Phƣơng hƣớng phát triển nông nghiệp, nông thôn và quan điểm về công

Một phần của tài liệu Công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (Trang 95)

công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

3.1.1. Phương hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Đại hội Đảng bộ huyện Quế Võ lần thứ 18 đã xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đời sống kinh tế - văn hóa xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Xây dựng nông thôn mới gắn với tiêu chí về thu nhập cao và có nền nông nghiệp phát triển. Trong đó công tác dồn điền đổi thửa là công cụ cho thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa của huyện từng bƣớc đi lên. Ứng dụng các loại cây, con giống vào sản xuất có chất lƣợng cao, tiếp thu và đƣa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là cơ giới hóa máy móc vào sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng.

Trên cơ sở kết quả thực hiện công tác dồn điền đổi thửa gắn với việc xây dựng nông thôn mới trong thời gian vừa qua; những tồn tại cần khắc phục; UBND huyện xác định phƣơng hƣớng nhiệm vụ về công tác dồn điền đổi thửa gắn với việc xây dựng nông thôn mới nhƣ sau:

- Phải làm tốt công tác tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Huyện uỷ, UBND huyện và kế hoạch của UBND xã, thị trấn để toàn thể cán bộ, Đảng viên và nhân dân hiểu rõ và tự giác thực hiện.

- Đảng uỷ, UBND, Ban chỉ đạo dồn điền các xã, thị trấn cần phân công cụ thể nhiệm vụ cho các đồng chí trong Ban Thƣờng vụ, Ban chấp hành, thành viên UBND, trƣởng các ngành, đoàn thể của xã, thị trấn. Các đồng chí

Thƣờng vụ phụ trách miền, các đồng chí Huyện uỷ viên phụ trách xã, các đồng chí trong Ban chỉ đạo của huyện tăng cƣờng chỉ đạo; cán bộ huyện trƣng tập cần nghiên cứu, nắm chắc quy trình 7 bƣớc trong quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa, tập trung cùng Ban chỉ đạo dồn điền các xã, thị trấn thực hiện.

- Đối với 4 xã đã hoàn thành đo giao ruộng khẩn trƣơng thu thập, kiện toàn hồ sơ, tổ chức phúc tra, hoàn thiện nội dung biên bản giao đất, phiếu trích thửa làm cơ sở chỉnh lý hồ sơ địa chính, lập hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa, kiện toàn hồ sơ khoán quản đất công ích, đất dự trữ theo quy hoạch, đúng các quy định của pháp luật.

- Đối với 3 xã xây dựng nông thôn mới đợt 1 chƣa hoàn thành dồn điền đổi thửa cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành dứt điểm trƣớc khi thu hoạch vụ xuân 2011- 2012, sau đó tiến hành ngay việc phúc tra, hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ.

- Đối với 5 xã, thị trấn còn lại: Khẩn trƣơng hoàn thành việc lập các biểu thống kê theo hƣớng dẫn, công khai các quy hoạch, xác định mức đất hiến, xây dựng phƣơng án của xã, làm cơ sở cho các xóm xây dựng phƣơng án chi tiết, tập trung vận động nhân dân nhận ruộng theo nhóm hộ, dòng họ, gia đình vào một vùng. Hoàn thiện phƣơng án dồn điền đổi thửa của xã, tổ chức họp HĐND thông qua phƣơng án, hoàn thiện phƣơng án trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức giao đất tại thực địa.

Phấn đấu đến cuối tháng 11/2012 tất cả các đơn vị đều hoàn thành đo giao ruộng theo phƣơng án dồn điền, tập trung chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ xong trong năm 2013.

3.1.2. Quan điểm về công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Xuất phát từ thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau khi thực hiện chính sách Dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Quế Võ, từ những kết quả đã đạt đƣợc, những khó khăn và tồn tại sau dồn điền đổi thửa. Chúng tôi đề xuất

một số quan điểm chủ yếu nhằm nâng hiệu quả kinh tế sử dụng đất và công tác quản lý quỹ đất nông nghiệp để sử dụng bền vững, có hiệu quả nhƣ sau:

- Phải đảm bảo phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững. Nghĩa là, phải thỏa mãn nhu cầu hiện tại, nhƣng không làm ảnh hƣởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tƣơng lai. Dồn điền đổi thửa phải đồng nghĩa với việc bảo vệ, giữ gìn, sử dụng đất đầy đủ, hợp lý; sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm đất đai. Kết quả dồn điền đổi thửa phải tạo ra sự tăng trƣởng ổn định trong nông nghiệp, nông thôn.

- Phải phù hợp với mục tiêu của CNXH là công bằng, dân chủ trong quả trình dồn điền đổi thửa. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tránh tình trang tập trung ruộng đất theo ý chủ quan của một số ngƣời và đem lại lợi ích cục bộ. Xuất phát điểm và kết thúc công tác này, phải tạo ra sự đồng đều ổn định đối với ngƣời dân ở nông thôn. Thể hiện rõ tính ƣu việt của chế độ thông qua việc ƣu tiên những ngƣời có công, gia đình chính sách, hộ ngèo,…

- Phải tạo điều kiện tối đa để phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Trên giác ngộ trực tiếp thì dồn điền đổi thửa phải làm cho quả trình sản xuất kinh doanh của hộ đƣợc thuận lợi hơn; phá vỡ trạng thái tĩnh lâu nay của ruộng đất, làm thay đổi và luân chuyển ruộng đất giữa các hộ dân. Nếu xét theo giác ngộ dán tiếp thì dồn điền đổi thửa phải tăng cƣờng đƣợc hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác nhƣ vốn, lao động,…

3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả dồn điền đổi thửa tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Quế Võ là một huyện có nhiều tiềm năng về nông nghiệp, nhƣng diễn biến nông nghiệp trong những năm gần đây cho thấy một mâu thuẫn lớn đó là: nhiều sản phẩm có khối lƣợng hàng hóa lớn nhƣng lại đƣợc sản xuất ở những hộ có quy mô nhỏ, gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng nông nghiệp hàng hóa. Để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng cần thiết

phải tổ chức lại nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung. Muố vậy, cần thực hiện một số giả pháp trọng tâm sau:

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, tạo dựng môi trường để nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa

- Cần thấy rõ vai trò của công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, đặc biệt chú ý tới quá trình phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng đất khác và việc chuyển đỏi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp, phải đảm bảo an ninh lƣơng thực. các địa phƣơng cần tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết sau dồn điền đổi thửa, quy hoạch vùng sản xuất một cách khoa học dựa trên điều kiện tự nhiên và khả năng của mỗi vùng. Trên cơ sở phƣơng án đã quy hoạch đã đƣợc phê duyệt, các xã, thị trấn tập hợp nhu cầu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của hộ nông dân trình huyện, tỉnh phê duyệt. Có nhƣ vậy, sẽ không tạo nên sự cạnh tranh giữa các cá nhân để có thể hình thành thị trƣờng ảo về quyền sử dụng đất.

- Thực tế cho thấy sự tăng giá của những thửa đất đƣợc phê duyệt cho chuyển đổi sử dụng là mối quan tâm của nhiều hộ nông dân, ngay cả khi họ không có diều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Sự tăng giá này một phần là do giá trị sản xuất nông nghiệp trên các thửa ruộng này tăng lên cùng với sự chuyển đổi phƣơng thức canh tác. Mặt khác còn do giá trị của thời hạn sử dụng đất đƣợc kéo dài hơn (đất trồng cây hàng năm có thời hạn sử dụng 20 năm, 50 năm). Nhƣ vậy, nếu đƣợc phép chuyển đổi, những hộ không có điều kiện mở rộng sản xuất họ sẽ chuyển nhƣợng phần ruộng đất của mình với giá cao hơn, do đó thị trƣờng ruộng đất đã đƣợc thúc đẩy một cachs dán tiếp.

- Để thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đúng hƣớng, đối với các vùng chuyên canh cao sản, sản xuất những cây, còn mang tính hàng hoá thì các địa phƣơng cần đầu tƣ cơ sở vật chất nhƣ: mở rọng giao thông, thủy lợi, bê tong hóa kênh mƣơng nội đồng, xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến

và thu mua nông sản,…cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà các địa phƣơng cần quan tâm đầu tƣ thỏa đáng, nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả sản xuất phục vụ nhu cầu thị trƣờng và xuất khẩu.

3.2.2. Giải pháp về tổ chức

- Nêu cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy đảng. chính quyền và ban chỉ đạo các cấp. Có sự phân công trách nhiệm rõ rang từng cơ quan chức năng, từng thành viên ban chỉ đạo, đồng thời có sự phối kết hợp chỉ đạo chặt chẽ giữa các cấp, các ngành có liên quan.

- Cần phải học hỏi các kinh nghiệm của địa phƣơngđã làm trƣớc, vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào từng địa phƣơng cụ thể, tránh thực hiện theo phong trào, áp đặt, nóng vội, chủ quan duy ý trí.

- Thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình và trình tự các bƣớc, đặc biệt là công tác quy hoạch sử dụng đất xã phải đi trƣớc một bƣớc làm tiền đề cho công tác dồn điền đổi thửa.

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động đến từng cơ sở và ngƣời dân, giải thích rõ nội dung, ý nghĩa cũng nhƣ tác dụng của việc dồn điên đổi thửa để ngƣời dân hiểu và tự nguyện tham gia.

- Quá trình thực hiện tổ chức phải công khai để ngƣời dân đều biết, nhƣng phải tập trung dân chủ và thống nhất thực hiện; đồng thời khuyến khích các hộ tự nguyện chuyển đổi ruộng đất cho nhau để có ô thửa lớn hơn.

- Sau dồn điền đổi thửa cần thành lập nhanh chóng bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới, đồng thời thu lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ; quy hoạch vùng sản xuất, tu sửa, làm mới hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng phục vụ cho sản xuất.

3.2.3. Giải pháp khuyến nông và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp trong thời buổi kinh tế thị trƣờng, đặc biệt trong bối cảnh việt

nam ra nhập WTO là hết sức quan trọng. Có trên 90% ý kiến nông dân có hỏi có nguyện vọng đƣợc phổ biến kiến thức về biện pháp tăng năng xuất cây trồng vật nuôi, hơn 80% ý kiến có nguyện vọng đƣợc phổ biến kiến thức về kỹ thuật phòng chống sâu bệnh; gần 50% ý kiến có nguyện vọng đƣợc phổ biến kiến thức về kỹ thuật thu hoạch và bảo quản nông sản. Để làm đƣợc điều này cần giải quyết tốt những vấn đề sau đây:

- Hạn chế tối đa việc chuyển diện tích đất chuyên trồng lúa sang mục đích sử dụng khác, đặc biệt là chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, đảm bảo an ninh lƣơng thực;

- Xây dựng các mô hình diễn cây, con cho năng xuất cao, phẩm chất tốt. Duy trì mối quan hệ với các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học kỹ thuật để tuyển chọn và mở rộng diện tích lúa lai và lúa hàng hóa có chất lƣợng cao;

- Chuyển cơ bản diện tích vùng ruộng trũng xang phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp với chăn nuôi, trồng cây ăn quả, hình thành kinh tế trang trại tập trung nhằm tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất;

- Mở rộng diện tích cây trồng vụ đông, nhƣ: cây cà rốt ở vùng đất bãi ven đe, dƣa bao tử xuất khẩu, bí xanh, bí đỏ và các cấy rau màu vụ đông; đặc biệt là trồng hoa cây cảnh ở các vùng ven thị trấn, thị tứ;

- Tăng cƣờng công tác khuyến nông, bồi dƣỡng kiến thức kỹ năng săn xuất, để ngƣời dân hiểu và tiếp cận những yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng và sản phẩm mình làm ra; hạ giá thành sản phẩm ngay từ khâu sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh, tạo điều kiện tốt cho dịch vụ đầu ra.

3.2.4. Giải pháp về thị trường

- Cần thiết lập các thị trƣờng về vốn, tín dụng ở các xã, thôn kể cả chính thống và không chính thống nhằm huy động tốt nguồn vốn dƣ thừa

trong nông dân; đảm bảo nhiều về số lƣợng, gọn nhẹ về thủ tục, ƣu đãi về lãi xuất đẻ hộ có thể đầu tƣ phát triển sản xuất có hiệu quả.

- Cần quan tâm phát triển mở rộng thị trƣờng cung ứng vật tƣ nông nghiệp, cung cấp đầy đủ cho quá trình sản xuất, tránh tình trạng hộ phải chịu nhiều mức chi phí trung gian trong quá trình mú vật tƣ phục vụ cho sản xuất.

- Sau dồn điền đổi thửa hƣớng sản xuất đã phát triển, vì thế cần xem xét thiết lập và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa nông sản cho ngƣời dân. Đồng thời từng bƣớc hình thành và hoàn chỉnh các kênh phân phối trong thị trƣờng nông sản,để thúc đẩy nhanh kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển.

Cần thiết lập thị trƣờng lao động trong nông thôn, từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.

3.2.5. Giải pháp về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp

Sau dồn điền đổi thủa hệ thống hồ sơ địa chính đã có sự thay đổi đáng kể, để thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ, vì vậy cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Cần đẩy nhanh tiến độ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trƣờng quyền sử dụng đất; đảm bảo chính sách đất đai thực sự là công cụ bảo vệ quyền bình đẳng khi tiếp cận ruộng đất của nông dân;

- Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng; tiến hành xây dựng quy hoạch sử dụng đất chi tiết đảm bảo hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả;

- Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà Nƣớc về đất đai, nhất là việc chuyển đổi, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất. quản lý chặt chẽ các nguồn thu từ đất, khuyến khích việc giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai năm 2003;

- Tập trung hỗ trợ để nông dân đẩy mạnh trao đổi ruộng đất, khắc phục triệt để tình trạng manh mún đất đai, tạo môi trƣờng thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại, từng bƣớc phát triển nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn toàn huyện Quế Võ.

3.3. Kiến nghị

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá các giả pháp đã đƣợc áp dụng cho các mô hình dồn điền đổi thửa, chúng tôi đề suất một số kiến nghị nhƣ sau:

3.3.1. Đối với cấp tỉnh:

- Tỉnh có chính sách hỗ trợ cho các địa phƣơng về kinh phí trong hoạt động chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt là cho hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp .

- Cần hỗ trợ ngân sách cho xây dựng hệ thống giao thông, thuỷ lợi trong quá trình thực hiện hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp đƣợc đầu tƣ còn ít.

- Khuyến khích trợ giá cho: Giống, phân bón, chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân trong quá trình thực hiện hoạt động dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp.

3.3.2. Đối với cấp huyện

- Thứ nhất, để xóa bỏ tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất và phấn đấu bình quân mỗi hộ chỉ có từ 1-3 thửa; kích thƣớc ruộng đất hợp lý, thuận

Một phần của tài liệu Công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)