tầng giao thông Thành phố Hà Nội trong những năm tới.
Mục tiêu đến năm 2030 của Hà Nội là nâng cấp phát triển CSHT giao thông của thành phổ để đuổi kịp trình độ của các thành phố phát triển ở các nƣớc trong khu vực. Để đạt đƣợc mục tiêu này, Hà Nội cần đầu tƣ vốn ODA thêm mỗi năm khoảng 50 - 60 triệu USD. Với mức vốn ODA này sẽ cần một khoản vốn đối ứng khoảng 5.000 tỷ VND (trên 200 triệu USD), trong đó lấy từ nguồn ngân sách 80% và dự kiến các nguồn vốn huy động trong dân, các nguồn khác khoảng 20%.
Theo chỉ đạo của thành phố, phƣơng hƣớng vận động và thu hút vốn ODA trong giai đoạn này là đẩy mạnh quan hệ hợp các đối tác truyền thống đã có nhƣ: Ngân hàng Thế giới, Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng hòa Pháp, cộng hòa Liên Bang Đức,… và mở rộng quan hệ với các đối tác tiềm năng EU và Mỹ.
Đồng thời, thành phố cũng xem xét và nghiên cứu nguồn vồn vay tín dụng thƣơng mại dành cho phát triển CSHT giao thông.
Hiện nay các nhà tài trợ ODA cho thành phố Hà Nội gồm có Nhật Bản, Pháp, Phần Lan, Thụy Sĩ, Thủy Điển, Niudilan, Canada, Bỉ, Đan Mạch, Hàn Quốc, Ngân hàng Thế giới, Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và các tổ chức NGOs khác.
69
Nhà tài trợ ODA lớn nhất cho thành phố Hà Nội là Nhật Bản. Tài trợ của Nhật Bản tập trung vào hỗ trợ kỹ thuật bằng vốn viện trợ không hoàn lại thông qua tổ chức quốc tế Nhật Bản ( JICA) và cho vay vốn thông qua Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản ( JBIC). ODA của Nhật Bản tập trung vào lĩnh vực phát triển CSHT giao thông. Tiếp theo Ngân hàng Thế giới là nhà tài trợ chủ yếu cho các dự án về quản lý giao thông đô thị. Tài trợ ODA của Pháp cho một số dự án về lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông,…
Đã có nhiều chƣơng trình, dự án của các Chính phủ và các tổ chức quốc tế tài trợ và cho vay nhƣ “Nghiên cứu về giao thông đô thị thành phố Hà Nội” của tổ chứ SIDA Thủy Điển, dự án “Tăng cƣơng quản lý giao thông đô thị Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới, “Quy hoạch tổng thể giao thông đô thị cho thành phố Hà Nội” của tổ chức JICA Nhật Bản…
Nhờ việc thực hiện những dự án ODA mà các lĩnh vực thuộc CSHT giao thông đã đƣợc bổ sung nâng cấp. Diện mạo của thành phố ngày càng đƣợc cải thiện và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dân độ thị.
Để thực hiện đƣợc việc thu hút và quản lý sử dụng ODA kể trên, thành phố xác định trong giai đoạn 2010 - 2020, việc sử dụng nguồn vốn ODA đƣợc tập trung vào hai mục tiêu chính đó là:
Thứ nhất, đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiếp tục phát triển CSHT giao thông, tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Thứ hai, sử dụng ODA có hiệu quả và chất lƣợng cao, phù hợp với yêu cầu của giao đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Nguồn vốn ODA phải đƣợc hỗ trợ cho các chƣơng trình, dự án có độ ƣu tiên cao nhất, hài hòa giữa các địa bàn theo một cơ cấu hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững.
Với nhu cầu về ODA của Hà Nội và khả năng của các nhà tài trợ nhƣ đã nêu trên, dự báo thu hút ODA của Hà Nội trong giao đoạn tới nhìn chung
70
là khả quan. Các yếu tố tác động thuận lợi đến việc vận động và thu hút nguồn ODA từ bên ngoài của Hà Nội là:
- Môi trƣờng chính trị ở nhà nƣớc ta tiếp tục ổn định, môi trƣờng phát luật cũng có những tiến bộ đáng kể.
- Việc Việt Nam gia nhập WTO (năm 2006) tạo nên sự tin tƣởng đối với Chính phủ và các tổ chức quốc tế. Kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế Hà Nội nói riêng tiếp tục tăng trƣởng với tốc độ cao và ổn định cũng tạo nên sự tin cậy với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế.
Tuy nhiên cũng có những yếu tố tác động theo chiều hƣớng bất lợi đến việc vận động và thu hút nguồn vốn ODA từ bên ngoài của Hà Nội là:
- Nguồn ODA của thế giới nói chung trở nên hạn hẹp trƣớc nhu cầu gia tăng nguồn ODA của tất cả các nƣớc đang phát triển và chậm phát triển.
- Những khiếm khuyết, tiêu cực trong công tác quản lý nguồn vốn ODA ở Việt Nam nói chung (điển hình là vụ PMU 18) đƣa đến sự nản lòng của các nhà tài trợ quốc tế, buộc họ phải xem xét lại chính sách, mục tiêu và cách thức quản lý của họ.
Những bất lợi nêu trên đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận một cách nghiêm túc toàn bộ công tác quản lý ODA nói chung, trƣớc hết là trong lĩnh vực xây dựng CSHT giao thông và tìm ra những giải pháp hữu hiệu sử dụng và phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội của các nguồn vốn ODA trong thời gian tới.
3.3. Một số giải pháp thu hút và quản lý sử dụng nguồn vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Thành phố Hà Nội.
Để thực hiện đƣợc những phƣơng hƣớng và mục tiêu cụ thể nêu trên, đồng thời khắc phục đƣợc những hạn chế vƣớng mắc đã nêu ở chƣơng 2, cần
71
phải có hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn vốn ODA trong đầu tƣ xây dựng CSHT giao thông tại Hà Nội.
3.3.1. Giải pháp ở tầm vĩ mô
Có thể nói, sau hơn một thập kỷ hoạt động thu hút và quản lý sử dụng vốn ODA đƣợc tiến hành ở Việt Nam, nguồn vốn này đã có đóng góp tích cực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nƣớc ta, đồng thời cũng nâng cao đáng kể năng lực quản lý của Nhà nƣớc trên lĩnh vực này. Tuy vậy, công tác thu hút và quản lý sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam cũng còn có những mặt yếu kém và đứng trƣớc những khó khăn cần đƣợc giải quyết nhất là trong lĩnh vực xây dựng CSHT giao thông nhƣ vấn đề giải phóng mặt bằng, tái định cƣ; vấn đề đấu thầu và sử dụng tƣ vấn; tính đồng bộ của cơ chế, chính sách, vấn đề thủ tục hành chính, năng lực cán bộ và khâu tổ chức thực hiện theo dõi, đánh giá dự án… Để giải quyết những vƣớng mắc trên nhằm góp phần hoàn thiện công tác thu hút và quản lý sử dụng vốn ODA trong xây dựng CSHT giao thông của cả nƣớc nói chung và Hà Nội nói riêng, trƣớc hết phải có những giải pháp ở tầm vĩ mô.
3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý Nhà nước về thu hút và quản lý sử dụng vốn ODA
Việc hoàn thiện môi trƣờng pháp lý cho việc thu hút và quản lý sử dụng nguồn vốn ODA là hết sức quan trọng, nó tạo động lực, hành lang thuận lợi để nguồn vốn ODA phát huy hiệu quả, đồng thời nó là công cụ quản lý hữu hiệu của Nhà nƣớc đối với nguồn vốn này. Trên cơ sở những vấn đề đang tồn tại trong hệ thống văn bản pháp quy về thu hút và quản lý sử dụng nguồn vốn ODA, hƣớng hoàn thiện cần đƣợc tiến hành theo các giác độ sau:
- Rà soát lại các văn bản đã ban hành, trên cơ sở đó loại bỏ những văn bản đã lạc hậu, đồng thời bổ sung, hoàn thiện những văn bản còn hiệu lực và
72
ban hành các văn bản mới nếu cần thiết (nhƣ luật chống phá giá trong đấu thầu, khung giá thống nhất (phù hợp với cả luật pháp Việt Nam và quan điểm của các nhà tài trợ), chế tài xử lý vi phạm đối với các chủ thể tham gia dự án…).
Thực tế hoạt động đấu thầu thời gian qua cho thấy, để thắng thầu các nhà thầu thƣờng hay bỏ giá rất thấp, điều này ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng chƣơng trình, dự án. Nhƣng hiện tại, do Chính phủ chƣa ban hành quy định về chống phá giá trong bỏ thầu và cho phép nhà đầu tƣ loại bỏ nhà thầu có giá thầu thấp khi chủ đầu tƣ có bằng chứng về việc nhà thầu cố tình phá giá chấp nhận lỗ để có đƣợc gói thầu. Đồng thời, Chính phủ cũng chƣa xây dựng đƣợc chế tài xử lý xứng đáng đối với các nhà thầu không đảm bảo chính xác về khả năng tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm thi công khi tham gia dự thầu. Chính bởi vậy, tính lành mạnh trong đấu thầu cạnh tranh hiện nay đang mang nặng tính hình thức và hiện tƣợng “quân xanh, quân đỏ” cũng khá phổ biến.
- Chính phủ sớm nghiên cứu và cụ thể hóa trong việc sửa đổi Nghị định 131/2006/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA để có sự thống nhất tránh chồng chéo của các văn bản pháp lý, đặc biệt là Luật Xây dựng và Đất đai mới ban hành.
Nghị định 131/2006/NĐ-CP ban hành nhằm thay thế Nghị định 17/2001/NĐ-CP, song trong quá trình áp dụng nghị định này cũng bắt đầu bộc lộ một số bất cập nhất định, do đó, Chính phủ đã có những điều chỉnh kịp thời. Tuy nhiên, việc cụ thể hóa những sửa đổi chƣa hoàn thành nên các Bộ, Ngành địa phƣơng gặp phải nhiều khó khăn nhất định trong quá trình áp dụng. Cụ thể là việc quản lý và sử dụng ODA phải tuân theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP, song vẫn chƣa chịu sự chi phối của nhiều văn bản pháp
73
quy khác với những nội dung không nhất quán nhƣ các quy định về quản lý đầu tƣ xây dựng công trình, đấu thầu, đền bù, giải phóng mặt bằng,… trong khi đó bản thân Nghị định 131/2006/NĐ-CP vẫn còn phải điều chỉnh, và các luật, các nghị định khác có liên quan cũng có nhiều thay đổi ví dụ nhƣ Luật Đất đai, Nghị định 85/2009/NĐ-CP về đấu thầu, Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình, Nghị định 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình,… điều đó làm cho nhiều dự án bị ách tắc, thay đổi cách thức hoạt động, đồng thời gây khó khăn cho các cấp quản lý, và cấp thực hiện nguồn vốn ODA. Mặt khác, với việc ra đời của Luật Xây dựng và Luật Đất đai mới, cũng đang tạo ra những vƣớng mắc trong quá trình thực thi. Bởi vậy, sẽ là rất thiết thực nếu nhƣ Chính phủ sớm có những nghiên cứu để cụ thể hóa việc áp dụng các văn bản này trong thực tế.
- Môi trƣờng quản lý liên quan tới giải phóng mặt bằng và tái định cƣ cũng cần hoàn thiện theo hƣớng đồng bộ và phù hợp với thực tiễn.
Thực tế cho thấy, Nghị định 69/2009/NĐ-CP về giải phóng mặt bằng, đền bù và tái định cƣ vẫn còn nhiều điểm bất cập với tình hình phát triển thực tiễn cũng nhƣ tính đồng bộ với các nghị định có liên quan nhƣ Nghị định 60/1994/NĐ-CP ngày 05/07/1994, Nghị định 45/1996/NĐ-CP ngày 03/08/1996. Thực trạng tình hình này đòi hỏi phải có một nghị định mới thay thế nghị định 69/2009/NĐ-CP. Tuy nhiên, khi chƣa có nghị định mới thay thế, thì công tác giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cƣ cần đƣợc thực hiện trên cơ sở những định hƣớng nhƣ:
- Nên xem xét sự ổn định của đất là 10 năm, bởi tính đến năm 2003 khi Luật Đất đai mới đƣợc công bố ban hành thay thế Luật đất đai sửa đổi 1993, là hợp lý để tính mức đền bù 100% cho ngƣời dân nếu đất ở ổn định trƣớc ngày 15/10/1993. Mặt khác, suy tới cùng thì mọi dự án cũng chỉ vì phục vụ
74
lợi ích của dân nên chỉ khi đời sống của nhân dân ổn định thì kinh tế của đất nƣớc mới ổn định và phát triển.
- Chi phí đền bù cho giải phóng mặt bằng (thể hiện chủ yếu qua khung giá) phải đảm bảo cho đời sống của dân ổn định và ít nhất bằng hoặc hơn trƣớc; do đó, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng phải bao gồm chi phí trung bình của quá trình đền bù từ đất, tài nguyên, di chuyển, tái tạo tài nguyên, phát triển sản xuất và nâng cao điều kiện sống cho các hộ tái định cƣ. Các chi phí cũng phải phù hợp với giá trên thị trƣờng. Để làm đƣợc những điều này cần phân cấp quyền ra quyết định mức giá cho chính quyền địa phƣơng trên cơ sở khung giá mới theo quy định của Chính phủ.
Chính phủ cũng cần ban hành kịp thời các văn bản, nghị định hƣớng dẫn nội dung thi hành Luật Đất đai 2003, có hiệu lực từ ngày 01/07/2004 để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng các dự án nói chung và dự án ODA nói riêng.
3.3.1.2. Chính phủ sớm hoàn thiện và công bố chính thức quy hoạch tổng thể sử dụng vốn ODA giai đoạn 2011 - 2020 và những năm sau đó
Việc Chính phủ sớm ban hành quy hoạch sử dụng ODA cho từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc, sẽ là cơ sở cho các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố có căn cứ vận động ODA phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phƣơng mình.
Việc ban hành sớm quy hoạch sử dựng ODA của Chính phủ sẽ tạo điều kiện để mọi nguồn vốn ODA đƣợc huy động và sử dụng có hiệu quả (có trọng điểm, có mục đích rõ ràng để khi tất cả các dự án ODA đƣợc thực hiện thì mục đích tổng thể sẽ đƣợc thực hiện). Đây cũng là căn cứ đáng tin cậy thể hiện nhu cầu rõ ràng về nguồn vốn ODA tới các nhà tài trợ để các nhà tài trợ có đƣợc căn cứ để xem xét tính hợp lý, tính hiệu quả và khả năng hoàn vốn
75
của Việt Nam mà có những quyết định tài trợ hay không; quy hoạch này còn là công cụ hƣớng dẫn, thúc đẩy mọi nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nƣớc về vốn ODA thực hiện mục tiêu sử dụng nguồn vốn này trong từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc; là căn cứ quan trọng để kiểm tra hiệu quả quá trình thu hút và quản lý sử dụng vốn ODA đã đúng tiến độ, đã phù hợp thực tế và đảm bảo chất lƣợng sử dụng hay chƣa. Đồng thời, có quy hoạch sử dụng ODA đƣợc ban hành sẽ tăng tính chủ động trong việc vận động và sử dụng nguồn vốn này của ngành và địa phƣơng.
Để có một quy hoạch tổng thể thu hút và quản lý sử dụng nguồn vốn ODA phát huy tác dụng tốt trong thực tế cần đảm bảo:
- Phải lựa chọn đƣợc đội ngũ chuyên gia giỏi về ODA để tham gia xây dựng quy hoạch. Đây là yếu tố quan trọng số một ảnh hƣởng đến chất lƣợng và tính khả thi của quy hoạch. Vì thế, cần phải có chiến lƣợc đào tạo và bồi dƣỡng đọi ngũ chuyên gia này cả ở môi trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài.
- Cùng với việc xác định các lĩnh vực ƣu tiên thu hút ODA là việc đƣa ra những lĩnh vực ƣu đãi phù hợp cả về kinh tế, chính trị cũng nhƣ các thức điều phối, phối hợp, vận động, đàm phán với các nhà tài trợ.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cùng với các Bộ, ngành chức năng có liên quan phải khẳng định và tuyên truyền rõ ràng ý nghĩa, vai trò của quy hoạch tới tất cả các cơ quan quản lý nhà nƣớc về ODA từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, tạo cho họ thói quen làm việc theo kế hoạch và phấn đấu đạt đƣợc kế hoạch của lĩnh vực quản lý ODA đề ra.
- Phải gắn quy hoạch thu hút ODA với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, của từng vùng, từng địa phƣơng. Tránh tình trạng tạo ra cơ chế xin - cho, chạy dự án làm cho nguồn vốn bị đầu tƣ dàn trải,