Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý quỹ đất đai phục vụ phát triển đô thị thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 35 - 40)

- w: tỷ lệ nhập cư, di cư

2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.1. Tài nguyên đất

N guồn tài nguyên đất đai thị xã c ẩ m Phả bao gồm các nhóm đất chính

sau:

1 .Đất phù sa (P):

Diện tích 495,3 ha, phân bố ở các xã, phường: Quang Hanh, c ẩ m Thạch, M ông Dương, Dương Huy và Cộng Hòa.

Đất phù sa được hình thành do sự bồi đắp của phù sa sông và phù sa biển. Nhóm đất phù sa được chia ra 2 đơn vị đất sau:

+ Đ ất phù sa được bồi (Pbc): Đất này được hình thành do sự bồi đắp phù sa của các con sông suối, có ít sự phân hóa, đất thường có màu nâu hoặc màu nâu nhạt, đất có độ phì nhiêu khá, hiện tại đang trồng lúa, các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đ ất phù sa không được bổi giây sâu (Pc): Đ ất được hình thành do sự bồi đắp phù sa sông hoặc phù sa biển.

Hình thái phẫu diện tầng đất mặt có m àu nâu xám hoặc xám nâu. xuống các tầng dưới có m àu xám nhạt hoặc xám vàng loang lổ.

Thành phần cơ giới của đất từ thịt trung bình đến thịt nặng ớ lớp đất mặt, xuống sâu có các tầng dưới có nơi thành phần cơ giới là cát pha, đất phù sa không được bồi hiện nay đang được sử dụng trồng lúa hoặc lúa màu.

2. Đ ất G iây (G L ):

Diện tích chiếm 30,1 ha, phân bố ở xã Cộng Hòa và Q uang Hanh.

Đ ất giây được hình thành từ các vật liệu không gắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính phù sa. Chúng biểu hiện đặc tính gơlây m ạnh ở độ sâu 0 - 50 cm. Nhóm đất giây chí có một đơn vị đất là giây chua.

Loại đất này hiện nay đang sử dụng trồng 2 vụ lúa theo hướng chuyên canh, thâm canh.

3. Đ ất vàng đ ỏ (FV):

Đ ất vàng đỏ được hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau như phiến sét, phiến thạch, sa thạch. Hình thái phẫu diện đất thường có màu vàng đỏ hoặc vàng nhạt, tầng đất hình thành dày hay m ỏng thường chịu tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành đất. Nhóm đất vàng đỏ có 2 đơn vị đất là: Đất vàng đỏ (FV), đất vàng nhạt (FVv).

Đối với loại đất này ở vùng đất dốc dưới 15" nên trồng các loại cây ãn quả (nhãn, vải . . vùng đất dốc 15" - 25° nên sử dụng theo hướng nông lâm kết hợp. Vùng đất dốc trên 25" nên khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng rừng.

4. Đ ất nhân tác (NT):

Đất nhân tác là loại đất đã bị biến đổi sâu sắc hoặc bị chôn vùi do tác động của con người, sự di chuyển hoặc xáo trộn lớp đất mặt, đào và đắp, đã làm thay đổi đặc điểm của đất so với ban đầu hiện có của nó. Nhóm đất này có 2 đơn vị đất là:

+ Đất ruộng bậc thang vùng đổi núi (NT-ct):

Dưới tác động của con người khai thác biến đổi đất đồi núi thành ruộng bậc thang để trồng lúa hàng năm, đã làm thay đổi tầng đất mạt (canh tác), đồng thời cũng làm thay đổi một số tính chất lý hóa học lẫn hình thái phẫu diện.

Loại đất này hiện nay đang được trồng 1 vụ lúa - màu hoặc khoai lang đông.

+ Đất bãi khai thác mỏ (NT-kt):

Loại đất này hình thành do bị xáo trộn, có sự tích lũy các chất thải của khai thác mỏ.

5. Đ ất Cát (C ):

Diện tích 724,2 ha, phân bố ở các xã, phường: c ấ m Trung, c ẩ m Bình, Cẩm Thành, M ông Dương, c ẩ m Thịnh, c ẩ m Phú, c ẩ m Sơn, c ẩ m Đồng, c ẩ m Thạch, Cẩm Thủy, c ẩ m Hải, Cộng Hòa.

Được hình thành ven biển, ven các con sông chính do sự bồi đắp chủ yếu từ sản phẩm thô với sự hoạt động của các con sông và biển.

Nhóm đất cát ở Cộng Hòa có 2 đơn vị: * Bãi cát ven sông, ven biển (Cs) * Đất cát biển (C):

Mỗi đơn vị này cũng chì có 1 đơn vị đất phụ - Bãi cát ngập triều (Cs-t)

- Bãi cát điển hình (C-h) + Bãi cát ngập triều:

Phẫu diện có dạng thô sơ chưa phân hóa thường ở địa hình thấp ngoài đê

biển và thường xuyên ảnh hưởng của ch ế độ thủy chiều. + Đ ất cát biển điển hình:

Đ ất cát biển điển hình thường ở địa hình cao hoặc vàn cao, hình thành chủ yếu do sự hoạt động của sông và biển.

Thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha sét vật lý dưới 20 %. Khả năng giữ nước, giữ phân bón kém.

Đây là loại đất có độ phì thấp, song phù hợp với các loại cãy rau màu thực phẩm.

6. Đ ất mặn:

Diện tích 1.554,9 ha, phân bố ở phường M ông Dương và các xã cẩ m

Hải, Cộng Hòa.

Đất mặn hình thành từ những sản phẩm phù sa sông biển lắng đọng trong môi trường nước biển.

Nhóm đất m ặn có 2 đơn vị: + Đ ất mặn sú vẹt đước (Mm):

Đất mặn sú vẹt đước thường cố định bởi thảm rừng ngập mận (sú, vẹt. b ầ n ...) Phẫu diện ở dạng chưa thuần thục, tầng mặt thường ớ dạng bùn lỏng bão hòa NaCl, lẫn hữu cơ giây mạnh.

Hiện nay đất sú vẹt đước dưới những thảm rừng khác nhau ngoài việc bảo vệ vùng biển, chắn sóng, chắn gió, bồi đắp phù sa, có những mô hình sử dụng kết hợp ngư - lâm đa dạng.

Hướng sử dụng: Để sử dụng có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường, đa dạng hóa sinh học cần giữ thảm rừng, sử dụng kết hợp nuôi trổng thủy sản dưới tán rừng ngập mặn.

+ Đất mặn ít và trung bình (M):

Đất mặn ít và trung bình được hình thành từ những sản phám phù sa bị nhiễm mặn.

Đất có m àu nâu tím nhạt ở tầng đất mặn, xuống các tầng dưới có màu nâu xanh hoặc xám xanh.

Nhìn chung đất m ặn ít và trung bình có độ phì nhiêu trưna bình, song yếu tố hạn ch ế tới sinh tnrởng, phát triển của cây trồng là yếu tố mặn và nghèo

7. Đ ất mùn vàn (Ị d ò trên núi (HVị:

Đ ất m ùn vàng đỏ nằm ở vùng núi từ độ cao 700 - 900m. Khí hậu lạnh và ẩm hơn vùng dưới. Thảm thực vật nhìn chung còn tốt. Đ ịa hình cao, dốc, hiểm trở nên xói mòn m ạnh. Hình thái phẫu diện tầng đất m ặt thường có màu xám đen, tầng dưới thường có màu xám vàng. Đất có phản ứng chua, giàu hữu cơ ở tầng đất mặt, lân nghèo đến trung bình, kali tổng sỏ' trung bình. Lượng các cation kiềm trao đổi thấp. Đất mùn vàng nhạt có độ dốc trên 25" nên khoanh

nuôi bảo vệ rừng.

8. Đ ất có tầng sét loang lổ (L):

Diện tích 236,5 ha, phân bố ở các xã, phường: Dương Huy. c ẩ m Phú. Cẩm Sơn.

Nhóm đất có tầng sét loang lổ hình thành trên các loại mẫu chất phù sa cổ, phù sa cũ hoặc trên các nền đá mẹ khác nhau. Hình thái phẫu diện thường xuất hiện tầng tích sét loang lổ, đôi khi xuất hiện kết von với các mức độ khác nhau.

2.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản

- Than đá là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn của thị xã c ẩ m Phả, phân bố tập trung ở vùng đồi núi phía Đông bắc và Tây bắc với tổng trữ lượng thăm dò đến nay là 1.227 triệu tấn, trong đó có thể khai thác thuận lợi 240 triệu tấn (theo số liệu ngành than). Than ở c ẩ m Phả có chất lượng tốt, phù hợp cho xuất khẩu.

H iện tại đang có 3 đơn vị khai thác lộ thiên lớn nhất là công ty than Đèo Nai, Cọc 6 và Cao Sơn trên địa bàn phường c ẩ m Phú, c ẩ m Sơn, c ấ m Tây và Mông Dương, v ề khai thác hầm lò có các công tv than: M ông Dương, Thống Nhất, Khe Tam, Khe Chàm. Q ua thăm dò, than khai thác hầm lò sẽ đạt tới độ sâu -300m.

- Đá vôi: phân bố chủ yếu ở khu vực phường Quang Hanh là nguồn nguyên liệu lớn để cung cấp cho nhà máy xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện tại có xí nghiệp đá vôi và xí nghiệp khai thác đá 148 đang khai thác và sản xuất trên địa bàn, hàng năm khai thác khoảng 270.000 rrr .

- Nước khoáng: là nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn, có giá trị. có thể phát triển khai thác với quy mô lớn, tập trung nhiều ở khu vực km4, km9. k m l2 phường Q uang Hanh. Nước khoáng Quang Hanh có nhiều nguyên tố vi lượng có ích đã được người tiêu dùng cá nước ưa chuộng.

- Đất sét: là nguồn nguyên liệu dùng đê sán xuất oạch noói và xi mãng được phân bố nhiều ở xã Cộng Hoà, M ông Dương. Q uang Hanh.

2.1.2.3. Tài nguyên du lịch

Thiên nhiên ưu đãi cho c ẩ m Phả lợi thế để phát triển ngành du lịch dịch vụ. Nằm cạnh vịnh H ạ Long, vịnh Bái Tử Long và thị xã có hang Vũng Đục. Đảo Rều, Đền Cửa Ô ng và suối khoáng nóng Quang Hanh sẽ thu hút một lượng khách du lịch lớn. Vào đầu năm với lễ hội đền Cửa Ông sẽ có hàng trăm ngàn lượt người tới tham quan vãn cảnh và du lịch văn hoá.

Với tài nguyên nước khoáng nóng sẽ tạo điều kiện đế c ẩ m Phá phát triến du lịch nghỉ dưỡng, đu lịch sinh thái vào các ngày nghỉ cuối tuần, c ẩ m Phả

cùng với H ạ Long, Yên Tử, Vân Đồn, M óng Cái sẽ tạo nên một lua du lịch hấp dẫn và lý thú.

2.1.2.4. Tài nguyên biến

Cẩm Phả là thị xã ven biển, có trên 70 km bờ biến chạy dọc theo vịnh Bái Tử Long từ Q uang H anh đến cầu Ba Chẽ. Tiềm năng kinh tế biển ở c ẩ m Phả khá đa dạng với nhiều loại thuỷ sản như: tôm, cua, cá, sò huyết.... Đây là điều kiện thuận lợi để c ấ m Phả phát triển nghề đánh bắt và nuôi trổng thuý hải sản phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Kết quả hàng năm của ngành thuỷ sản đạt sản lượng khai thác khoảng 600 tấn/năm và nuôi trổng đạt 200 tấn/năm. Hiện nay ngành này đang phát triến theo hướng khai thác thuý sản tuyến khơi, nuôi cá lồng bè trên biến và mớ rộng nuôi trồng thuỷ sản nước lợ. Dọc theo bờ biển có nhiều khu vực thuận lợi cho việc xây dựng cảng xuất than, cảng du lịch, thương mại.

Biển Cẩm Phả là m ột phần vịnh Bái Tử Long có những dãy núi đá, hang động vừa có tác dụng chắn sóng, chắn gió vừa là cảnh quan du lịch phục vụ nhu cầu du khách trong nước và quốc tế.

2.1.2.5. Tài nguyên rừng

Cẩm Phả là thị xã công nghiệp nên rừng là tài nguyên có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái, phòng hộ đầu nguồn và cung cấp lâm sản nhất là gỗ trụ mỏ.

Toàn thị xã đến nãm 2008 có 15.243.73 ha đất có rừng, trong đó: Đất rừng sản xuất: 13.526.70 ha: Đất rừng phòng hộ: 1.708.03 ha.

Diện tích đất có rừng tập trung chủ yếu ớ Quang Hanh, Dương Huy. Cộng Hoà, Cẩm Hải, M ông Dương. Cửa Ông.

Tính trung bình m ỗi năm thị xã khai thác khoáng 3.500 - 4.000 m ' gỗ tròn.

R ừng tự nhiên ở c ẩ m Phả chủ yếu là rừng gỗ non chưa có trữ lượng và tre

nứa, rừng ngập mặn chủ yếu là phòng hộ bao gồm sú, vẹt.

Rừng trồng chủ yếu là rừng gỗ trụ mỏ và phòng hộ đầu nguồn.

V ề thảm thực vật: có cỏ tranh, lùm cây bụi.

2.1.2.6. Tài nguyên nước

Trên địa bàn thị xã có hệ thống sống suối khá dày, trong đó có 3 con sông lớn là sông Diễn Vọng, sông M ông Dương và sông Đồng Mò. Hiện tại đã có nhà m áy nước Diễn Vọng lấy nước từ hồ Cao Vân và sông Diễn Vọng để xử lý cung cấp nước cho toàn thị xã với lượng nước cấp khoảng 10.000 m Vngày đêm. Đổng thời với đường ống phi 300 lấy nước từ đập Lượng Do cấp nước cho nhà sàng Cửa Ông với công suất 5.000 m 3/ngày đêm. Ngoài ra trên địa bàn thị xã có 28 hồ, đập nước nhỏ phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên do việc khai thác than nên nguồn nước mặt bị ảnh hưởng về cả số lượng và chất lượng.

Về nước ngầm : Nước ngầm trên địa bàn thị xã có trữ lượng lớn, phía bắc vùng đồi núi có chất lượng tốt, nhân dân khai thác sử dụng bằng cách đào và khoan giếng để lấy nước sinh hoạt. Vùng thấp và ven biển nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nên ít được sử dụng trong sinh hoạt. Hiện có 9 giếng khoan phục vụ nước cho sinh hoạt của nhân dân công suất 5.080 mVngày đêm với chất lượng nước đảm bảo. Nước suối nóng Quang Hanh, thành phần có nhiều chất khoáng vi lượng có giá trị nhiều mặt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý quỹ đất đai phục vụ phát triển đô thị thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Trang 35 - 40)