Đánh gía chung

Một phần của tài liệu Phát triển các loại hình doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam (Trang 67 - 81)

2.3.1. Những mặt mạnh trong phát triển các loại hính doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân.

Qua phân tích vai trò, quy mô cơ cấu của các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam cho ta thấy trong quá trình phát triển các loại hình doanh nghiệp này có những mặt tích cực của nó.

* Cơ cấu loại hình doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú thích ứng với trình độ quản lý và năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Đây là mặt mạnh tích cực của các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân vì với đặc tính về quy mô vốn, lao động …. các loại hình doanh nghiệp này phát triển rất đa dạng thuận lợi do cơ chế hiện nay vì thế trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp cũng không cần đòi hỏi quá cao theo quy chuẩn nào đôi khi chủ doanh nghiệp không qua đào tạo hoặc đào tạo không chính quy. Đồng thời năng lực tài chính của doanh nghiệp cũng thể hiện điều này, một doanh nghiệp thành lập mới trong khu vực kinh tế tư nhân yêu cầu số lượng vốn ban đầu không quá cao, lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh đơn giản, gọn nhẹ, thu hồi vốn nhanh và lợi nhuận cao. Những lý do trên cho thấy mặt mạnh của các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân là rất phong phú và đa dạng.

ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trên tất cả các mặt.

Đây có thể nói là một đóng góp to lớn của các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân không thể phủ nhận đặc biệt từ những năm 90 trở lại đây vai trò đó ngày càng thể hiện rõ. Các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân phát triển với tốc độ nhanh, trên nhiều mặt, mọi lĩnh vực và ở nhiều nơi vì thế nó có vai trò to lớn và đóng góp trên nhiều mặt: nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp nói chung, tạo công ăn việc làm, huy động nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, thúc đẩy quá trình xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường... Từ những mặt mạnh đó mà các loại hình doanh nghiệp tư nhân có được lại là điều kiện thuận lợi tác động trở lại cho nó có được động lực mới để phát triển trong điều kiện hội nhập.

* Hiện nay các doanh nghiệp thuộc những loại hình có nhiều ưu thế ngày càng tăng.

Đây là xu hướng phát triển tích cực và cũng do định hướng phát triển kinh tế của đất nước theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện tại tuy Công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm phần lớn và tăng nhanh những năm qua nhưng xu thế tương lai gần các loại hình doanh nghiệp có nhiều ưu thế như Công ty cổ phần có xu hướng gia tăng. Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có ưu thế hơn hẳn các loại hình doanh nghiệp còn lại trong khu vực về khả năng huy động vốn và phân tán rủi ro... hiện nay chủ trương của Chính phủ thực hiện quá trình cổ phần hoá để tạo điều kiện cho loại hình này ngày càng phát triển hơn, chiếm tỷ lệ cao hơn trong khu vực.

* Sự hợp tác liên kết giữa các loại hình doanh nghiệp trong khu vực tuy chưa mạnh nhưng đang hình thành.

Trong vấn đề này từ trước với mọi người đều tiềm thức rằng giữa các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân thường không có sự liên kết với nhau, mạnh ai nấy thắng, các chủ doanh nghiệp mục đích cuối cùng cũng chỉ vì mục tiêu lợi nhuận. Nhưng hiện nay, vấn đề này lại khác nó đi theo xu hướng ngược lại, tuy sự liên kết giữa các doanh nghiệp chưa rõ ràng, mối liên kết chưa sâu, chưa diễn ra mạnh mẽ nhưng sự liên kết đang hình thành và ngày một sâu sắc. Sau khi sự liên kết hình thành sẽ dẫn đến một loạt những vấn đề tích cực là yếu tố thúc đẩy cho các loại hình doanh nghiệp cùng phát triển, liên kết bền chặt, từ đó các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau lành mạnh hơn

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.

* Tuy các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân này đã tăng nhanh trong thời gian qua nhưng chỉ tập trung vào loại hình là Doanh nghiệp tư nhân và Công ty trách nhiệm hữu hạn, đặc biệt là Công ty trách nhiệm hữu hạn. Nguyên nhân là do Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty rễ thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, đồng thời yêu cầu về năng lực quản lý và vốn của chủ doanh nghiệp phù hợp với điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay. Nhưng Công ty trách nhiệm hữu hạn lại là loại hình ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, mức đóng thuế chưa tương xứng với năng lực của doanh nghiệp

Qua xem xét cơ cấu của kinh tế tư nhân theo loại hình doanh nghiệp, thông qua phân tích tỷ trọng về số lượng doanh nghiệp trong từng loại hình, phân tích tỷ trọng trong doanh thu tại gia của từng loại hình đã cho thấy vai trò quan trọng của Công ty trách nhiệm hữu hạn xét riêng trong khu vực kinh tế tư nhân. Nhìn về xu thế tương lai gần, vai trò đó vẫn sẽ còn gia tăng. Tuy nhiên, khi phân tích xâu chuỗi vai trò của loại hình doanh nghiệp trong đó việc tạo ra doanh thu với mức thuế của chúng đã đóng góp, lại cho thấy loại hình Công ty

trách nhiệm hữu hạn chưa đóng thuế tương ứng với năng lực của nó. Trong cùng loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp có quy mô lớn thường có ý thức chấp hành pháp luật về thuế cao hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Điều này một lần nữa minh chứng cho chủ trương lâu dài nên khuyến khích các loại hình Công ty cổ phần phát triển, do ưu thế và quy mô của chúng sẽ kéo theo một loạt các ưu thế khác so với các Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty hợp danh.

Bảng 2.10: Thuế và các khoản nộp ngân sách của các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tƣ nhân.

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Loại hình DN

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Thuế và các khoản phát sinh phải nộp trong năm Thuế và các khoản đã nộp trong năm Thuế và các khoản phát sinh phải nộp trong năm Thuế và các khoản đã nộp trong năm Thuế và các khoản phát sinh phải nộp trong năm Thuế và các khoản đã nộp trong năm DN tư nhân 2349,2 2133,6 2519,3 2845,9 3399,1 3415,1 Cty TNHH 10326,4 10064,6 13426,8 13792,7 15735,0 15701,3 Cty cổ phần 2191,9 1609,7 2821,8 2835,8 6181,1 5598,6 Cty hợp danh 36,9 64,2 2,9 4,5 1,7 2,0

Nguồn: Tổng cục thống kê (2006). Niên giám thống kê (2005). Nhà xuất bản

thống kê, Hà Nội.

Phân tích một số chỉ tiêu tài chính bình quân của kinh tế tư nhân theo loại hình doanh nghiệp cũng cho thấy loại hình Doanh nghiệp tư nhân có tổng giá trị tài sản nhỏ nhất, cao hơn là loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn, và cao nhất là Công ty cổ phần. Đó cũng là lý do phần nào lý giải cần phải ưu tiên phát triển Công ty cổ phần trong chính sách của Đảng và Nhà nước.

Loại hình có nhiều ưu thế như Công ty cổ phần phát triển chậm và chưa phát huy hiệu quả do quá trình cổ phần hoá còn chậm, quy mô lớn.

Như đã phân tích ở trên, do tâm lý xã hội, thành kiến đối với các loại hình doanh nghiệp tư nhân, đồng thời do công chúng vẫn còn e ngại với các loại hình

doanh nghiệp mang tính tập thể nên hiện nay trong khu vực kinh tế tư nhân thì loại hình Công ty cổ phần chưa phát triển đúng tầm quan trọng khi nó có nhiều ưu thế hơn hẳn so với Công ty trách nhiệm hữu hạn và Doanh nghiệp tư nhân. Vì thế trong giai đoạn tới để thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá, xây dựng chủ nghĩa xã hội cần tạo điều kiện, định hướng cho Công ty cổ phần phát triển. * Năng lực của người lao động trong hầu hết các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân còn thấp do quy mô nhỏ, manh mún, mang nặng tính t- ư nhân.

Trong các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân thì trình độ của người lao động cũng như chủ doanh nghiệp chưa đồng đều giữa các loại hình, ở Công ty cổ phần hay ở những doanh nghiệp có quy mô lớn thì trình độ tương đối đáp ứng yêu cầu nhưng ở các loại hình có quy mô nhỏ như Công ty trách nhiệm hữu hạn và Doanh nghiệp tư nhân thì trình độ của lao động rất yếu cả năng lực chuyên môn lẫn ý thức chấp hành pháp luật

Mặc dù lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội và gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, nhưng chất lượng của nguồn nhân lực còn thấp và chưa được cải thiện đáng kể. Nhìn chung các loại hình doanh nghiệp tư nhân còn thiếu những lao động có trình độ chuyên môn cao, thiếu đội ngũ công nhân lành nghề.

Theo kết quả điều tra, trình độ học vấn của lao động trong các doanh nghiệp tư nhân rất thấp, phần lớn lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân và lao động phổ thông. Những lao động này hầu như chưa qua đào tạo, trình độ kỹ năng lao động còn thiếu. Trong 1.475.716 lao động thì có 1.097.598 (chiếm 74,4%) là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Số lao động có chuyên môn là 369.118, chiếm 25,3%, trong đó chỉ có 92.042 lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học chiếm 6,18%

tổng lao động trong khu vực kinh tế tư nhân.

Bản thân các chủ doanh nghiệp cũng thiếu trình độ, kiến thức. Về cơ bản đội ngũ này mới được hình thành trong những năm 90.Vì vậy họ còn thiếu kinh nghiệm về nhiều mặt, từ kỹ năng quản lý đến hiểu biết về công nghệ và thị trường. Chủ doanh nghiệp có trình độ Đại học trở lên chiếm tỷ lệ thấp, ở Công ty trách nhiệm hữu hạn là 8,6%, Công ty cổ phần là 1,3%, Doanh nghiệp tư nhân là 1,9%, trong khi đó chủ doanh nghiệp không có bằng cấp là 84,6% ở Doanh nghiệp tư nhân, ở Công ty cổ phần là 93,6%, Công ty trách nhiệm hữu hạn là 78%, quy mô của các doanh nghiệp tư nhân còn nhỏ nên nguồn vốn đầu tư đào tạo chuyên môn đầu tư cho người lao động còn thấp. Hầu hết các loại hình doanh nghiệp tư nhân không đủ kinh phí để đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động .

Hơn nữa, đầu tư cho nhân lực là đầu tư dài hạn không mang lại lợi ích một cách trực tiếp cho doanh nghiệp trong ngắn hạn. Điều này càng không khuyến khích các loại hình doanh nghiệp tư nhân đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.11: Trình độ của đội ngũ chủ doanh nghiệp tƣ nhân Đơn vị: (%) Các tiêu chí DNTN Công ty Cổ phần Công ty TNHH Doanh nghiệp liên doanh Loại hình khác Chia theo trình độ chuyên môn Chứng chỉ đào tạo 1,64 0,75 0,00 1,28 24,32 Sơ cấp 2,86 3,98 4,49 0,00 18,92 Trung cấp 21,35 35,23 3,21 30,56 71,43 Cao đẳng 6,06 2,76 12,17 0,00 5,71 Kỹ sư 63,55 51,72 58,26 58,23 17,14 Thạc sỹ 1,45 0,00 2,61 9,27 0,00 Tiến sỹ 0,45 0,00 1,74 2,78 0,00 Chia theo trình độ ngoại ngữ Trình độ ngoại ngữ A 94,51 94,48 91,30 98,57 Trình độ ngoại ngữ B 9,92 13,10 15,65 1,43 Trình độ ngoại ngữ C 6, 24 7,59 20, 00 0,00 Trình độ ngoại ngữ D 1,62 0,00 11,30 0,00 Chia theo trình độ tin

học

80,17 86,90 87,83 29,17 91,43 Biết sử dụng thành thạo 19,83 13,10 12,17 70,83 8,57

Nguồn: Tổng cục thống kê (2006). Niên giám thống kê (2005). Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, chính sách lao động ở nước ta đã có bước chuyển biến cơ bản, từ chế độ lao động theo biên chế Nhà nước sang hợp đồng lao động dựa trên cung- cầu của thị trường. Nhà nước tạo lập khuôn khổ pháp lý cho việc sử dụng lao động nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động, quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động.

Mặc dù vậy, chính sách đào tạo nguồn nhân lực đối với khu vực tư nhân còn có những hạn chế:

- Chưa có biện pháp cụ thể và thiết thực hỗ trợ cho các trong việc đào tạo chủ doanh nghiệp và đào tạo tay nghề, phần lớn các doanh nghiệp phải tự đào tạo.

- Việc tiếp cận các dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực do Nhà nước cung cấp có nhiều hạn chế, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân hầu như không được hưởng các chính sách đào tạo từ nguồn Ngân sách. Nhà nước chưa có những chính sách và biện pháp phù hợp để khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tự đào tạo như miễn giảm đối với các chi phí đào tạo của các doanh nghiệp, hỗ trợ thành lập các trung tâm đào tạo nghề.

Trên thực tế, năm 2005 lực lượng lao động chiếm khoảng 59% dân số, chỉ dưới 20% lực lượng lao động được đào tạo, khoảng 56% công nhân không có kỹ thuật hoặc kỹ thuật thấp, tình trạng ở nông thôn: 70% lao động làm việc ở các vùng nông thôn nhưng chỉ 10% trong số họ được đào tạo.

Nền giáo dục của Việt Nam chưa hướng vào nhu cầu của kinh doanh thương mại, đào tạo kỹ thuật của Việt Nam chủ yếu thuộc trách nhiệm của các trường quốc lập và các trường cao đẳng, trung cấp kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ đang giảm dần sự hỗ trợ cho một số lượng lớn các trung tâm đào tạo chuyên ngành trên toàn đất nước, song thiết bị đào tạo của các trung tâm thì lại lạc hậu và cũ kỹ.

các trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật không thể đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp bởi vì nó quá tập trung vào lý thuyết mà yếu thực hành. Nội dung đào tạo cũ kỹ không theo kịp những yêu cầu của thực tiễn. Đó là hạn chế các loại hình doanh nghiệp tư nhân về trình độ và năng lực của người lao động. Đây là vấn đề lớn quan trọng yêu cầu cần có giải pháp kịp thời giúp cho các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển vững mạnh hơn .

* Phân bổ không đồng đều, hầu hết các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân sản xuất tập trung ở các thành phố lớn nơi có cơ sở hạ tầng, vật chất và giao thông thuận tiện xét về phương diện địa lý lãnh thổ, các loại hình doanh nghiệp tư nhân thường tập trung ở các lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Nam, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh… ở những nơi này có nhiều điều kiện thuận lợi hơn về cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và đồng thời đó là nơi có thị trư- ờng tiêu thụ rất lớn. Chính điều này gây nên sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, mà điều này đến lượt nó lại có thể gây ra sự phân hoá xã hội. * Trong các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tính hợp tác, liên kết giữa các loại hình doanh nghiệp yếu

2.3.3. Xu hướng phát triển của các loại hính doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân.

Xu hướng phát triển của các loại hình doanh nghiệp tư nhân có sự chuyển đổi lớn, trước năm 2000, loại hình Doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng rất cao. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp hoạt động tích cực đến xu hướng phát triển trong doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân.

Tỷ trọng loại hình Doanh nghiệp tư nhân trong tổng số doanh nghiệp đăng ký giảm từ 64% trong giai đoạn 1991-1999 xuống còn 34% năm 2003 và khoảng 30% năm 2004; trong khi đó tỷ trọng Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty

Một phần của tài liệu Phát triển các loại hình doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam (Trang 67 - 81)