của trƣờng
2.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô
2.3.1.1 Các yếu tố kinh tế
Nhu cầu giáo dục đào tạo thƣờng tỷ lệ thuận với sự tăng trƣởng kinh tế.Tốc độ tăng GDP của Việt Nam năm 2007 là 8,44 %, tuy nhiên do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên năm 2013 tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam chỉ ở mức 5,4 % [30]. Theo dự báo của Thủ tƣớng chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu rằng “Kinh tế Việt Nam đã vƣợt qua nhiều khó khăn, đang phục hồi và hƣớng tới tốc độ tăng trƣởng cao hơn,” Thủ tƣớng còn cho biết GDP của Việt Nam trong 2 năm tới dự kiến tăng trƣởng lần lƣợt ở mức 5, 8% và 6%. Khi kinh tế toàn cầu dần hồi phục Việt nam sẽ đạt tốc độ tăng trƣởng tốt. Dự báo trong 05 năm tới, tốc độ tăng trƣởng nhanh của Việt Nam sẽ vẫn đƣợc duy trì và gia tăng.
Mặc dù có những bƣớc tăng trƣởng đáng kể, nền kinh tế nƣớc ta vẫn là nền kinh tế có mức thu nhập thấp. Các chỉ số về kết cấu hạ tầng, phát triển con ngƣời vẫn ở thứ hạng dƣới so với nhiều nƣớc trên thế giới. Trình độ của lực lƣợng lao động còn thấp so với nhiều nƣớc trong khu vực, cả về kiến thức lẫn kỹ năng nghề nghiệp. Đất nƣớc còn thiếu nhân lực trình độ cao ở nhiều lĩnh vực. Cơ cấu đội ngũ lao động qua đào tạo chƣa hợp lý. Năng suất lao động còn thấp, sản xuất chủ yếu vẫn dựa trên những công nghệ lạc hậu, sản phẩm ở dạng thô, chi phí cao, giá trị gia tăng thấp. Cơ cấu kinh tế có chuyển dịch nhƣng còn chậm: tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp trong GDP còn thấp, tỷ trọng nông nghiệp tuy có giảm nhƣng vẫn ở mức khá cao. Kết cấu hạ tầng
49
kinh tế - xã hội chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển. Do đó, để tiếp tục tăng trƣởng vƣợt qua ngƣỡng các nƣớc có thu nhập thấp, Việt Nam phải cấu trúc lại nền kinh tế, phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng và hàm lƣợng công nghệ cao. Quá trình này đòi hỏi đất nƣớc phải có đủ nhân lực có trình độ. Và yêu cầu bức thiết là phải có các đơn vị đào tạo ra những nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc nhu cầu của phát triển.
2.3.1.2 Các yếu tố chính trị – pháp luật
Tình hình chính trị của Việt Nam đƣợc coi là rất ổn định trong khu vực. Việt Nam cũng đã trở thành thành viên chính thức của WTO và có quan hệ ngày càng mở rộng với các nƣớc trên thế giới. Điều này tạo điều kiện tăng cƣờng đầu tƣ của các nƣớc, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp nƣớc ngoài, tăng nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo, tạo thời cơ để phát triển giáo dục.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII, IX và X của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc đã có những chính sách ngày càng hợp lý hơn cho sự phát triển giáo dục và đào tạo. Hệ thống pháp luật của Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt chú trọng phát triển giáo dục, nâng cao trình độ nhân lực. Luật Giáo Dục (2005) ra đời cùng với các nghị định, các thông tƣ đƣợc ban hành đã giúp cho sự phát triển giáo dục đào tạo ngày càng ổn định. Đồng thời, với quan điểm coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đảng và Nhà nƣớc tiếp tục dành sự ƣu tiên cho giáo dục, không chỉ thể hiện ở những chính sách đầu tƣ mà còn ở sự lãnh đạo trực tiếp và triệt để hơn nữa đối với sự phát triển giáo dục của nƣớc nhà. Việc phân cấp quản lý giáo dục cho các địa phƣơng và sở giáo dục đƣợc đẩy mạnh, đặc biệt tăng quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng ngân sách, tổ chức quy trình giáo
50
dục, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, thực hiện chƣơng trình,.... Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các cơ sở GDĐH.
Trong những năm gần đây, công tác quản lý chất lƣợng đã đặc biệt đƣợc chú trọng, đã hình thành các tổ chức chuyên trách về đánh giá và kiểm định chất lƣợng:
Cục Khảo thí và Kiểm định chất lƣợng cấp trung ƣơng đƣợc thành lập vào tháng 8/2004, 77 đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lƣợng đƣợc thành lập ở các trƣờng đại học và cao đẳng. Đến tháng 12/2008, đã có 114/163 (70%) trƣờng đại học tự đánh giá, trong đó có 40 trƣờng đƣợc đánh giá ngoài. Đây là một thách thức lớn cho các cơ sở GDĐH, đặc biệt là các cơ sở mới thành lập.
Giai đoạn năm học 2007-2008, học sinh học nghề, sinh viên cao đẳng, đại học có hoàn cảnh khó khăn đƣợc vay để chi trả cho việc học hành (752.000 ngƣời đƣợc vay với mức tối đa 800.000 đồng/tháng). Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời học phát triển việc học của mình, làm tăng nhu cầu đào tạo.
Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục, Nhà nƣớc tiếp tục thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục. Ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo đã tăng từ 15% năm 2000 lên 18%. Các trƣờng lớp của Việt Nam đã và đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn về hạ tầng cơ sở đảm bảo cho việc dạy và học có chất lƣợng tƣơng đƣơng với các nƣớc khác trong khu vực.
2.3.1.3 Các yếu tố văn hóa xã hội – dân cư
a, Các yếu tố văn hóa xã hội:
Quá trình hội nhập với các trào lƣu đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi cho các trƣờng đại học nƣớc ta có thể nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và
51
phát triển làm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nƣớc ta với các nƣớc khác. Ngoài ra, hầu hết các trƣờng đại học trên thế giới đang tiến hành những cải cách toàn diện để trở thành những trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất, chuyển giao công nghệ và xuất khẩu tri thức. Đây là một thách thức cho các trƣờng đại học ở Việt Nam.
Từ xƣa đến nay, ngƣời Việt Nam chúng ta có truyền thống hiếu học. Điều này thể hiện trong từng gia đình, từng dòng họ, từng cộng đồng dân cƣ, các bậc cha mẹ đã không tiếc công sức, tiền của đầu tƣ và khuyến khích động viên con em vƣợt khó, chăm chỉ học tập cũng nhƣ hỗ trợ và tạo điều kiện dạy tốt, học tốt cho nhà trƣờng. Đồng thời, sự phát triển nhanh chóng của khoa học – kỹ thuật đã đẩy nhanh tốc độ gia tăng của lƣợng kiến thức mới. Do đó, để hoàn thiện kiến thức của mình, ngƣời lao động có khuynh hƣớng học suốt đời và ngày càng có những yêu cầu đa dạng và khác nhau về giáo dục. Bên cạnh đó, yêu cầu của nhà tuyển dụng ngày càng cao, đòi hỏi các ứng viên phải có năng lực thực sự phù hợp với công việc. Điều này làm cho ngƣời học ngày càng giống nhƣ khách hàng, họ có quyền lựa chọn cách học, môn học, chƣơng trình và cơ sở GDĐH nào cung cấp nguồn kiến thức thiết thực và hữu ích đối với công việc của họ sau này. Đây là một thách thức lớn cho các cơ sở GDĐH, đặc biệt đối với các cơ sở mới thành lập. Các cơ sở GDĐH cần đa dạng hóa các chƣơng trình đào tạođể có thể đáp ứng nhu cầu cũng nhƣ thu hút ngƣời học
b/ Yếu tố dân cƣ
Tháng 11 năm 2013, Dân số cả nƣớc đã cán mốc 90 triệu dân. Dân số vùng Duyên hải miền trung và Tây Nguyên là hơn 25 triệu ngƣời, trong đó dân số Đà Nẵng là gần 1 triệu dân [30] tuy con số nội tỉnh khá khiêm tốn nhƣng nguồn dân cƣ trong vùng là dồi dào, đứng thứ 2 so với cả nƣớc. Bên cạnh đó, ngoài vấn đề ăn, mặc ở ngƣời dân ngày càng quan tâm hơn về các
52
vấn đề khác nhƣ học tập, việc coi trọng bằng cấp của xã hội Việt Nam còn lớn, nên nhu cầu học lên vẫn cao.
2.3.1.4 Các yếu tố kỹ thuật – công nghệ
Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức, đƣa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng đa dạng phong phú và tăng theo cấp số nhân, đòi hỏi chất lƣợng đào tạo phải liên tục nâng lên ở tầm cao mới. Ngoài ra, tốc độ và trình độ đổi mới và ứng dụng tri thức quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phƣơng pháp giáo dục trong các nhà trƣờng, đồng thời đòi hỏi giáo dục phải cung cấp đƣợc nguồn nhân lực có trình độ cao. Nhƣ vậy, phát triển nhảy vọt và mạnh mẽ về khoa học – công nghệ, phát triển kinh tế tri thức trên toàn cầu đã tạo ra nhu cầu, cơ hội và điều kiện để phát triển giáo dục đại học cả về qui mô và chất lƣợng. Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế tạo điều kiện hợp tác để học tập, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao và tiếp nhận công nghệ đào tạo tiên tiến.
Sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin và truyền thông tạo điều kiện rất thuận lợi về thông tin phục vụ dạy, học và nghiên cứu. Đà Nẵng là một trong ba trung tâm bƣu chính viễn thông lớn nhất cả nƣớc với tất cả các loại hình phục vụ hiện đại. Thành phố Đà Nẵng hiện có 583 điểm giao dịch, đại lý bƣu điện, trong đó có 93 bƣu cục. Tổng số thuê bao trên toàn mạng ƣớc đạt 1.211,8 ngàn máy, đạt mật độ 150,2 máy/100 dân.
Dịch vụ viễn thông đƣợc đánh giá là một trong những ngành phát triển nhanh và hiện đại hóa tốc độ cao. Đà Nẵng có trạm cáp quang biển quốc tế cập bờ, là xa lộ thông tin không chỉ đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh
53
và quản lý kinh tế xã hội của thành phố mà còn cho cả khu vực miền Trung. Thị trƣờng viễn thông ngày càng sôi động với sự tham gia của nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chính và các chi nhánh: VNPT, MobiFone, Viettel, EVN Telecom, Vinaphone, HT mobi, Sfone
2.3.2 Phân tích môi trường vi mô
2.3.2.1 Khách hàng
Khách hàng của trƣờng chủ yếu là khách hàng trong nƣớc. Khách hàng gồm cá nhân và tổ chức; Ngƣời học và cha mẹ học sinh ( học sinh vừa tốt nghiệp PTTH, ngƣời lớn có nhu cầu đào tạo); Thị trƣờng lao động, các chủ doanh nghiệp Tóm lại: Trong môitrƣờng giáo dục đã có nhiềuthay đổi, khách hàng phải đƣợc coi là trọng tâm, trƣờng nào nắm đƣợc khách hàng thì trƣờng đó sẽ thành công.
Trƣờng Đại học Đông Á đƣợc xác định là trƣờng đào tạo nguồn nhân lực đa cấp, đa lĩnh vực; đào tạo liên thông và theo định hƣớng Thực nghiệm - Ứng dụng; là nơi đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng, tay nghề, trìnhđộ cao không những phục vụ cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phƣơng, mà còn tham gia cung cấp nguồn nhân lực cho vùng kinh tế trọng điểm Miền trung – Tây Nguyên, khu vực phía nam của Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ.
Qua kết quả thăm dò ý kiến của sinh viên trong năm 2012, sau khi phân tích, nhận thấy đa số sinh viên đang học tại trƣờng đánh giá các mặt hoạtđộng của trƣờng từ mức trung bình trở lên. Đây là tín hiệu tốt cho nhà trƣờng.
Qua phân tích Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, nhu cầu lao động qua đào tạo là rất cao. Hơn nữa, nhu cầu đào tạo tại các tỉnh khác trong vùng Duyên hải miền trung và khu vực Tây Nguyên cũng chƣa đƣợc đáp ứng đủ. Ngoài ra, hiện nay Bộ Giáo dục và
54
Đào tạo vẫn còn duy trì chế độ xét chỉ tiêu cho từng trƣờng. Do đó, về nhu cầu đào tạo, nhìn chung ngày càng tăng.
2.3.2.2 Các trường Đại học ở khu vực lân cận, các đối thủ cạnh tranh.
Hiện nay trên cả nƣớc có 146 trƣờng đại học và học viện, 223 trƣờng cao đẳng, với đặc thù của Trƣờng, đối thủ cạnh tranh chính của trƣờng Đại học Đông Á Đà Nẵng là những trƣờng khối ngoài công lập.
Những trƣờng sẽ trực tiếp cạnh tranh với Trƣờng Đại học Đông Á Đà Nẵng tại khu vực Đà Nẵng nhƣ:
+ Các trƣờng thuộc hệ công lập Đại học Đà Nẵng: Đại học Kinh tế, Đại học Sƣ phạm, Đại học Bách Khoa, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Thể dục thể thao, Đại học Y dƣợc.
+ Các trƣờng thuộc hệ ngoài công lập: Đại học Duy Tân, Đại học Kiến Trúc, Đại học FPT.
Trong lĩnh vực đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và dạy nghề, Đà Nẵng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ mở các cơ sở , nên số lƣợng trƣờng đào tạo không ngừng tăng, thu hút khá đông sinh viên , học sinh từ các tỉnh lân cận đến học nghiệp vụ và học nghề. Trong khi đó, tính chung cho cả Đà Nẵng thì tổng số hiê ̣n nay có đến 8 trƣờng Đa ̣i ho ̣c , 20 trƣờng cao đẳng và trung cấp ( công lập và tƣ thục), 63 cơ sở đào ta ̣o nghề , 8 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên - hƣớng nghiệp và 50 trung tâm đào tạo tin học, ngoại ngữ, nghiệp vụ tƣ nhân. Hiệntạicáctrƣờngđềutậptrungđểthựchiệnnhiệmvụchung, đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, nhƣng chiếm phần đông là các cơ sở tƣ nhân tƣ thục nên có sự cạnh tranh nhau về số lƣợng học sinh sinh viên.
Ở giai đoạn 2005-2010, Đà Nẵng đào tạo nghề đến 117.641 ngƣời (tƣơng đƣơng 1/8 dân số Đà Nẵng). Giai đoạn2011 đến nay, tuyển sinh càng nhiều hơn, bình quân mỗi năm khoảng 45 ngàn đến 47 ngàn học viên. So
55
chung trong toàn khu vực miền Trung, Đà Nẵng tuyển sinh dạy nghề cao kỷ lục, chiếm tỷ lệ 26,7% (trong khi Phú Yên chỉ 5,8%; Quảng Ngãi chỉ chiếm 5,7%). Chủ yếu đào tạo nghề về thƣơng mại - du lịch- dịch vụ, nhƣng ngắn hạn. Từ những vấn đề đó, trƣờng lại gặp nhiều khó khăn hơn trong công tác tuyển sinh vì các ngành nghề na ná nhau, quảng bá của các trƣờng lại rầm rộ, tên trƣờng đại học cao đẳng tƣ thục lại lập lờ giữa công lập và ngoài công lập nhƣ trƣờng Đại học Kiến trúc, Cao đẳng Bách Khoa khiến thí sinh bị thu hút.
2.3.2.3 Nhà cung cấp
Giảng viên:
Yếu tố quan trọng nhất đối với trƣờng đại học là lực lƣợng giảng viên. Hiện nay, cơ cấu giảng viên của trƣờng Đại học Đông Á Đà Nẵng gồm: giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn có 106 ngƣời; giảng viên thỉnh giảng và hợp đồng ngắn hạn có 202 ngƣời.
Cơ sở vật chất:
Đảm bảo cho nhu cầu đào tạo của Trƣờng với số lƣợng dao động 8.000 – 10.000 sinh viên.
2.3.2.4 Đối thủ tiềm ẩn, các nhóm áp lực, rào cản xâm nhập ngành:
a, Đối thủ tiềm ẩn
- Các trƣờng đại học, cao đẳng địa phƣơng đƣợc mở ra để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực tại chỗ.
- Giai đoạn 2009, các trƣờng giáo dục nƣớc ngoài đã chính thức đầu tƣ vào Việt Nam. Với lợi thế về danh tiếng, kinh nghiệm và đặc biệt là tiềm lực tài chính…các trƣờng đào tạo nƣớc ngoài sẽ là đối thủ cạnh tranh không nhỏ của các trƣờng trong nƣớc.
b, Các nhóm áp lực
Hiện tại, GDĐH là vấn đề nóng bỏng đang đƣợc xã hội quan tâm, đặc biệt là vấn đề chất lƣợng. Các báo, đài cũng thƣờng đƣa tin phản ánh chất
56
lƣợng giáo dục, phƣơng pháp giảng dạy, việc làm, … Ngoài ra, ngƣời học rất quan tâm đến việc lựa chọn ngành nghề và thƣơng hiệu của các cơ sở GDĐH. Trƣờng nào, ngành nào dễ tìm việc nhất thì sẽ thu hút nhiều thí sinh nhất. Do đó, các cơ sởGDĐH phải chọn ngành nghề đào tạo đúng nhu cầu xã hội, phải xây dựng chƣơng trình đào tạo thiết thực với yêu cầu của nhà tuyển dụng và