Định hƣớng phát triển các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân

Một phần của tài liệu Phát triển các loại hình doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam (Trang 85 - 88)

kinh tế tƣ nhân .

Trong khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm có 4 loại hình doanh nghiệp mà luận văn đề cập đến đó là Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, và Doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình đều có đặc tính, vai trò, những đóng góp và ưu, nhược điểm riêng, nhưng sự dung hoà, phát triển của các loại hình đó tạo điều kiện thúc đẩy, đưa doanh nghiệp tư nhân trở thành khu vực kinh tế vững mạnh trong nền kinh tế Vịêt nam. Và cho đến nay vị thế của khu vực kinh tế tư nhân không ai có thể phủ nhận được, để cho khu vực kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vị thế cao hơn của mình thì yêu cầu đối với mỗi loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân đều phải cùng vận động, phát triển, sự phát triển của các loại hình này phải đa dạng. Không nên quá chú trọng loại hình doanh nghiệp nào.

Hiện nay ở Việt Nam trong khu vực kinh tế tư nhân cần ưu tiên phát triển tất cả các loại hình, nhưng thực tế phát triển cho thấy thì loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn có xu hướng phát triển cao nhất, còn Công ty hợp danh gần như không có hoặc nếu có con số là quá ít không đáng kể. Vì thế định hướng hiện nay cần đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp khác nhau để cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh hơn, phong phú hơn với nhiều loại hình doanh nghiệp.

3.2.2. Phát triển loại hính Công ty cổ phần

Như đã phân tích ở chương một, trong số các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân thì Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình có xu hướng phát triển tăng cao, Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có nhiểu ưu điểm hơn cả thì lại chưa phát triển nhiều lắm do nhiều yếu tố như: tâm lý, quy mô vốn…

Vì vậy để khu vực kinh tế tư nhân hoạt động hữu hiệu nhất thì Đảng và Nhà nước cần định hướng tạo điều kiện cho các loại hình Công ty cổ phần phát triển và đứng đầu trong các loại hình doanh nghiệp tư nhân vì khi đó hình thức

hoạt động, quy mô vốn… của các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân sẽ tăng lên đóng góp trong GDP xã hội tăng….

Đặc biệt cần chú trọng phát triển loại hình Công ty cổ phần ở các thành phố lớn, để tạo tiền đề cơ bản và lâu dài cho khu vực kinh tế tư nhân có thể từng bước mở rộng quy mô kinh doanh một cách hợp lý, ở các thành phố lớn cần phát triển loại hình Công ty cổ phần, đồng thời qua loại hình Công ty cổ phần có thể huy động tốt lượng vốn phân tán trong dân cư, cũng như có thể phân tán rủi ro trong kinh doanh. Loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn vẫn được coi là loại hình doanh nghiệp chủ lực của kinh tế tư nhân, tuy về mặt chất lượng các Công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ có sự biến đổi theo xu thế tích cực, các Công ty trách nhiệm hữu hạn theo kiểu gia đình sẽ giảm dần.

3.2.3. Tăng số lượng doanh nghiệp phải gắn với nâng cao năng lực canh tranh của từng doanh nghiệp.

Đây là yêu cầu không thể thiếu vì nếu như trong khu vực kinh tế tư nhân các loại hình doanh nghiệp tư nhân chỉ phát triển về số lượng không phát triển về chất lượng sẽ là điều rất đáng buồn. Số lượng doanh nghiệp nhiều, quy mô vốn nhỏ, công nghệ thấp chất lượng sản phẩm, mẫu mã hàng hoá không cao không đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là vấn đề bất cập hiện nay của các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân đang vấp phải.

Những mặt hàng chủ lực và nhiều ngành nghề kinh doanh tạo thu nhập lớn thì doanh nghiệp tư nhân chưa có khả năng đảm nhiệm, yêu cầu định hướng làm sao để trong quá trình phát triển, số lượng các loại hình doanh nghiệp tư nhân đã tăng cao nhưng cũng cần gắn với sự tăng về mặt chất, điều đó thể hiện năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp.

Thực trạng hiện nay của doanh nghiệp Việt Nam ta, giữa các doanh nghiệp chưa có sự liên kết hợp tác với nhau kể cả trong khu vực kinh tế tư nhân lẫn kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các loại hình doanh nghiệp tư nhân chủ yếu hoạt động riêng lẻ, mạnh ai nấy thắng trong khi nếu nh- ư có sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau ở những ngành nghề, lĩnh vực nhất định cũng chính là tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, không phải bỏ ra một số loại chi phí không cần thiết khi không có sự liên kết.

Một phần của tài liệu Phát triển các loại hình doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam (Trang 85 - 88)