0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Mức độ bao phủ, khả năng tiếp cận của khách hàng đối với các

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ XÃ HỘI CỦA TỔ CHỨC DKT QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM.DOC (Trang 31 -32 )

II, Vai trò xã hội của tổ chức DKT

3. Thực trạng hoạt động phân phối sản phẩm TTXH của tổ chức DKT trong

3.2.3.4. Mức độ bao phủ, khả năng tiếp cận của khách hàng đối với các

tăng

Sản phẩm của DKT rất dễ tìm mua, người tiêu dùng có thể tìm thấy ở bất kỳ cửa hàng thuốc đông tây y hay trung tâm y tế nào. Đây là một thành công lớn của công tác mở rộng hệ thống phân phối của DKT. Mọi người dân, từ tầng lớp nghèo khó cho đến những người có điều kiện kinh tế, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi có thể mua các sản phẩm của DKT ở bất kỳ cửa hàng thuốc và cơ sở y tế gần nhất nào. Điều này làm tăng thêm sự lựa chọn của khách hàng, làm

tăng doanh số bán hàng, lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội. Đến nay, các sản phẩm của DKT đã có mặt ở hơn 10 000 điểm bán với 54 nhân viên bán hàng, 9 chuyên viên bán hàng kênh không truyền thống và hơn 200 cộng tác viên. Các nỗ lực đặc biệt tập trung vào các điểm nóng nhằm bảo vệ các quan hệ tình dục với nhiều đối tượng cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Bảng 2.9: bảng tỷ lệ số PTTT và số điểm phân phối ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn & miền núi

Khu vực thành thị Khu vực nông thôn và

miền núi

Tỷ lệ PTTT tiêu thụ 82,73% 17,27%

Tỷ lệ số điểm phân phối 73,12% 26,28%

Các sản phẩm dịch vụ của DKT đã có mặt ở khắp các vùng miền trên cả nước song vẫn còn một số hạn chế đó là sự chênh lệch giữa số PTTT được cung cấp và số điểm phân phối trên địa bàn khu vực thành thị với khu vực nông thôn và miền núi. Số PTTT phân phối ở khu vực nông thôn và miền núi chỉ chiếm một tỷ lệ thấp (17,27%), thêm vào đó lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở khu vực này chỉ vào khoảng 26,28% lượng sản phẩm bán ra của DKT.

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do:

Thứ nhất, ở các khu vực miền núi và nông thôn, trình độ dân trí còn thấp, thêm vào đó, do người dân còn hạn chế trong việc tiếp cận với các phương tiện truyền thông việc nhận thức về các vấn đề xã hội còn yếu kém.

Thứ hai, mức sống trung bình của người dân còn thấp, mức độ sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm mà ở địa phương cũng có các sản phẩm có chung đặc tính và công dụng lại được cấp phát miễn phí là chưa cao.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, giao thông đi lại còn khó khăn, các kênh phân phối còn chưa phát triển thì việc đưa các sản phẩm TTXH đến được với người dân là rất khó khăn do chi phí tăng cao mà doanh thu lại rất thấp

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ XÃ HỘI CỦA TỔ CHỨC DKT QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM.DOC (Trang 31 -32 )

×