Sự thay đổi của góc mũi môi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi hình thái mô cứng, mô mềm của khuôn mặt sau điều trị chỉnh răng lệch lạc khớp cắn Angle I, vẩu xương ổ răng hai hàm có nhổ răng (FULL TEXT) (Trang 126 - 127)

Góc mũi môi tăng trung bình 9,3 ± 7,530 (p <0,01) (Bảng 3.23), lớn hơn so với nghiên cứu của Drobocky trên người da trắng 5,20 [75], của Kusnoto và cộng sự 7,750 trên người Indonesia, nhưng lại ít hơn so với

Upadhay11,670 trên người Ấn Độ. Tăng góc mũi môi ở nhóm bệnh nhân Việt

Nam tương tự với các nghiên cứu khác như: Lew(Singapore)[10] tăng góc mũi môi 100, Hayashida (Nhật) tăng 9,40[155].Góc mũi môi nhọn là một trong các đặc điểm của vẩu răng và xương ổ răng hai hàm. Góc mũi môi càng nhọn thì mức độ vẩu càng nhiều bởi nó phản ánh mức độ ngả ra phía môi của răng cửa trên.Khi góc mũi môi tăng hay nói cách khác tù hơn so với ban đầu chứng tỏ vẩu răng được cải thiện. Vậy mức độ tăng của góc mũi môi có quyết định đến thành công của điều trị?Bil và cộng sự[41] khi nghiên cứu kết quả điều trị của vẩu hai hàm trên nhóm bệnh nhân đa sắc tộc ở bệnh viện trường Illioid Chicago Mỹ chỉ thấy góc mũi môi tăng 3,10 mặc dù kết luận điều trị nắn chỉnh răng hai hàm làm giảm độ vẩu của mặt đáng kể. Nghiên cứu khác của Konstantonis (2011) cho thấy trong những trường hợp nằm giữa gianh giới nhổ răng và không nhổ răng thì thấy ở nhóm bệnh nhân vẩu có nhổ răng góc mũi môi và độ nhô của môi thay đổi rõ rệt so với nhóm không nhổ

răng[156]. Góc mũi môi tăng 50 ít hơn nhiều so với các nghiên cứu khác và

nghiên cứu của chúng tôi. Bởi đây là trường hợp vẩu ở mức độ nhẹ nên chỉ

cần làm tù góc mũi môi một ít để có thẩm mỹ đẹp. Do vậy không phải luôn

luôn mức độ tăng của góc mũi môi nói lênmức độ tốt hay không mà do đối

tượng nghiên cứu thuộc các chủng tộc khác nhau nên mức độ vẩu cũng khác

nhau, hơn thế nữa mức độ vẩu cũng khác nhau giữa các cá thể trong cùng một chủng tộc.Chính vì thế mà mục tiêu điều trịđối với tăng góc mũi môi cũng

khác nhau.Thêm vào đó, hình dạng của góc mũi môi bị ảnh hưởng hoạt động của cơ và tuổi, góc mũi môi bị biến mất khi bệnh nhân bị liệt. Giãnh mũi môi được được cấu tạo bởi mô sợi dày và các bó cơ vân với chỗ bám của cơ nâng môi trên. Cấu trúc giải phẫu này tham gia vào sự di xa của môi trên do sự hoạt động của cơ nâng môi trên ở trạng thái nghỉvà cơ vòng môi[17]. Con số biểu thị sự tăng của góc mũi môi có ý nghĩa trong thống kê nhưng bản thân nó không có ý nghĩa trên lâm sàng. Ví dụ: tăng góc mũi môi 100 sẽ là mong

muốn với những bệnh nhân có góc mũi môi trước điều trị là 850 nhưng lại là

quá nhiều, ảnh hưởng đến thẩm mỹđối với bệnh nhân có góc mũi môi 900. Vì vậy khi so sánh với các nghiên cứu phải hết sức thận trọng.

Các bác sĩ nắn chỉnh răng đều tin rằng khi răng cửa hàm trênvà hàm dưới được dựng thẳng trục và rìa cắn răng cửa được dịch chuyển ra xa làm môi giảm độnhô ra trước và vì vậy góc mũi môi cũng tù hơn. Tuy nhiên kết quả của

chúng tôi không tìm thấy mối tương quan nào giữa sựthay đổi này (Bảng 3.24

và 3.25) và kết luận này giống như Kusnoto[95],Yasutomi [11], Lew[10]. Điều

này được thể hiện rõ ở mức độ kéo ra xa của răng cửa trên và dưới với tăng của

góc mũi môi tương ứng trong các nghiên cứu rất khác nhau. Kusnoto thấy rìa

cắn răng cửa trên di xa 5,7mm tương tự như của Bill và cộng sự5,2mm nhưng góc mũi môi tăng 7,750còn Bill chỉ thấy góc mũi môi tăng 3,10. Nghiên cứu của

chúng tôi thấy rìa cắn răng cửa trên giảm độ nhô 5,2mm nhưng góc mũi môi

tăng 9,70. Nhìn chung sự thay đổi góc mũi môi trong các nghiên cứu chỉ xoay quanh 100 là minh chứng cho thấy kết quả của chúng tôi phù hợp đó là không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê nào giữa sự thay đổi này. Góp phần làm sáng tỏ cho sựđáp ứng rất phức tạp của môi với điều trị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi hình thái mô cứng, mô mềm của khuôn mặt sau điều trị chỉnh răng lệch lạc khớp cắn Angle I, vẩu xương ổ răng hai hàm có nhổ răng (FULL TEXT) (Trang 126 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)