Những thành tựu về kinh tế - xã hội mà Hà Nội đã đạt đƣợc trong hơn 10 năm qua là do nhiều yếu tố trong đó có sự đóng góp quan trọng từ nguồn vốn ODA. Nguồn vốn này đã giúp Hà Nội tăng trƣởng kinh tế nhanh, mạnh,
37
phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
Dƣới đây là cơ cấu ODA đã giải ngân đối với các ngành kinh tế tại Hà Nội.
Bảng 2.1: Cơ cấu ODA phân bổ theo ngành
Ngành Cơ cấu (%)
1. Giao thông vận tải 36,28
2. Cấp thoát nƣớc, môi trƣờng 24,18
3. Y tế, giáo dục, khoa học 13,20
4. Điện 10,87
5. Nông, lâm, thủy sản, thủy lợi 3,20
6. Hỗ trợ ngân sách 5,62
7. Các lĩnh vực khác 6,65
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội
Lĩnh vực GTVT luôn luôn đƣợc ƣu tiên hàng đầu trong các dự án sử dụng vốn ODA. Tính đến hết năm 2010, ODA dành cho GTVT chiếm khoảng 36,28% lƣợng ODA đã giải ngân (khoảng 1.814 triệu USD).
Trong những năm qua, ngành cấp thoát nƣớc và môi trƣờng cũng là ngành đƣợc ƣu tiên nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân Thủ đô. Tính đến hết năm 2010, ODA trong lĩnh vực cấp thoát nƣớc và môi trƣờng chiếm khoảng 24,18% ODA đã giải ngân (khoảng 1.209 triệu USD). Các dự án cấp thoát nƣớc quan trọng sẽ góp phần giảm bớt tình trạng thiếu nƣớc sạch và đáp ứng đủ vào năm
38
2015, các dự án về môi trƣờng góp phần nâng cao mỹ quan thành phố, nâng cao chất lƣợng đời sống dân sinh.
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nguồn ODA đƣợc tài trợ cho các dự án giáo dục tiểu học, cải tạo và nâng cấp trƣờng lớp, hỗ trợ y tế quốc gia nâng cấp cải tạo nhiều bệnh viện trong đó có Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, hỗ trợ các chƣơng trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, bƣớu cổ, AIDS.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo các dự án giúp tăng cƣờng trang thiết bị và đồ dùng dạy học, xây dựng trƣờng học của một số quận, huyện.