hiện nay
3.1.1. Thuận lợi
Cho đến nay, có thể nói rằng các doanh nghiệp tư nhân nói riêng và khu vực kinh tế tư nhân nói chung đã có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân không chỉ là yếu tố trong nước mà nó còn bao gồm cả yếu tố quốc tế.
Trong nước:
Nhà nước ta có đường lối phát triển kinh tế đúng đắn, thừa nhận vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đặc biệt là vai trò của các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân và khuyến khích khu vực này phát triển. Kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường nền kinh tế nớc ta tăng trưởng liên tục với tốc độ tương đối cao, để cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh hiện đang rất yếu kém của nền kinh tế Việt Nam, Chính phủ chủ trương cải cách mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước bằng cách thực hiện cổ phần hoá, giảm biên chế theo hướng nhà nước chỉ nắm những doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân nói chung và
các doanh nghiệp tư nhân nói riêng.
Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện: đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp tư nhân. Ngoài việc ban hành các đạo luật, nghị định, nghị quyết, Nhà nước còn ban hành các văn bản hớng dẫn thì hành, sửa đổi, bổ sung một số điều luật chưa hoàn chỉnh. Để môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện hơn, nhằm tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp phát triển cả về môi trường pháp lý lẫn các thể chế kinh tế.
Vị thế của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế ngày nay được cải thiện.Vị thế của kinh tế tư nhân không chỉ được cải thiện trong luật pháp, trong những quy định, quyết định của nhà nước mà còn được cải thiện trong tâm lý người dân. Chính sự lớn mạnh này của kinh tế tư nhân, đặc biệt là các loại hình doanh nghiệp tư nhân cho thấy nó có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Trước kia tâm lý của người lao động không muốn làm việc ở các doanh nghiệp tư nhân nhưng ngày nay suy nghĩ đó dần được nâng lên, bởi vì một số doanh nghiệp tư nhân đã có các chính sách quan tâm đến lợi ích của người lao động như chính sách tiền thưởng, chính sách bảo hiểm ..và các đối tác làm ăn ở các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác cũng có xu hướng tìm đến các đối tác là các doanh nghiệp tư nhân
Ngoài ra các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân rất năng động một mặt là do vấn đề nhân sự và tổ chức của họ, do họ có toàn quyền quyết định so với các doanh nghiệp nhà nước. Mặt khác người chủ của các doanh nghiệp tư nhân có thể ra các quyết định rất nhanh chóng vì xét cho cùng họ tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Vì có được sự thuận lợi này, các doanh nghiệp tư nhân tỏ ra rất năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự năng động này còn thể hiện ở chỗ là chỉ sau một vài năm thực hiện chính
sách đổi mới của đất nước các loại hình doanh nghiệp tư nhân đã có mặt ở hầu hết các ngành khác nhau của nền kinh tế Việt Nam.
Lực lượng tham gia thành lập và quản lý các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân rất đa dạng, có nhiều mối quan hệ và vì thế rất năng động trong tìm kiếm đối tác, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có thể nói động lực cá nhân thôi thúc mọi ngời mong muốn kinh doanh làm giàu là sức mạnh to lớn thúc đẩy khu vực này phát triển.
Do đa số các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ nên dễ dàng thay đổi công nghệ phù hợp với quy mô doanh nghiệp và trình độ quản lý.
Quốc tế
Ngoài những thuận lợi trong nước tạo điều kiện cho sự phát triền của các loại hình doanh nghiệp tư nhân thì phải kể đến những thuận lợi từ phía quốc tế nữa, đó là:
Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế tư nhân
Thực tế đã chứng minh, không một quốc gia nào có thể lớn mạnh được mà không thông qua quan hệ kinh tế đối ngoại, chính nhờ sự phát triển của mối quan hệ này các quốc gia mới có điều kiện mở rộng thị trường, tiếp cận được khoa học công nghệ hiện đại, phát huy được lợi thế so sánh của mình, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Nhờ sự phát triển của kinh tế thị trường theo hướng mở nhiều sản phẩm của Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường thế giới rất lớn và rất đa dạng, đây có thể coi là sự thuận lợi nếu có các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu của thị trường toàn cầu này.
Sự dịch chuyển của các dòng đầu tư, dòng vốn, công nghệ. Một thuận lợi nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam là phải kể đến sự dịch chuyển của các dòng vốn, dòng công nghệ vào Việt Nam hiện nay đang có xu hướng tăng lên. Các dòng vốn, dòng công nghệ chảy vào Việt Nam thông qua các hình thức đầu tư như : đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ODA...những hình thức đầu tư này
đem lại cho Việt Nam một lượng vốn lớn, các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được nhiều khoa học công nghệ tiên tiến mà Việt Nam chưa có, các nguồn đầu tư này giúp các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam phát triển nhanh chóng hơn.
3.1.2. Khó khăn
Trong nước
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp tư nhân phát triển, còn một số những khó khăn gây cản trở tới sự phát triển của các doanh nghiệp. Đó chính là những yếu kém, tồn tại của nền kinh tế đất nước.
Nền kinh tế nhỏ bé lạc hậu phát triển kinh tế hàng hoá chưa lâu: so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới thì nền kinh tế hàng hoá của ta còn kém phát triển.Vì vậy khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn nhỏ bé và non trẻ thể hiện ở quy mô trình độ kinh nghiệm quản lý của các loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Sự hỗ trợ của Nhà nước không đáng kể:
So với doanh nghiệp nhà nước thì các loại hình doanh nghiệp tư nhân hầu như không nhận được sự hỗ trợ nào từ phía Nhà nước, nếu có thì là con số rất nhỏ bé. Nhà nước chỉ tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp tư nhân phát triển bằng cách ban hành các đạo luật, nghị định, nghị quyết và sửa đổi, hoàn thiện các bộ luật giúp các loại hình doanh nghiệp tư nhân phát triển dễ dàng hơn còn về mặt tài chính tín dụng thì Nhà nước không hỗ trợ nhiều.
Môi trường kinh doanh chưa hoàn thiện: một số yếu tố nữa gây khó khăn cho sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp tư nhân đó là môi trường kinh doanh chưa hoàn thiện: luật cạnh tranh, luật phá sản.
Chính sách chưa đồng bộ và thủ tục hành chính còn rờm rà còn không ít các quy định chưa đầy đủ và cụ thể, các thủ tục hành chính còn rườm rà, không
cần thiết…. Quốc tế:
Các yếu tố quốc tế gây khó khăn cho sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp tư nhân phải kể đến:
Cạnh tranh quỗc tế ngày càng gay gắt:
Toàn cầu hoá kinh tế đưa lại cho các loại hình doanh nghiệp tư nhân những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển nhưng cũng có những thách thức, khó khăn nghiêm trọng. Toàn cầu gây sức ép cạnh tranh gay gắt đối với mỗi doanh nghiệp, quy mô của các doanh nghịêp Vịêt nam còn nhỏ, nguồn vốn huy động ít… các chủ thể doanh nghiệp trình độ thấp khi tham gia hội nhập dễ dàng bị các doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng để chiếm lĩnh thị trường.
Khu vực kinh tế tư nhân của các nước trong khu vực và thế giới rất mạnh về vốn, công nghệ, kỹ thuật, kỹ năng quản lý, thương hiệu…do khu vực này ở các quốc gia khác phát triển trước nước ta rất nhiều và ở những nước tiên tiến, khoa học kỹ thuật hiện đại. Vì thế khi tham gia vào thị trường thế giới các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sẽ bị yếu thế hơn về mẫu mã và chất lượng sản phẩm.
Sự giống nhau về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của một số nước trong khu vực: có sự giống nhau về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của các nước trong khu vực sẽ là một khó khăn nữa cho các loại hình doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, nước ta vẫn là nước kém phát triển, mặt hàng xuất khẩu chưa nhiều, chất lượng chưa cao vì thế sẽ khó khăn trong cạnh tranh xuất khẩu với các nước trong khu vực.