độ COD cao nhất ở khu vực thượng nguồn. Vào tháng 5, khả năng tiếp nhận của sông khu vực thượng nguồn khoảng 0,1 – 0,25.105kg/ngày đối với loại A2 và khoảng 0,2-0,5.105kg/ngày đối với loại B1; khu vực rạch Rễ khả năng tiếp nhận của sông thay đổi theo thời gian, có nhưng thời điểm sông không tiếp nhận, và khả năng tiếp nhận cao nhất khoảng 100.105
kg/ngày đối với loại A2 và B1; khu vực hạ lưu khả năng tiếp nhận loại B1 (0-9.105kg/ngày) lớn hơn so với loại A2 (0-2,5.105kg/ngày). Vào tháng 7 sông không còn khả năng tiếp nhận thêm nguồn thải đối với thông số COD
Trong tương lai, nồng độ COD không thay đổi so với hiện trạng. Vào tháng 5, khả năng tiếp nhận ở thượng nguồn vào khoảng 0-0,6.105kg/ngày (loại A2) và khoảng 0-2,25.105kg/ngày (loại B1); khu vực rạch Rễ khả năng tiếp nhận cao hơn so với khu vực thượng nguồn vào khoảng 0-2.105kg/ngày (loại A2) và khoảng 0- 6.105kg/ngày (loại B1); khu vực hạ nguồn có thời điểm sông có khả năng tiếp nhận
và vào một số thời điểm sông có khả năng tiếp nhận và cao nhất khoảng 4,5.105kg/ngày (loại A2) và 0-11.105kg/ngày (loại B1). Vào tháng 7 sông không còn khả năng tiếp nhận nguồn thải loại A2 hay B1. Như vậy, so với hiện trạng trong tương lai khả năng tiếp nhận của sông lớn hơn nếu các nguồn thải xử lí đạt loại A2 hay B1
5.7.3 Thông số TSS:
Vào tháng 5 ở cả hai kịch bản KB1 và KB2, ba vị trí vẫn còn khả năng tiếp nhận nguồn thải loại A2 và B2. Ngược lại, vào tháng 7, tại vị trí 1, 2 ở cả hai kịch bản đều không còn khả năng tiếp nhận thêm nguồn thải loại A2 hay B1; riêng VT3 ở KB1, 2 đều không còn khả năng tiếp nhận nguồn thải loại A2, khả năng tiếp nhận nguồn thải loại B1 rất thấp nhỏ hơn 105 kg/ngày.
Nồng độ TSS tương đối cao ở vị trí thượng nguồn và vượt chuẩn QCVN 08 (loại A2), đối với loại B1 thì đạt chuẩn. Ở thời điểm hiện trạng vào tháng 5 sông có khả năng chịu tải tương đối cao và cao nhất ở hạ lưu khoảng 0-8,5.105kg/ngày (loại A2) và 0-22,5. 105kg/ngày (loại B1); khả năng tiếp nhận khu vực rạch Rễ khoảng 0- 4,5.105kg/ngày (loại A2) và khoảng 0-12.105kg/ngày (loại B1); khả năng tiếp nhận khu vực thượng nguồn tương đối thấp phù hợp với nồng độ TSS hiện trạng tại khu vực này, khả năng tiếp nhận vào khoảng 0,2-0,5.105kg/ngày (loại A2) và 0,5- 105kg/ngày (loại B1). Vào tháng 7 sông không còn khả năng tiếp nhận loại A2 hay B1 trừ vị trí hạ lưu khả năng tiếp nhận (loại B1) tương đối thấp vào khoảng 0- 105kg/ngày.
Trong tương lai, nguồn thải được xử lí đạt loại A2 hay B1 thì khả năng chịu tải cũng tăng. Vào tháng 5 ở khu vực thượng lưu, khả năng tiếp nhận vào khoảng 0 - 105kg/ngày (loại A2) và khoảng 0-4,5.105kg/ngày (loại B1); khả năng tiếp nhận khu vực rạch Rễ và khu vực hạ lưu không thay đổi nhiều so với hiện trạng. Vào tháng 7 khả năng tiếp nhận của sông cũng tương tự như thời điểm hiện trạng, sông không còn khả năng tiếp nhận thêm nguồn thải TSS trừ khu vực hạ lưu. Như vậy so với hiện trạng, trong tương lai nồng độ TSS và khả năng chịu tải của sông không thay đổi nhiều.
5.8 Nhận xét:
Với tiêu chuẩn áp dụng tính toán là cột A2 thì hầu hết các chất ô nhiễm ở các kịch bản đều vượt quá giới hạn chịu tải cho phép. Với tiêu chuẩn áp dụng tính toán là cột B1 thì các chất vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép tuy nhiên giá trị này cũng còn rất thấp. Điều này cho thấy đoạn sông tính toán đã gần như không còn khả năng tiếp nhận nguồn thải được nữa.
Ngưỡng chịu tải được tính toán từ các thông số: lưu lượng sông, lưu lượng thải, nồng độ sông, nồng độ nước thải và tiêu chuẩn áp dụng. Sự dao động liên tục với biên độ lớn trong diễn biến của tải lượng thải tối đa, tải lượng sẵn có cũng như khả năng tiếp nhận nguồn thải là do ảnh hưởng của lưu lượng sông. Ở đây ta thấy ngay rằng nồng độ sông và nồng độ nước thải thay đổi khá chậm theo thời gian, còn tiêu chuẩn áp dụng thì đã là hằng số, do vậy r ràng lưu lượng sông là nhân tố quyết định gây ra sự dao động của tải lượng.
Mô hình tính toán ngưỡng chịu tải gắn chặt với mô hình thủy lực và lan truyền chất. Do vậy, cần liên tục cập nhật các dữ liệu mới về điều kiện biên, số liệu thải… để hiệu chỉnh lại bài toán lan truyền kịp thời. Có như vậy, mô hình tính toán ngưỡng chịu tải mới có thể cho ra kết quả chính xác.
CHƯƠNG 6
ĐỀ XUẤT TIÊU CHUẨN XẢ THẢI VÀO LƯU VỰC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG – TỈNH TÂY NINH (PHÂN VÙNG NGUỒN TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI)
6.1 Sự cần thiết phải ban hành tiêu chuẩn xả thải (ph n vùng nguồn tiếp nhận nước thải)
Sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh chủ yếu được sử dụng cho mục đích nông nghiệp và giao thông thủy. Chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông đã có dấu hiệu ô nhiễm (chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ), đặc biệt là đoạn từ phía sau rạch Rễ trở về phía thượng nguồn.
Chính vì vậy, việc quản lý các nguồn thải, nhất là các nguồn thải công nghiệp thải vào các lưu vực sông, là hết sức cần thiết thông qua công tác cấp phép xả thải cho doanh nghiệp (Xác định nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp, theo QCVN 24:2009/BTNMT – Quy chuẩn nước thải công nghiệp).
6.2 Cơ ở đề xuất tiêu chuẩn xả thải (ph n vùng nguồn tiếp nhận nước thải)
Để phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh, trong phạm vi báo cáo này chúng tôi dựa trên các phương pháp luận sau:
Dựa vào quy chuẩn chất lượng nước:
Dựa vào kết quả phân tích, đánh giá chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông: Dựa vào khả năng tự làm sạch của sông Vàm Cỏ Đông:
Dựa vào kết quả tính toán khả năng chịu tải của sông Vàm Cỏ Đông:
6.3 Kết quả đề xuất tiêu chuẩn xả thải vào lưu vực ông Và Cỏ Đông – tỉnh T y Ninh (ph n vùng nguồn tiếp nhận nước thải)
Theo đó, kết quả phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh sẽ được chia ra 2 giai đoạn (Bảng 6.1), nhằm tạo điều kiện để các nguồn thải có thời gian chuẩn bị chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải với công nghệ cao hơn cũng như thời gian để cải thiện tình trạng xử lý nước thải hiện nay.
- Giai đoạn 1: Từ nay cho đến nă 2015
o Đoạn từ thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông đến Rạch Rễ:
- Đối với những nguồn thải đã hoạt động từ năm 2013 trở về trước: nguồn tiếp nhận loại B, tất cả các nguồn thải thuộc khu vực này đều phải xử lý nước thải đạt loại B theo QCVN24:2009/BTNMT trước khi thải ra môi trường.
- Đối với những nguồn thải hoạt động từ sau năm 2013: nguồn tiếp nhận loại A, tất cả các nguồn thải thuộc khu vực này đều phải xử lý nước thải đạt loại A theo QCVN24:2009/BTNMT trước khi thải ra môi trường.
o Đoạn từ rạch Rễ đến rạch Tràm (giáp ranh tỉnh Long An): nguồn tiếp nhận loại B, tất cả các nguồn thải thuộc khu vực này đều phải xử lý nước thải đạt loại B theo QCVN24:2009/BTNMT trước khi thải ra môi trường.
- Giai đoạn 2: Từ nă 2016 – 2020:
Cả lưu vực sông Vàm Cỏ Đông đều là nguồn tiếp nhận loại A, tất cả các nguồn thải thuộc lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh đều phải xử lý đạt loại A theo QCVN24:2009/BTNMT trước khi thải ra môi trường.
Bảng 6.1. Kết quả phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh
TT Đoạn
Phân loại nguồn tiếp nhận
2013 – 2015
2016 – 2020
Đối với những nguồn thải hoạt động từ trước năm 2013 Đối với những nguồn thải bắt đầu hoạt động từ năm 2013
1 Khu vực từ thượng nguồn đến rạch Rễ
Sông Vàm Cỏ Đông B A A
Tất cả các nhánh sông, kênh, rạch đổ trực tiếp vào sông Vàm Cỏ Đông thuộc khu vực này
B A A
Rạch Cái Bắc và tất cả các sông, rạch
đổ vào lưu vực rạch Cái Bắc B A A
Rạch Nàng Dình và tất cả các sông,
rạch đổ vào lưu vực rạch Nàng Dình B A A
Rạch Bến Đá và tất cả các sông, rạch
đổ vào lưu vực rạch Bến Đá B A A
TT Đoạn
Phân loại nguồn tiếp nhận
2013 – 2015
2016 – 2020
Đối với những nguồn thải hoạt động từ trước năm 2013 Đối với những nguồn thải bắt đầu hoạt động từ năm 2013
rạch đổ vào lưu vực rạch Tây Ninh Rạch Rễ và tất cả các sông, rạch đổ
vào lưu vực rạch Rễ B A A
2 Khu vực từ rạch Rễ tới rạch Tràm (giáp ranh tỉnh Long An)
Sông Vàm Cỏ Đông B B A
Tất cả các nhánh sông, kênh, rạch đổ trực tiếp vào sông Vàm Cỏ Đông thuộc khu vực này
B B A
Rạch Bảo và tất cả các sông, rạch đổ
vào lưu vực rạch Bảo B B A
Rạch Bàu Nâu và tất cả các sông,
rạch đổ vào lưu vực rạch Bàu Nâu B B A
Rạch Đá Hàng và tất cả các sông,
rạch đổ vào lưu vực rạch Đá Hàng B B A
Rạch Nho và tất cả các sông, rạch đổ
vào lưu vực rạch Nho B B A
Rạch Gò Xoài và tất cả các sông, rạch
đổ vào lưu vực rạch Gò Xoài B B A
Rạch Trảng Bàng và tất cả các sông,
rạch đổ vào lưu vực rạch Trảng Bàng B B A
Rạch Tràm và tất cả các sông, rạch đổ
Hình 6.1. Phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh T y Ninh giai đoạn 2011 - 2015
Hình 6.2. Phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh T y Ninh giai đoạn 2016 - 2020
6.4 Giải pháp quản lý chất lượng nước ông Và Cỏ Đông
6.4.1 Giải pháp : Xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật và thể chế hoá hoạt động quản lý LVS Vàm Cỏ Đông từ trung ương đến địa phương: động quản lý LVS Vàm Cỏ Đông từ trung ương đến địa phương:
- Rà soát điều chỉnh, bổ sung cũng như xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT lưu vực sông, đồng thời triển khai, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của hệ thống pháp luật về quản lý TN&MT và phát triển bền vững liên quan đến lưu vực hệ thống sông. Ngoài ra, các quy định hướng dẫn về quy hoạch LVS, thu thuế, phí và lệ phí trên LVS. Phân cấp r chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa cấp Trung ương và địa phương trong việc giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp trong khai thác, sử dụng nguồn nước và ô nhiễm môi trường nước trên LVS.
- Kiện toàn mô hình tổ chức và hoạt động của tiểu ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Vàm Cỏ Đông thuộc Ủy ban sông Đồng Nai.
- Cần xây dựng và ban hành quy định không cấp phép đầu tư mới và đầu tư mở rộng cho các dự án đã đi vào hoạt động đối với các nhóm ngành có nguy cơ gây ô nhiễm cao và sử dụng nhiều nước.
- Ban hành dựng cơ chế giám sát cộng đồng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn thải ra sông suối.
6.4.2 . Các giải pháp về khoa học kỹ thuật
Các giải pháp về khoa học kỹ thuật chủ yếu áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc quản lý chất lượng nước sông VCĐ và kiểm soát và hạn chế ảnh hưởng từ cácnguồn thải đổ vào sông VCĐ.
6.4.3 Giải pháp: Lập quy hoạch BVMT tổng hợp
− Mục đích: quản lý nguồn nước sông bằng tổng hợp quy hoạch các vấn đề liên quan để từ đó có thể tổng hợp các nguồn lực khác nhau trong việc BVMT;
− Đề xuất quy hoạch: Quy hoạch tổng hợp này được kết hợp từ việc xây dựng từng các quy hoạch chính với các nội dung chính được đề xuất như sau:
6.4.3.1.Quy hoạch về quản lý và sử dụng nguồn nước
− Quy hoạch phân vùng CLN và phân đoạn quản lý nguồn nước sông VCĐ; − Quy hoạchđội ngũ cán bộ về công tác quản lý môi trường, quan trắc chấtlượng nước sông, tuyên truyền nâng cao nhận thức môi trường trong lưu vực
song VCĐ.
− Quy hoạch chương trình hành động để quản lý chất lượng nước sông VCĐ gồm các nội dung: Kiểm tra, giám sát các nguồn thải; Quan trắc CLN mặt;
− Quy hoạch nguồn kinh phí thường xuyên và lâu dài phục vụ công tác quản lý môi trường lưu vực sông VCĐ.
6.4.3.2 Quy hoạch phát triển bền vững lưu vực sông Vàm CỏĐông
− Quy hoạch sử dụng đất chung cho toàn lưu vực theo hướng phát triển bền vững trong đó có các khu vực bảo tồn nguồn nước và bảo tồn nguồn lợi thuỷ sinh;
− Quy hoạch phát triển KT – XH theo hướng phát triển bền vững: không thu hút các ngành công nghiệp có các chất ô nhiễm đặc biệt như ngành thuộc da, hóa chấtcơ bản v.v… thay vào đó thu hút ngành nghề ít gây ô nhiễm và ít phát sinh nước thải; Ưu tiên thu hút các ngành nghề áp dụng các công nghệ sạch; Tập trung pháttriển các ngành dịch vụ;
− Quy hoạch các cơ sở sản xuất riêng lẻ vào KCN và CCN để quản lý tập trung và hạn chế tình trạng xả thải không kiểm soát. Đối với các cơ sở sản xuất mới thuộc các ngành nghề mang tính ô nhiễm đặc thù của tỉnh như chế biến mủ cao su thiên nhiên, chế biến khoai mì, … bên cạnh việc khuyến khích dùng các công nghệ ít phát sinh chất thải, tận thu tái sử dụng tối đa được chất thải phát sinh thì cũng khuyến khích tập trung vào KCN, CCN đặc thù;
− Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trong đó ưu tiên công tác quy hoạch thu gom và xử lý nước thải từ các khu đô thị tập trung, đặc biệt là các khu dân cư tập trung nằm dọc sông VCĐ;
− Quy hoạch việc quản lý chất thải rắn với vị trí các bãi chôn lấp rác phù hợp và không gây ảnh hưởng đến CLN trên lưu vực sông VCĐ;
− Quy hoạch lồng ghép công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ chất lượng nước sông và vệ sinh môi trường trong việc quy hoạch phát triển KT – XH.
6.4.3.3 Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
− Đối với các khu đô thị và khu dân cư tập trung:
Cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom và thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt;
Tách riêng hệ thống thu gom nước mưa và nước thải sinh hoạt;
Quy định nước thải sinh hoạt tại các hộ dân phải được xử lý sơ bộ bằng hầm tự hoại ba ngăn trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải;
Nước thải sinh hoạt được thu gom về nhà máy xử lý nước thải tập trung xử lý đạt chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường.
− Đối với các KCN và CCN:
Xây dựng hoàn chỉnh và vận hành được hệ thống thu gom nước thải và hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thu hút các cơ sở sản xuất, đảm