− Mục đích: quản lý nguồn nước sông bằng tổng hợp quy hoạch các vấn đề liên quan để từ đó có thể tổng hợp các nguồn lực khác nhau trong việc BVMT;
− Đề xuất quy hoạch: Quy hoạch tổng hợp này được kết hợp từ việc xây dựng từng các quy hoạch chính với các nội dung chính được đề xuất như sau:
6.4.3.1.Quy hoạch về quản lý và sử dụng nguồn nước
− Quy hoạch phân vùng CLN và phân đoạn quản lý nguồn nước sông VCĐ; − Quy hoạchđội ngũ cán bộ về công tác quản lý môi trường, quan trắc chấtlượng nước sông, tuyên truyền nâng cao nhận thức môi trường trong lưu vực
song VCĐ.
− Quy hoạch chương trình hành động để quản lý chất lượng nước sông VCĐ gồm các nội dung: Kiểm tra, giám sát các nguồn thải; Quan trắc CLN mặt;
− Quy hoạch nguồn kinh phí thường xuyên và lâu dài phục vụ công tác quản lý môi trường lưu vực sông VCĐ.
6.4.3.2 Quy hoạch phát triển bền vững lưu vực sông Vàm CỏĐông
− Quy hoạch sử dụng đất chung cho toàn lưu vực theo hướng phát triển bền vững trong đó có các khu vực bảo tồn nguồn nước và bảo tồn nguồn lợi thuỷ sinh;
− Quy hoạch phát triển KT – XH theo hướng phát triển bền vững: không thu hút các ngành công nghiệp có các chất ô nhiễm đặc biệt như ngành thuộc da, hóa chấtcơ bản v.v… thay vào đó thu hút ngành nghề ít gây ô nhiễm và ít phát sinh nước thải; Ưu tiên thu hút các ngành nghề áp dụng các công nghệ sạch; Tập trung pháttriển các ngành dịch vụ;
− Quy hoạch các cơ sở sản xuất riêng lẻ vào KCN và CCN để quản lý tập trung và hạn chế tình trạng xả thải không kiểm soát. Đối với các cơ sở sản xuất mới thuộc các ngành nghề mang tính ô nhiễm đặc thù của tỉnh như chế biến mủ cao su thiên nhiên, chế biến khoai mì, … bên cạnh việc khuyến khích dùng các công nghệ ít phát sinh chất thải, tận thu tái sử dụng tối đa được chất thải phát sinh thì cũng khuyến khích tập trung vào KCN, CCN đặc thù;
− Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trong đó ưu tiên công tác quy hoạch thu gom và xử lý nước thải từ các khu đô thị tập trung, đặc biệt là các khu dân cư tập trung nằm dọc sông VCĐ;
− Quy hoạch việc quản lý chất thải rắn với vị trí các bãi chôn lấp rác phù hợp và không gây ảnh hưởng đến CLN trên lưu vực sông VCĐ;
− Quy hoạch lồng ghép công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ chất lượng nước sông và vệ sinh môi trường trong việc quy hoạch phát triển KT – XH.
6.4.3.3 Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
− Đối với các khu đô thị và khu dân cư tập trung:
Cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom và thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt;
Tách riêng hệ thống thu gom nước mưa và nước thải sinh hoạt;
Quy định nước thải sinh hoạt tại các hộ dân phải được xử lý sơ bộ bằng hầm tự hoại ba ngăn trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải;
Nước thải sinh hoạt được thu gom về nhà máy xử lý nước thải tập trung xử lý đạt chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường.
− Đối với các KCN và CCN:
Xây dựng hoàn chỉnh và vận hành được hệ thống thu gom nước thải và hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thu hút các cơ sở sản xuất, đảm bảo nước thải đầu ra đạt quy chuẩn quy định;
Tách riêng hệ thống thu gom nước mưa và nước thải công nghiệp;
Phải có hệ thống quan trắc tự động các thông số ô nhiễm trong hệ thống XLNT tập trung.
− Đối với các bãi rác, bệnh viện: Phải xây dựng hệ thống XLNT riêng trước khi đi vào hoạt động. Đảm bảo đầu ra của hệ thống XLNT phải đạt chuẩn quy định.
Trong các quy hoạch trên nhất thiết phải vạch rõ lộ trình từng bước thực hiện các quy hoạch rõ ràng, tránh tình trạng lập quy hoạch mà không thực hiện.