Việt Nam là quốc gia láng giềng có nhiều điểm tƣơng đồng về văn hoá, lịch sử, kinh tế với Trung Quốc. Đặc biệt, trong thời hiện đại, Việt Nam cũng đã đi con đƣờng phát triển kinh tế xã hội mà Trung Quốc đã đi qua. Vì thế có thể nhận thấy mô hình phát triển, cách thức đi lên của Việt Nam cũng đều ít nhiều mang dáng dấp của Trung Quốc. Cải
cách là sáng tạo, xuất phát điểm của hai quốc gia là khác nhau nên các biện pháp cải cách không thể dập khuôn máy móc nhƣng thực tiễn cải cách của Trung Quốc thực sự là một điển hình tham chiếu bổ ích cho Việt Nam
* Bài học về khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế phi quốc hữu nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho kinh tế nhà nước. Trƣớc kia, do chủ quan nóng vội và nhận thức một cách máy móc về chủ nghĩa Mác, cả Việt Nam và Trung Quốc đều có quan niệm sai lầm cho rằng, thể chế kinh tế của chủ nghĩa xã hội chỉ có thể phát triển dựa trên chế độ công hữu đơn nhất, phủ nhận hoàn toàn vị trí của các thành phần kinh tế khác. Nhận thức này khiến cho trƣớc cải cách, các DNNN mang đặc điểm phân bố dàn trải dẫn đến hoạt động không hiệu quả. Công cuộc cải cách đã thừa nhận và cho phép kinh tế tƣ nhân phát triển đã tháo gỡ cho DNNN rất nhiều khó khăn. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế tƣ nhân, san xẻ gánh nặng cho DNNN, Việt Nam đã quan tâm và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế một môi trƣờng phát triển ngày càng bình đẳng hơn.
* Về vấn đề quản lý tài sản nhà nước
Cải cách thể chế quản lý tài sản nhà nƣớc ở Trung Quốc đã đi qua chặng đƣờng hơn 30 năm. Trong quá trình đó, với cách làm “dò đá qua sông”, cải cách những khâu dễ trƣớc, giải quyết những khâu khó sau, Trung Quốc đã thu đƣợc nhiều thành tự đáng kể và tích luỹ đƣợc nhiều kinh nghiệm quý báu. Có thể nói, thành quả dễ nhận thấy nhất sau hàng loạt những cải cách này là tình trạng chính phủ can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp quá chặt đƣợc cải thiện rõ rệt. Một trong những mục tiêu quan trọng mà cải cách thể chế quản lý tài sản nhà nƣớc cần đặt ra là vấn đề xây dựng một cơ chế sử dụng tài sản nhà nƣớc thích hợp nhằm phát huy tối đa ƣu thế của nguồn tài sản này. Bên cạnh đó, cải cách thể chế quản lý tài sản nhà nƣớc phải gắn với công tác giám sát và quản lý. Việc cải cách thể chế quản lý tài sản nhà nƣớc phải là sự kết hợp đồng bộ giữa việc quản lý những tài sản mang tính kinh doanh với tài sản không mang tính kinh doanh. Ngoài ra, để tìm ra một cơ chế sử dụng và quản lý tài sản nhà nƣớc có hiệu quả thì điều quan trọng là phải phát huy đƣợc trí tuệ, tính sáng tạo, tính chủ động của các cá nhân, tập thể và các địa phƣơng. Việc phát huy trí tuệ của cá nhân, huy động tính
sáng tạo của mỗi địa phƣơng do đó đã trở thành chìa khoá để tạo nên thành công chung cho toàn bộ công cuộc cải cách thể chế quản lý tài sản nhà nƣớc.
* Bài học về đa dạng hoá hình thức thực hiện của chế độ công hữu, đẩy mạnh cải cách quyền tài sản và cổ phần hoá các DNNN. Xuất phát từ thựu tế các DNNN hoạt động mang tính cầm chừng, chủ yếu chạy theo thành tích, Trung Quốc đã quyết định thực hiện đa dạng hoá các hình thức thực hiện của chế độ công hữu đồng thời thực hiện đa nguyên hoá kết cấu chế độ sở hữu theo tinh thần “ kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ thể, các thành phần kinh tế cùng phát triển”. Trong đó, cổ phần hoá vẫn đƣợc xem là biện pháp quan trọng để đa dạng hoá hình thức thực hiện của chế độ công hữu
* Bài học về kết hợp chặt chẽ giữa cải cách với quản lý nhà nước, giữa cải cách DNNN với điều chỉnh kết cấu và bố cục kinh tế của nhà nước. Cải cách DNNN nhằm làm tăng sức sống cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế đòi hỏi quá trình cải cách ấy phải kết hợp chặt chẽ giữa cải cách với nâng cao trình độ quản lý. Giữa cải cách và quản lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó, quản lý khoa học là điều kiện để tạo nên thành công cho cải cách. Bản thân yếu tố „quản lý khoa học” cũng trở thành một đặc trung, một tiêu chí quan trọng của chế độ doanh nghiệp hiện đại ở Trung Quốc. Từ kinh nghiệm cải cách DNNN ở Trung Quốc, chúng ta nhận thấy, một trong những kinh nghiệm cơ bản để thực hiện thành công cải cách là gắn cải cách DNNN với nhiệm vụ không ngừng điều chỉnh kết cấu và diện phân bố của thành phần kinh tế nhà nƣớc nhằm tối ƣu hoá cơ cấu ngành nghề, thúc đẩy sự phát triển hài hoà của các thành phần kinh tế, nâng cao chất lƣợng của kinh tế nhà nƣớc.
* Bài học về việc hội nhập kinh tế quốc tế
Tháng 10-2001, Trung Quốc chính thức gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), đánh dấu tiến trình mở cửa của Trung Quốc đã bƣớc vào một giai đoạn mới. Đứng trƣớc tình hình mới, bằng thái độ tích cực, Trung Quốc sẽ nắm bắt cơ hội, đón nhận thách thức, tham gia vào hợp tác và cạnh tranh với kinh tế quốc tế trong phạm vi rộng hơn và ở mức độ sâu hơn, không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nƣớc, từng bƣớc thúc đẩy mở cửa đối ngoại, đa phƣơng, nhiều tầng, nhiều tầng, nhiều lĩnh vực. Theo đó, Trung Quốc từng bƣớc đãi ngộ những doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong nƣớc để thu hút vốn đầu tƣ, phát triển các doanh nghiệp nhà nƣớc trong các lĩnh vực huyết mạch của nền kinh tế, những ngành nghề quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Các DNNN đƣợc phát triển theo hƣớng mở rộng về quy mô, nâng cao trình độ quản lý, trình độ khoa học công nghệ, xây dựng một số DNNN thành những tập đoàn lớn mạnh, không chỉ có sức cạnh tranh lớn trên thị trƣờng trong nƣớc mà còn có khả năng vƣơn ra khu vực và trên thế giới, có mạng lƣới hoạt động rộng khắp, sáp nhập và mua lại những doanh nghiệp tầm cỡ trên thế giới để tăng sức mạnh vƣơn ra thị trƣờng quốc tế. Trong những năm trở lại đây, đặc biệt là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, Trung Quốc cần đầu tƣ nƣớc ngoài nhiều hơn, và các nghĩa vụ pháp lý Trung Quốc sẽ thực hiện tại gia nhập WTO, sẽ tiếp tục thúc đẩy Trung Quốc theo hƣớng này. Một trong những tác động quan trọng nhất của gia nhập WTO của Trung Quốc có thể là của cả nƣớc thực hiện các cam kết của mình để mở cửa, nâng cao giới hạn về đầu tƣ nƣớc ngoài tối đa cho phép trong các ngành quan trọng, đặc biệt là viễn thông, bảo hiểm và ngân hàng. Trung Quốc cũng đã đồng ý loại bỏ cấm đối với hoạt động phân phối nƣớc ngoài tại Trung Quốc, mà hiệu quả sẽ mở rộng phạm vi thẩm quyền kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài và cho phép đầu tƣ trong một phạm vi rộng hơn nhiều và các hoạt động phân phối bán lẻ.
Nhƣ vậy, việc phát triển DNNN ở Trung Quốc đã trải qua hơn 30 năm và đã mang lại những kết quả to lớn, bằng chứng là sự lớn mạnh của các DNNN trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, các DNNN đã và đang thực sự, cùng với khu vực kinh tế nhà nƣớc thực hiện đƣợc vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế. Đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, các DNNN Trung Quốc lại càng có nhiều động lực cũng nhƣ cơ hội hơn nữa để mở rộng và phát triển hơn nữa. Công cuộc cải cách và mở cửa của TrungQuốc để lại cho Việt Nam nhiều bài học quý báu, trong đó có việc phát triển khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc. Tuy nhiên, việc phát triển khu vực này đạt đƣợc thành quả đến đâu, còn tuỳ thuộc vào điều kiện khách quan và chủ quan của chúng ta. Kinh nghiệm của Trung Quốc nhƣ những bài học của Nguời khổng lồ đi trƣớc chứ không phải là một con đƣờng vạch sẵn cho chúng ta bƣớc chân lên.
Tóm lại, kinh tế nhà nƣớc mà chủ yếu là các DNNN có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Kinh tế nhà nƣớc là đơn vị tạo ra sức mạnh vật chất cho nhà nƣớc đồng thời là công cụ để Nhà nƣớc điều tiết nền kinh tế và thực hiện những mục tiêu chính trị xã hội. Ở Việt Nam, kinh tế nhà nƣớc đƣợc xác định là có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Để
thực hiện đƣợc vai trò đó, kinh tế nhà nƣớc mà trọng tâm là các DNNN phải hoạt động có hiệu quả. Cải cách DNNN là một vấn đề trung tâm trong công cuộc cải cách của các nền kinh tế chuyển đổi, từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trƣờng, trong đó có Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN. Trung Quốc là nƣớc thực hiện khá thành công việc chuyển đổi kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trƣờng, trong đó, kết quả của cải cách DNNN góp một phần không nhỏ vào thành công của cải cách kinh tế. Quá trình này đã để lai những bài học kinh nghiệm quý báu mà Việt Nam có thể học tập.
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VIỆT NAM