Hiện trạng môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý quỹ đất đai phục vụ phát triển đô thị thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 40 - 42)

- w: tỷ lệ nhập cư, di cư

2.1.3. Hiện trạng môi trường

Cẩm Phả là thị xã vừa có núi, vừa có biên với nhiều hòn đảo lớn nhỏ tạo nên m ột cảnh quan đẹp bên cạnh vịnh Bái Tử Long. Phía bắc đường 18A là những mỏ than đá khổng lồ, phía nam là biển cả với những khu di tích, khu du lịch và những cảng biển lớn, góp phần hình thành m ột thị xã hiện đại trong tương lai.

Tuy nhiên m âu thuẫn về môi trường c ẩ m Phả có thể thấy rõ giữa ngành than với các ngành du lịch, nông - lâm nghiệp, c ẩ m Phả là vùng tập trung nhiều mỏ than lộ thiên và hầm mỏ lớn. Khâu khai thác lộ thiên vẫn là khoan, nổ mìn. bốc xúc đát, đá đổ thải trong khi năng lực các bãi đổ thái rất hạn chế, việc quy hoạch cho các bãi đổ thải còn nhiều bất cập; nước thải trong khai thác hầm lò chưa có phương án xử lý hiệu quả theo tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra m ôi trường. Hơn nữa hậu quá đế lại của nạn khai thác than trái phép (thổ phi) trong những năm qua đã gây lãng phí tài nguyên, tàn phá mỏi

trường, công tác bảo đảm môi trường tồn tại nhiều năm chưa khắc phục được. Vấn đề khai thác than hiện nay ở c ẩ m Phả còn nhiều tiềm án cả về tai nạn lao động cũng như về m ôi trường. Hoạt động sản xuất than đã làm ảnh hướng tới chất lượng m ôi trường, đặc biệt là môi trường không khí. Phẩn lớn trên các tuyến đường có các phương tiện chở than và đất đá, hàm lượng bụi lơ lửng đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Theo số liệu quan trắc năm 2006. tại Ngã 3 km 6 - Quang H anh hàm lượng bụi vượt quá giới hạn 1,3 lần: tại Ngã 3 Mông Dương hàm lượng bụi vuợt quá giới hạn 2,1 lần [11],

Cùng với những công trường khai thác khai than, trên địa bàn còn có nhiều nhà máy cơ khí, nhà máy sàng tuyển than và các cảng biển xuất than đan xen giữa các khu đô thị đông đúc, vì thế tác động mạnh đến cảnh quan môi trường. Tinh trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường tập trung tại các khu vực:

- Khu bãi thải nam Đèo Nai: đổ thải gần Quốc lộ 18A từ trung tâm thị xã đến Cầu 20, vì th ế khu vực này không còn cây mọc tự nhiên, gây mất mỹ quan cho khu vực, đồng thời là nguồn gây bụi, gây ô nhiễm.

- Sông M ông Dương: là con sông lớn của c ấ m Phả. trước đây thuyền bè đi lại trên sông để vào khu vực M ông Dương. Trong nhiều nãm qua do khai thác than tự do làm cho đất đá từ các lộ vỉa, bãi thải theo suối khe Chàm đổ ra bồi lấp lòng sông, gây ngập lụt vào m ùa mưa. Hai bên bờ sông cây cối và động vật không phát triển được vì nước thải và đất đá từ các mỏ đổ xuống. Theo số liệu của Trung tâm quan trắc môi trường tính Quáng Ninh năm 2006. tại sông M ông Dương, hàm lượng TSS mùa khô là 579.25 mg/1, vượt giới hạn cho phép là 7.24 lần, m ùa m ưa là 279,02 mg/1, vượt giới hạn cho phép là 3.49 lần, cao hơn các năm trước (từ 12-115 mg/1).

- Khu vực nam Khe Sim: do tác động cùa quá trình khai thác than nhiều năm nên khu vực này trở thành sườn đồi trơ trụi, nhiều chỗ bị đào bới đê khai thác và làm đường. Vì thế làm Xấu cảnh quan môi trường khu vực, đồng thời là nguồn gây bụi và bồi lấp lớn trong khu vực.

- Các cảng tiêu thụ than nằm rải rác dọc bờ biển thị xã c ẩ m Phá. ánh hưởng chủ yếu của các cảng tới môi trường là bụi than từ các kho than và quá trình rót than xuống phương tiện. Kết quả quan trăc cho thấy hàm lượng bụi lơ lửng tại cảng Cửa Ô ng là 0,41 m g/nr vượt Tiêu chuẩn cho phép 1.3 lần (TCCP: 0,3 m g/m 3).

- c ẩ m Phả tập trung nhiều nhà m áy cơ khí lớn, ảnh hường cùa các nhà máy này tới m ôi trường tuy không lớn nhưng cũng cần xử lý nước thài, trồno cây xanh cách ly để cải thiện môi trường khu vực.

Đ ể khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, hàng nãm các công ty than đã tiến hành trồng cây xanh trên các khu vực đã khai thác xong và ven đườne chở than, nhưng diện tích còn hạn chế. Do đó trong thời gian tới thị xã phái thực hiện các dự án cấp thoát nước, quy hoạch đất đai, xây dựng đô thị, phù xanh đất trống đồi núi trọc để cải thiện môi trường. Việc quản lý nước phái được cải tiến bằng quan trắc kết hợp với hệ thống xử lý nước thái tập trung trước khi đổ thải vào hệ thống thuỷ văn tự nhiên.

Ngoài thực trạng ở trên, thị xã c ẩ m Phả còn phải giải quyết các vấn đề môi trường liên quan:

- Xói m òn, rửa trôi và sạt lớ đất: Hiện tượng xói mòn. rãnh xói và trượt lở xảy ra rất phổ biến trên các khai trường khai thác than, trên các tuyến đường vận chuyển và đặc biệt là trên các bãi đổ thải. Đáy là những nguy cơ đe doạ gây nên sạt lở lớn, lũ tích làm nguy hại đến tính mạng, phá huý nhà cửa, hoa màu của nhân dân và các công trình công cộng; gây bổi láng các cửa sông, dải ven biển vịnh Bái Tử Long.

- Các dự án phát triển hạ tầng ven biển (khu đỏ thị, nhà máy xi máng Cẩm Phả) do chưa xây dựng hệ thống kè kiên cô' nên nước mưa rửa trôi từ mặt bằng dự án đang gây ô nhiễm môi trường nước ven biển, gây bồi láng vùng ven biển ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực vịnh Bái Tử Long.

- Chất lượng nước và đa dạng sinh học vịnh Bái Tứ Long đang bị ánh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có cả những nguồn thải do hoạt động sản xuất và dân sinh tại các khu vực ven bờ. Hoạt động NTTS. nhà hàng nổi, sinh hoạt hàng ngày của số lượng lớn các nhà bè và ngư dân trên vịnh cũng đã và đang phát sinh nguồn chất thải lớn trên vịnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý quỹ đất đai phục vụ phát triển đô thị thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)