Cho đến nay có rất ít nghiên cứu đề cập đến sự thay đổi ở vùng cằm.Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy điểm nhô nhất của cằm có thay đổi sau điều trị, sự thay đổi nhỏ và không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tuy nhiên sự thay đổi của vùng cằm lại được thể hiện rất rõ trên lâm sàng đó là bệnh nhân sau điều trị có đường cong hài hòa mềm mại từ môi dưới đến cằm và từ cằm đến cổ, trương lực cơ cằm giảm so với trước điều trị. Nhận định này tương đồng với Solem và cộng sự. Đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về sự thay đổi mô mềm theo 3 chiều trong không giansau điều trị nắn chỉnh răng có nhổ 4 răng hàm nhỏ của 24 bệnh nhân châu Á có vẩu hai hàm nặng được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học California Mỹ 2013. Nhóm tác giả này đã đánh giá sự thay đổi sau điều trị trên phim
CTCB(cone- beam computed tomography) đối với bệnh nhân vẩu người châu
Á. Kết luận có sự thay đổi nhiều mô mềm sau khi đi xa khối răng phía trước
cho dù neo chặn bằng mini-implant hay bằng các phương tiện neo chặn cổ điển. Sự dịch chuyển mô mềm theo 3 chiều trong không gian rất đa dạng giữa các cá thể.Bản đồ màu sắc đã thể hiện được tổng thể sựthay đổi bề mặt mô và cho thấy có sự phân bổ lại mô mềm từ giãnh môi cằm đến điểm nhô nhất cằm, sự thay đổi của mô mềm xảy ra quanh quanh miệng. Sựthay đổi môi trải dài đến giãnh mũi môi ở hai bên, trụ mũi ở giữa, giãnh môi cằm ở phía dưới. Sự thay đổi mô mềm lân cận cũng thấy ở một số bệnh nhân, chú ý nhất là
sự dịch chuyển về phía trong ở vùng cơ cắn và má. Cằm là nơi duy nhất có
sự dịch chuyển ra trước để làm hài hòa giữa môi-mũi cằm, tạo lại đường cong mềm mại ở vùng cằm [17]. Sự thay đổi này có thể do khi giảm độ
vẩu, cơ cằm được thư giãn và phân bố lại mô mềm ở vùng cằm khi đáp ứng với kéo lùi răng phía trước. Tất cả các bệnh nhân có môi khép không kín ở tư thế nghỉ lúc trước điều trị đều có thay đổi nhiều nhất về vị trí của môi dưới khi răng cửa di ra xa.