Dựa trên những thành công bước đầu trong việc bào chế liposome DOX, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu nhằm tăng thể tích liposome DOX tạo ra để hoàn thiện hơn quy trình bào chế.
Theo như các nghiên cứu trước đây [4], bào chế liposome DOX ở quy mô phòng thí nghiệm (tối đa 5 lọ 10ml/mẻ) gồm có các bước chính như sau:
- Bước 1: Hòa tan các thành phần trên vào chloroform, cho vào bình cầu cất quay tạo màng film lipid mỏng.
- Bước 2: Hydrat hóa bằng 50 ml đệm citrat pH 4 tạo hỗn dịch liposome. - Bước 3: Giảm kích thước tiểu phân bằng phương pháp đùn qua màng sử dụng thiết bị mini extruder, thể tích mỗi lần đùn là 1 ml. Đùn lặp lại nhiều lần qua các màng polycarbonat có kích thước lỗ lọc giảm dần đến khi đạt yêu cầu về KTTP và độ đồng nhất.
- Bước 4: Đổi đệm qua cột lọc tiếp tuyến. - Bước 5: Nạp dược chất.
Với quy trình bào chế trên, ta có thể thấy bước quyết định thể tích sản phẩm cuối là bước giảm kích thước tiểu phân. Do thể tích mỗi lần đùn bị giới hạn 1 ml/lần, đồng thời phải đùn lặp lại nhiều lần 15 – 20 chu kỳ/màng lọc, qua nhiều lớp màng lọc khác nhau có kích thước giảm dần (400 – 200 – 100 – 50 nm), hiệu suất đùn không cao, thể tích liposome bị mất trong giai đoạn này là lớn nhất nên thời gian giảm kích thước tiểu phân kéo dài, thể tích liposome đồng nhất hóa hạn chế trong khoảng 50 ml.
Vì vậy, để nâng cấp quy mô bào chế, cần thay đổi phương pháp giảm KTTP để tăng thể tích liposome được đồng nhất hóa. Tiến hành khảo sát giảm kích thước tiểu phân bằng máy nén áp suất cao, sử dụng khí nén itơ.
Hỗn dịch liposome sau khi bào chế xong cho vào bình chứa của máy nén, cố
định nhiệt độ hỗn dịch ở 60°C, thay đổi áp suất của máy nén áp suất cao. Hỗn dịch liposome được nén ép qua nhiều chu kỳ, kiểm tra KTTP và PDI, nén ép đến khi đạt
được kết quả mong muốn. Hình 3.1 thể hiện sự thay đổi KTTP và PDI của liposome sau khi được nén ép qua nhiều chu kì và dưới áp suất khác nhau.
Hình 3.1. Sự thay đổi KTTP và PDI của liposome sau khi nén ép dưới áp suất và chu kì khác nhau.
Khi so sánh khả năng làm giảm và đồng nhất kích thước liposome ở hai áp suất khác nhau, chúng ta có thể thấy ở cả hai áp suất liposome giảm nhanh cả về kích thước và đồng nhất hơn so với khi mới bào chế. Liposome mới tạo ra có kích thước rất lớn (1000 nm), và không đồng đều (PDI gần 1). Sau 15 chu kì nén, kích thước và PDI giảm rõ rệt: PDI ~ 1 giảm xuống 0,108; KTTP từ gần 1000 nm giảm xuống dưới 100 nm. Ở áp suất 10.000 psi, kích thước và PDI giảm nhanh hơn so với 5000 psi. Tuy nhiên từ chu kì thứ 10 trở đi, khi tiếp tục nén kích thước vào PDI của liposome giảm không đáng kể. Do đó, nghiên cứu lựa chọn thông số áp suất 10000 psi và 10 chu kì nén cho quá trình giảm KTTP để tiết kiệm khí nitơ và thời gian nén.
Song song tiến hành đùn tay giảm KTTP bằng mini extruder để so sánh, tiến hành đùn qua các cỡ màng kích thước giảm dần từ 400 – 50 nm, kết quả được thể hiện ở hình 3.2. 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0 50 100 150 200 250 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 PDI