2.3.1. Năng lực cạnh tranh của khu vực DNNN được cải thiện
Khi nền kinh tế đã bắt đầu ra khỏi khủng hoảng và phục hồi trở lại, các doanh nghiệp sở hữu thƣơng hiệu có giá trị dù là lớn hay nhỏ, sẽ có vị thế lớn hơn trong việc giữ vững và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của thƣơng hiệu, ngày càng nhiều DNNN đã đầu tƣ cho việc xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn trong năm 2009 vẫn tiếp
tục các kế hoạch phát triển thƣơng hiệu của mình đã đƣợc xây dựng trƣớc đó. Các giá trị đổi mới, sáng tạo, đƣợc các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, nhằm “khắc sâu” vào cảm nhận của ngƣời tiêu dùng nhƣ Vietinbank, doanh nghiệp 6 năm liền đạt giải Thƣơng hiệu mạnh vẫn tiếp tục các chƣơng trình quảng bá thƣơng hiệu theo hệ thống nhận diện mới, đƣợc thiết kế và khởi động từ tháng 4/2008; Vietcombank, Agribank, May 10, May Việt Tiến, Bóng đèn, phích nƣớc Rạng Đông, Giầy Thƣợng Đình, …đều là những “hàng Việt Nam chất lƣợng cao”, đƣợc ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và quốc tế ƣa chuộng. Vinacafe có thêm các hoạt động quảng bá sản phẩm tại thị trƣờng Mỹ, Anh, Nhật Bản, Thái Lan…Giải pháp thƣơng hiệu có hiệu quả đang ít nhiều đã giúp các doanh nghiệp nắm bắt đƣợc những cơ hội, đƣa hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào ổn định trong năm vừa qua, thậm chí nhiều đơn vị còn tạo ra những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Nổi bật trong 120 doanh nghiệp đạt Thƣơng hiệu mạnh năm 2009, Cienco 5 (Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5) có tỷ suất lợi nhuận trên vốn tới 73%. Trong năm vừa qua, doanh nghiệp này đảm nhận 850 công trình lớn nhỏ với tổng giá trị hơn 10 nghìn tỷ đồng. Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội - Happro đạt mức tăng trƣởng doanh thu tới 218%...
Hầu hết các T ĐKT nhà nƣớc đều nắm giữ những vị trí trọng yếu trong mỗi ngành và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đây là công cụ vật chất quan trọng để Nhà nƣớc thực hiện các điều tiết và hƣớng dẫn nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là doanh nghiệp cung cấp phần lớn các mặt hàng thiết yếu nhƣ: phân đạm, khí hóa lỏng, điện. Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam cung cấp trên 97% tổng lƣợng than tiêu thụ trong nƣớc. Tập đoàn điện lực cung cấp cho nền kinh tế 94% sản lƣợng với hệ thống phân phối tới 100% các huyện trên toàn quốc; Tập đoàn Dệt may là đơn vị trọng yếu trong ngành dệt may, với 18% doanh thu xuất khẩu toàn ngành, trong đó nhiều loại mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhƣ: sợi, vải chiếm trên 30%, bông chiếm trên 90%. Đặc biệt, tỷ trọng những mặt hàng cao cấp của dệt may Việt Nam chủ yếu do Vinatex nắm giữ. Kim ngạch xuất khẩu của tập đoàn năm 2009 đạt 1,7 tỷ USD.[1,86]
*Hiệu quả hoạt động của DNNN được nâng cao hơn trước
Hiệu quả hoạt động của khu vực DNNN sau 20 năm đã đƣợc nâng cao hơn so với trƣớc đó.
+ Các chỉ tiêu hiệu quả của DNNN được cải thiện. Năm 1998 số DNNN làm ăn có lãi và hoà vốn trong tổng số chỉ là 40%, năm 2002 là 76,9%, năm 2004 là gần 90%. Năm 2000, tỷ lệ nộp ngân sách của DNNN là 6,92% so với doanh thu, đến năm 2002 tỷ lệ này tăng lên 9,27%. Tỷ suất lợi nhuận ở các DNNN cũng đã tăng lên phản ánh hoạt động của DNNN đã có hiệu quả hơn: tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DNNN năm 2000 là 2,35%, năm 2003 tăng lên 2,9%; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tƣơng ứng là 3,95% và 4,18%. Những con số này cho thấy những biện pháp cải cách các DNNN đã mang lại kết quả khả quan, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Nợ xấu của DNN đã đƣợc xử lý một phần. Theo kết quả thống kê, đến hết quý I/2003, tổng số nợ tồn đọng của DNNN là 3.645 tỷ đồng, đã xử lý đƣợc 2.728 tỷ đồng. Tính đến 2008, hầu hết các DNNN đều làm ăn có lãi, chỉ có 109 doanh nghiệp thua lỗ, chiếm 7,1% số doanh nghiệp có báo cáo.[1,90]
* Quy mô của DNNN tăng lên
Sự tăng lên của quy mô DNNN thể hiện ở nguồn vốn bình quân trong các DNNN tăng lên, quy mô lao động của khu vực này cũng tăng so với trƣớc.
+ Nguồn vốn của các DNNN tăng lên. Số lƣợng DNNN có số vốn nhỏ hơn 5 tỷ giảm, đặc biệt là các DN có số vốn nhỏ hơn 1 tỷ giảm mạnh, số doanh nghiệp có vốn trên 5 tỷ tăng, trong đó số DN có vốn trên 500 tỷ tăng từ 223 DN năm 2000 lên đến 260 DN năm 2002, năm 2003 là 310 DN. Vốn bình quân của DNNN tăng lên, từ 145,9 tỷ đồng/doanh nghiệp năm 2001 lên tới 265,1 tỷ đồng năm 2004 và 327,5 tỷ đồng năm 2005.
Bảng 2.11. Phân bổ tín dụng cho nền kinh tế
Đơn vị: % Tín dụng cho các KV của nền KT 1991 1995 2000 2005 2007 2008 2009 Tín dụng cho DNNN 90,0 57,0 44,9 51,2 47,1 41,8 Tín dụng cho DNNQD 10,0 43,0 45,1 48,8 52,9 58.2 Tổng số 100 100 100 100 100 100
Bảng trên cho ta thấy nguồn vốn cho các DNNN đã giảm đi hơn một nửa trong thời kỳ 1991- 2009, từ 90 % tổng vốn cho nền kinh tế xuống còn 41,8% năm 2008. Mặc dù nguồn vốn rót xuống các DNNN của Nhà nƣớc giảm đi nhƣng quy mô nguồn vốn của các DNNN không ngừng tăng lên trong thời gian này nhƣ đã chỉ ra ở trên cho thấy nguồn vốn của DNNN đƣợc huy động từ các nguồn khác nhau chứ không chỉ trông chờ từ vốn nhà nƣớc. Điều này chứng tỏ các DNNN đã tự chủ hơn về vốn, nguồn vốn đa dạng hơn làm tăng hiệu quả sử dụng vốn.
+ Quy mô lao động trong khu vực DNNN tăng. Trong giai đoạn cải cách, số lƣợng lao động trong các DNNN tăng lên. Giai đoạn từ 1986 đến 1994, nhìn chung xu hƣớng của lao động trong các DNNN giảm, nhƣng từ những năm 1995 trở lại đây thì quy mô lao động trong các DNNN có xu hƣớng tăng lên, mặc dù các DNNN đã giảm đáng kể về mặt số lƣợng. Điều này chứng tỏ quy mô lao động của các DNNN đã tăng lên so với giai đoạn trƣớc.
Hình 2.5. Số lƣợng lao động trong khu vực DNNN
Đơn vị: Nghìn người 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 1986 1992 1994 2001 2005 2006 2007 2008 Năm
Số lượng lao động trong khu vực DNNN (nghìn người)
Nguồn: Niên giám thống kê 2006, Niên giám thống kê tóm tắt 2009, và Nghiên cứu so sánh đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế của Trung Quốc, GS.TS Lê Hữu Tầng, GS Lƣu Hàm Nhạc và mô tả của tác giả.
Số lao động trong khu vực kinh tế nhà nƣớc giảm trên 50% trong quá trình đổi mới: Từ 3 971 nghìn ngƣời năm 1986 xuống còn 1 710,7 nghìn ngƣời năm 2008. Điều này là do trong quá trình cải cách DNNN, số lƣợng DNNN đã giảm đi hơn 1 nửa, kéo theo lao động trong khu vực này cũng giảm. Mặc dù vậy, hiệu quả của lao động trong các DNNN cũng đƣợc nâng cao, sản lƣợng do lực lƣợng lao động trong khu vực này vẫn chiếm khoảng 40% trong tổng sản phẩm của cả xã hội. Tuy nhiên, đó chỉ mới là bề nổi của vấn đề, quan trọng hơn là hiệu quả của lao động trong khu vực DNNN thì còn kém hiệu quả hơn rất nhiều so với các khu vực còn lại của nền kinh tế, do đặc tính về sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn nhà nƣớc đã dẫn đến tình trạng này. Đặc biệt là trong những năm gần đây, chất lƣợng nguồn lực trong khu vực các DNNN bộc lộ khá nhiều hạn chế: năng lực quản lý yếu kém, tham nhũng…. là hiện tƣợng khá phổ biến gây những bức xúc trong dƣ luận .
*Khả năng cạnh tranh của hàng hoá của DNNN được cải thiện
Trải qua 20 năm đổi mới, những nỗ lực cải cách DNNN nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đã mang lại kết quả khả quan.
Cơ chế quản lý của Nhà nƣớc với các DNNN đã có những thay đổi tích cực theo hƣớng trao quyền tự chủ cho DN, nhà nƣớc không còn quản lý DNNN bằng các chỉ tiêu kế hoạch… Điều này làm cho doanh nghiệp chủ động hơn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cơ chế bao cấp vốn cũng dần đƣợc xoá bỏ. Bƣớc đổi mới cơ chế quản lý DNNN phù hợp với cơ chế thị trƣờng: xác lập tƣ cách pháp lý đối với DNNN là một tổ chức độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; DNNN đƣợc thƣơng mại hoá, định hƣớng theo thị trƣờng: cơ chế tài chính của DNNN đã chuyển sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm, xoá bỏ bao cấp từ ngân sách nhà nƣớc. Những thay đổi này làm cho DNNN có quyền tự chủ, hoạt động nhƣ một chủ thể kinh doanh độc lập trong kinh tế thị trƣờng. Đây là tiền đề để các DNNN thích nghi đƣợc với cơ chế thị trƣờng đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong nền kinh tế.
Mô hình TCT Nhà nƣớc hoạt động với quy mô lớn, làm tăng khả năng cạnh tranh cho khu vực DNNN; mô hình tập đoàn kinh tế phát triển tạo nên một tiềm lực mạnh mẽ cho khu vực này có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Năng suất, chất lƣợng,
hiệu quả của khu vực DNNN đã đƣợc nâng cao hơn trƣớc giúp nó có thể cạnh tranh tốt hơn với các khu vực khác.
Khả năng cạnh tranh của khu vực DNNN đã đƣợc nâng cao so với giai đoạn trƣớc. Tuy nhiên, so với yêu cầu của phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế thì khu vực này vẫn chƣa đáp ứng đƣợc. Trong những năm sắp tới, tính cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng trở nên gay gắt hơn khi Việt Nam tham gia vào WTO, bắt buộc các DNNN phải nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của mình mới có thể tồn tại và phát triển đƣợc. Điều này thể hiện ở chỗ chi phí sản xuất trong khu vực DNNN cao, giá thành cao. Trong bối cảnh hội nhập, vai trò của DNNN đƣợc kỳ vọng là đầu tàu trong cạnh tranh và đƣợc ƣu đãi rất nhiều vì mục tiêu này, nhƣng trên thực tế thì DNNN lại tỏ ra rất yếu kém về năng lực cạnh tranh so với các khu vực khác trong nƣớc, các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Khả năng cạnh tranh yếu của DNNN đƣợc thể hiện ngay ở thị trƣờng trong nƣớc: ở những ngành có khả năng sinh lợi, thị phần của DNNN có xu hƣớng giảm sút nhƣờng chỗ cho khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và khu vực ngoài quốc doanh…Khả năng cạnh tranh yếu kém của DNNN trong điều kiện Việt Nam đang và sẽ thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, sẽ là một thách thức lớn của khu vực này trong quá trình phát triển. Năng suất lao động của DNNN Việt Nam còn tƣơng đối thấp, năm 2000 mới đạt khoảng 832 USD, thấp hơn Indonexia (1.705 USD), Trung Quốc (1.517 USD), Thái Lan (3.701 USD), Philippine (2.690 USD). Trong các thành phần kinh tế, khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có năng suất lao động cao nhất, gấp 2 lần so với DNNN.
Giá bán một số sản phẩm trong nƣớc của DNNN sản xuất cao hơn giá nhập khẩu: xi măng 115%, giấy in 127, phôi thép 125%, đƣờng mía 140%, giá điện bán cho công ty nƣớc ngoài, cƣớc phí vận tải biển, cƣớc phí điện thoại quốc tế…của Việt Nam cao hơn hầu hết các nƣớc trong khu vực, gấp 2-3 lần nƣớc có mức giá trung bình. Những con số trên cho thấy sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của DNNN nói riêng còn rất yếu. Báo cáo về “Sức cạnh tranh của nền kinh tế toàn cầu 2001-2002” tại Diễn đàn kinh tế thế giới xếp hạng năng lực cạnh tranh của 75 nƣớc, trong đó kinh tế Việt Nam xếp thứ 60, doanh nghiệp Việt Nam xếp thứ 62. Thêm vào đó, vẫn còn nhiều DNNN có trình độ công nghệ dƣới mức trung bình của thế giới và khu vực, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm, 38% số tài sản cố định chờ thanh lý;
nhiều sản phẩm có chi phí tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, khấu hao, tiền lƣơng,… cao, do dó thiếu sức cạnh tranh.
Bên cạnh đó, cũng có không ít các sản phẩm có ƣu thế về giá so với các sản phẩm từ nƣớc ngoài do có những điều kiện tự nhiên ƣu đãi nhƣng do không hiểu các luật lệ về giá cả trên thị trƣờng thế giới cũng nhƣ thiếu kinh nghiệm trong giao dịch với nƣớc ngoài nên không ít trƣờng hợp bị thua thiệt khi xuất khẩu hàng hoá ra nƣớc ngoài.
Nhìn chung, nhiều DNNN chƣa phát huy cao nhất nội lực và lợi thế so sánh của đất nƣớc và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế để tạo ra những sản phẩm mũi nhọn có hàm lƣợng chất xám và công nghệ cao đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế; còn thiếu chủ động chuẩn bị để đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nƣớc và quốc tế luôn biến động không ngừng, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006 và việc thực hiện các cam kết WTO đặt ra những thách thức vô cùng to lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là khu vực các doanh nghiệp nhà nƣớc, nơi mà đƣợc đánh giá là hoạt động kém hiệu quả.
2.3.2. Tính minh bạch thông tin của khu vực DNNN.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các hoạt động của khu vực DNNN bƣớc đầu đƣợc minh bạch hoá. Chƣơng trình CPH là một trong những giải pháp quan trọng nhằm cải cách, sắp xếp lại và nâng cao hiệu qủa hoạt động của DNNN. Việt Nam đã khẳng định chủ trƣơng nhất quán về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó khu vực kinh tế tƣ nhân và đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc khuyến khích phát triển lâu dài và cạnh tranh bình đẳng với các thành phần khác. Đồng thời, Việt Nam đã công bố công khai kết qủa thực hiện chƣơng trình này trong từng giai đoạn cũng nhƣ số lƣợng, cơ cấu các loại hình doanh nghiệp sau mỗi giai đoạn thực hiện chƣơng trình CPH và tiến hành minh bạch hóa các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến khái niệm, phạm vi, thủ tục cổ phần hóa; các lĩnh vực và tỷ lệ tham gia cổ phần của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong các doanh nghiệp cổ phần hóa; cơ chế định giá, bán cổ phần, bổ nhiệm cán bộ quản lý của DNNN thực hiện CPH; vai trò của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với DNNN cũng nhƣ cơ chế tổ chức, hoạt động của loại hình doanh nghiệp này sau khi thực hiện cổ phần hóa...
Đồng thời với việc mô tả hiện trạng chính sách và quy định cụ thể về CPH, Việt Nam cam kết đảm bảo minh bạch hóa toàn bộ chƣơng trình cổ phần hóa đang thực hiện. Theo đó, từ thời điểm gia nhập WTO và trong thời gian chƣơng trình này vẫn còn đƣợc thực hiện. Bên cạnh đó, Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế -xã hội nói chung và về tiến trình cải cách DNNN nói riêng luôn đƣợc các cơ quan chính phủ thực hiện hàng năm và công bố công khai cho tổ chức, cá nhân trong cũng nhƣ ngoài nƣớc. Hầu hết các tổ chức phát triển, định chế tài chính, ngân hàng quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam (nhƣ UNDP, WB, IMF, ADB, IFC...) đều thực hiện các báo cáo độc lập của họ về vấn đề này. Việc bán cổ phầnđều thực hiện công khai theo hình thức đấu giá tại các doanh nghiệp hay đấu giá tại các công ty tài chính trung gian hoặc tại một trung tâm giao dịch chứng khoán.
Về cơ bản, các DNNN sau khi CPH đều hoạt động theo Luật Doanh nghiệp hiện