Đánh giá những thuận lợi, thách thức đối với DKT trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò xã hội của tổ chức DKT quốc tế tại Việt Nam.DOC (Trang 40 - 43)

II, Vai trò xã hội của tổ chức DKT

1.Đánh giá những thuận lợi, thách thức đối với DKT trong thời gian tới

gian tới

1.1 Những thuận lợi

- Chương trình tiếp thị xã hội của DKT được tiến hành từ rất sớm ở Việt Nam và đã gây dựng được một hệ thống phân phối vững mạnh và một đội ngũ nhân viên với chuyên môn tốt. Bên cạnh đó DKT cũng được thừa hưởng một hệ thống cơ sở y tế như các phòng khám công, nhà thuốc, bệnh viện sẵn có tại Việt Nam do đó DKT đã tiết kiệm được một chi phí rất lớn. Thực tế, chi phí để xây dựng mới các địa điểm phân phối sẽ tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc nhưng chưa chắc đã thực sự mang lại hiệu quả như hệ thống sẵn có tại Việt Nam hiện nay.

- Chương trình được sự ủng hộ của chính phủ và các cơ quan ban ngành có liên quan cũng như chính quyền các cấp địa phương như: bộ y tế, tổng cục dân số, các chi cục dân số các tỉnh, các cơ sở y tế ở các địa phương, đó là sự ủng hộ về nguồn vốn, các hỗ trợ về kỹ thuật, về con người.

-Khu vực tư doanh phát triển đây là thuận lợi: làm tăng thêm rất nhiều cơ hội phát triển mở rộng thị trường của các sản phẩm TTXH. Các công ty tư nhân sẽ đảm nhiệm một khâu trong các hoạt động TTXH, với sự nhạy bén của một doanh nghiệp thương mại sẽ làm tăng hiệu quả của các hoạt động công lên gấp nhiều lần góp phần tối ưu hóa các lợi ích.

- Nhu cầu khách hàng ngày càng cao. Cùng với sự tiến bộ trong các vấn đề về văn hóa, đời sống được nâng cao đại bộ phận dân chúng đã có bước chuyển lớn trong nhận thức về hành vi tình dục an toàn. Ngày nay việc tổ chức các chương trình, các sự kiện về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và phòng lây nhiễm các bệnh STDs thu hút được nhiều người tham gia hơn. Từ các phong trào đã dần chuyển thành các hành vi tự phát, người dân đã tự ý thức được việc cần thiết phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ tình dục an toàn để bảo vệ mình, bảo vệ gia đình và xã hội

chuyển, đặc biệt là Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO tạo thuận lợi cho các hoạt động của các tổ chức quốc tế. Các thủ tục hành chính, việc xin cấp phép cho các hoạt động được tiến hành nhanh chóng hơn, tiết kiệm cả thời gian và chi phí. Nếu như trước đây, các hoạt động của các tổ chức quốc tế bị bó hẹp, nhận được ít các sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước thì nay các hoạt động này cùng được sự đồng thuận, bắt tay của nhiều bên cùng thực hiện các mục tiêu kinh tế cũng như các mục tiêu xã hội.

1.2. Những thách thức

- Sự cạnh tranh ngày càng cao của các nhà cung cấp PTTT khác cũng như sự du nhập của một số sản phẩm từ các nguồn không chính thống đã gây ra nhiều áp lực đối với DKT. Hiện nay các đối thủ cạnh tranh của DKT chủ yếu là kênh phân phối miễn phí từ chính phủ và một số tổ chức có chung hình thức hoạt động như PSI và MSI, thêm nữa là các sản phẩm trôi nổi được nhập từ nhiều nguồn thiếu tin cậy, kém chất lượng. Điều này đòi hỏi DKT phải làm mới mình dự trên những giá trị cốt lõi để có thể khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.

- Chi phí cho hoạt động phân phối qua kênh không truyền thống tương đối tốn kém. Việc tiếp cận các điểm bán hàng này tương đối khó khăn do đây là những nơi nhạy cảm về hoạt động mại dâm cũng như các hành vi tình dục không an toàn. Muốn tiếp cận sâu rộng kênh phân phối này đòi hỏi ở các nhân viên nhiều kỹ năng mềm khác ngoài kỹ năng bán hàng đơn thuần.

- Các phương tiện tránh thai được cung cấp miễn phí với số lượng lớn dẫn đến tình trạng tràn ngập các sản phẩm này trên thị trường. Hầu hết các phòng khám và một bộ phận người tiêu dùng mua các sản phẩm này từ các kênh miễn phí với giá rẻ hơn rất nhiều so với giá đã được trợ cấp rất lớn của chương trình TTXH. Thực trạng này đã được nêu trong các báo cáo của UNFPA phối với tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình và DKT thực hiện. Đại bộ phận người dân vẫn đang phụ thuộc vào các chương trình miễn phí này mặc dù các sản phẩm từ các kênh miễn phí của chính phủ chỉ đáp ứng được khoảng 28% nhu cầu thực tế. Một điều dễ hiểu là tâm lý của người tiêu dùng là khó chấp nhận việc cùng một loại hàng hóa, cùng những tính năng như nhau mà một bên được phát miễn phí và một bên thì phải mua mặc dù giá rất rẻ. Và tất nhiên, phản ứng ban đầu là chuyển qua dùng hàng ở kênh miễn phí.

DKT nhiều khó khăn thách thức trong việc tìm nguồn để duy trì và mở rộng các hoạt động tiếp thị của mình

- Các tổ chức tiếp thị xã hội khác đang ngày càng lớn mạnh thêm như PSI và MSI. Các tổ chức này đều là các tổ chức NGO hoạt động trong lĩnh vực tiếp thị xã hội các PTTT như DKT. Cũng giống như DKT, mục tiêu của họ là chiếm lĩnh thị phần lớn trong việc phân phối các PTTT, họ cũng đang tìm mọi cách để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra. Nếu không thực sự có những bước chuyển mình sắc nét thì chắc chắn thị phần của DKT nhanh chóng rơi vào tay các tổ chức này.

- Trong các năm tới các nguồn tài trợ vào Việt Nam sẽ giảm do Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng là một trong các nước nghèo nhất thế giới. Các quỹ tài trợ này đã chuyển sang hoạt động ở những nước nghèo hơn, những nơi mà các vẫn đề xã hội bức bách hơn. Do đó việc vừa đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu thị trường vừa cung ứng với giá cả thấp là không khả thi.

- Phân phối ở các vùng nông thôn và miền núi tốn kém rất nhiều chi phí như việc vận chuyển, thâm nhập thị trường và phân phối sản phẩm gặp nhiều khó khăn hơn ở khu vực thành thị mà hiệu quả thì thấp hơn rất nhiều. Thứ nhất là do điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, miền núi Việt Nam đang vô cùng lạc hậu, muốn hoạt động được phải tập trung đầu tư nhưng thời gian thu hồi rất chậm. Thứ hai, trình độ văn hóa ở đây còn hạn chế, nhận thức của đại bộ phận người dân còn chưa sâu, do đó lợi nhuận thu được chưa thể bù đắp được các chi phí bỏ ra.

- Một số các sản phẩm TTXH giống hệt mẫu mã, kiểu dáng, đặc tính kỹ thuật giống hệt các sản phẩm miễn phí gây khóa khăn trong quá trình hoạt động của tổ chức. Những người có khả năng chi trả thường thắc mắc tại sao họ phải trả tiền cho sản phẩm mà họ có thể được cấp miễn phí tại địa phương họ

- Mức độ chấp nhận của người dân đối với một số mặt hàng mới của DKT như thuốc tiêm tránh thai rất thấp. Việc sử dụng thuốc tiêm tránh thai có rất nhiều thuần tiện nhưng nó lại gây ra một số tác dụng phụ. Khách hàng sau khi sử dụng thuốc thường quay lại nhiều lần để được tư vấn và thắc mắc qua điện thoại gây phiền toái cho các phòng khám nên các phòng thuốc tư nhân đã không tư vấn cho khách hàng sử dụng thuốc tiêm. Do đó phân phối các sản phẩm mới này gặp rất nhiều khó khăn.

- Chính phủ muốn DKT giới thiệu những nhãn hiệu mới có giá cao hơn và tập trung phân phối nhãn hiệu được phân phối cho người dân nghèo. Hiện nay trên

thị trường, người tiêu dùng đã khá quen thuộc với các sản phẩm của DKT với mức giá thấp. Việc phân phối những nhãn hiệu mới với giá cao hơn sẽ cần một thời gian dài hơn, đầu tư nhiều về tiền bạc hơn cũng như có nhiều rủi ro hơn đối với DKT. Đây là một trong những thách thức chính của DKT trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò xã hội của tổ chức DKT quốc tế tại Việt Nam.DOC (Trang 40 - 43)