Bài học rút ra cho huyện Quế Võ

Một phần của tài liệu Công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (Trang 88 - 93)

2.8.2.1. Bài học kinh nghiệm về vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Uỷ, Đảng, chính quyền và đoàn thể.

Qua thực tế chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện về công tác dồn điền đổi thửa trong thời gian qua và kết quả các xã đã đạt đƣợc; rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là:Đảng uỷ, UBND cấp xã phải tổ chức quán triệt sâu, rộng Chỉ thị của Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ, Kế hoạch của UBND tỉnh, Thông báo kết luận của Ban Thƣờng vụ Huyện uỷ, Kế hoạch của UBND huyện, Kế hoạch, Phƣơng án dồn điền của UBND xã, thị trấn tới đội ngũ cán bộ, cấp uỷ, Đảng viên trong toàn Đảng bộ, cán bộ các ngành, MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong toàn xã để mọi ngƣời hiểu rõ chủ trƣơng, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, biện pháp thực hiện kế hoạch, phƣơng án dồn điền đổi thửa.

Hai là: Phải thống nhất và tập trung cao sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng uỷ, cấp uỷ chi bộ. Sự điều hành tập trung, thống nhất, xử lý và giải quyết linh hoạt, kịp thời, đúng nguyên tắc của Ban chỉ đạo xã về những đề nghị, kiến nghị của nhân dân và Ban dồn điền các thôn xóm. Phân công rõ trách nhiệm cho các đồng chí uỷ viên BCH Đảng bộ, Thành viên UBND, Trƣởng các ban ngành, đoàn thể, Thành viên Ban chỉ đạo thực hiện các bƣớc công việc và phụ trách các thôn xóm. Phát huy vai trò nòng cốt của các đoàn thể nhân dân trong tuyên truyền, vận động, thuyết phục, làm cho nhân dân hiểu rõ dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp là mang lại lợi ích trực tiếp, thiết thực cho chính bản thân và gia đình họ.

Ba là:

Thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở; dân chủ gắn liền với giữ vững nguyên tắc, mục tiêu, đúng pháp luật. Trên cơ sở quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011-2020; Ban dồn điền đổi thửa xã, Ban dồn điền thôn xóm tổng hợp nhu cầu quỹ đất phục vụ xây dựng các công trình hạ tầng xã hội (đƣờng giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng, các công trình phúc lợi công cộng

nhƣ trƣờng học, nhà văn hoá thôn xóm, sân thể thao, đất nghĩa trang, nghĩa địa,...) để nhân dân bàn bạc, quyết định hiến góp đất; khi đã có quỹ đất, tiếp tục vận động nhân dân đóng góp để có kinh phí chỉnh trang đồng ruộng

(đắp đƣờng nội đồng, đào mƣơng,...).

Bốn là: Ngay từ khi bắt đầu triển khai, Ban chỉ đạo dồn điền các xã phải đặc biệt coi trọng công tác chuẩn bị nhƣ thu thập hồ sơ, tài liệu, lập sơ đồ đất nông nghiệp ngoài đồng theo từng xóm, có đủ các hồ sơ quy hoạch,...nghiên cứu xây dựng phƣơng án định hƣớng của xã chi tiết, tính toán điều chuyển đất đai giữa các xóm sao cho hợp lý nhất, cung cấp vật tƣ, hỗ trợ kinh phí kịp thời cho Ban dồn điền các thôn xóm.

Vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp, đặc biệt là ở cấp cơ sở có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là yếu tố quyết định thành công của hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp.

Mặt trận Tổ quốc và các thành viên, các cơ quan thông tin đại chúng tích cực tuyên truyền vận động thuyết phục nhân dân đồng tình ủng hộ.

Nêu cao vai trò cuả cán bộ, Đảng viên, nhất là cán bộ Đảng ở các chi bộ, thôn xóm. Đây là những ngƣời trực tiếp triển khai thực hiện và tuyên truyền vận động có hiệu quả nhất đối với gia đình, họ hàng gƣơng mẫu để toàn thể nhân dân thực hiện.

Đội ngũ cán bộ trong ban thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp của thôn phải nhiệt tình, vô tƣ khách quan, tinh thần quyết tâm cao. Vì trong quá trình làm cán bộ chịu nhiều sức ép từ mọi phía trong nhân dân có khi hiểu lầm về cán bộ.

Thực tiễn cho thất nơi nào Đảng viên ở cơ sở có chung tiếng nói, đồng thuận cao, không ngại va chạm, né tránh đùn đẩy, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đồng thời có sự phối hợp nhịp nhàng của các tổ chức chính trị, xã hội thì nơi đo nhất định thành công.

2.8.2.2. Kinh nghiệm về công tác vận động, học tập, tuyên truyền.

Dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp là công việc khó khăn, phức tạp gắn liền với lợi ích của đại đa số nông dân, do nông dân trực tiếp tham gia thực hiện. Vì vậy phải nêu cao phong trào tự giác của quần chúng nhân dân.

Phải làm tốt công tác vận động, tuyên truyền thuyết phục: phải làm cho dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung, phƣơng pháp, cách thức hiệu quả của việc thực hiện dồn điền, đổi thửa, từ đó nhân dân đồng tình ủng hộ cao.

Chú trọng công tác vận động cá biệt, vì những đối tƣợng này quy ít nhƣng ảnh hƣởng lớn đến hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp của nhân dân.

Kiên trì vận động kết hợp với các hình thức tuyên truyền.

Trong quá trình vận động, tuyên truyền và biết tranh thủ những ngƣời có uy tín, dòng họ đồng thời cán bộ Đảng viên phải gƣơng mẫu, thuyết phục anh em, gia đình mình ủng hộ đƣờng lối.

2.8.2.3. Kinh nghiệm về tổ chức thực hiện.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở: mọi bƣớc trong kế hoạch phải đƣợc công khai, dân chủ, bàn bạc trong lãnh đạo, trong nhân dân để nhân đi đến thống nhất cao.

Rút ra từ kinh nghiệm của huyện Yên Phong và một số địa phƣơng làm tốt hoạt động dồn điền, đổi thửa, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các cấp Uỷ, Đảng, Chính quyền, đoàn thể, quần chúng phải thực sự vào cuộc một cách quyết liệt, phƣơng pháp chỉ đạo hƣớng dẫn phải linh hoạt, khoa học cụ thể và chặt chẽ.

Về việc xây dựng phƣơng án, biện pháp tổ chức, chuẩn bị lực lƣợng thực hiện có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng, tín độ của công tác. Do đó đòi hỏi các địa phƣơng phải xây dựng phƣơng án, bƣớc đi phù hợp với điều kiện, bƣớc đi của địa phƣơng mình.

2.8.2.4. Kinh nghiệm về giải quyết nhưng tồn tại lịch sử để lại

Không những ở huyện Quế Võ mà hầu hết các tỉnh, huyện khi trao đổi thảo luận đều cho rằng: quá trình thực hiện nghị định 64/NĐ-CP ở địa phƣơng nào cũng vậy dù ít hay nhiều đều có những tồn tại. Trong quá trình thực hiện giao đất thƣờng xuyên xảy ra lồng ghép quyền lợi cá nhân của đội ngũ cán bộ thực hiện Nghị định lúc bấy giờ nhƣ: ƣu tiên ruộng tốt, diện tích có thể tăng hơn so với tiêu chuẩn, địa thế đẹp… đặc biệt là vấn đề chênh lệch ruộng đất. Đây là nguyên nhân chính tạo nên tâm lí ngại va chạm của cán bộ cơ sở, giữa những ngƣời đƣơng chức với cán bộ nghỉ hƣu. Do vậy khi thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp không đặt vấn đề xử lý những tồn tại nhƣ: truy cứu trách nhiệm giao đất không đúng diện tích, ƣu ái nơi địa thế đẹp, các địa tô chênh lệch…

2.8.2.5. Kinh nghiệm giải quyết vấn đề nảy sinh khi triển khai hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp.

Hoạt động dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp trong thực tế ở một số địa phƣơng là “rũ ra” chia lại ruộng đất cho các hộ. Do vậy vấn đề nảy sinh khi triển khai là một số bộ phận nông dân không đồng tình, cán bộ chƣa thông. Điểm khó khăn là khi một hộ chƣa thông thì không thể thực hiện. Do vậy phải áp dụng nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, khi phƣơng án xây dựng đƣợc trên 80% nhân dân đồng tình ủng hộ là triển khai thực hiên.

Dồn điền, đổi thửa gắn liền với quy hoạch lại ruộng đồng để đảm bảo khi xây dựng phƣơng án, sự chênh lệch địa tô giữa các thửa ruộng trong cùng một khu vực có cùng hệ số chuyển đổi điều kiện tƣới tiêu, cũng nhƣ lợi thế về địa lý ở mức độ tƣơng đƣơng nhau, hạn chế mức thấp nhất chệnh lệch giữa các khu, các thửa. Các địa phƣơng khi quy hoạch lại đồng ruộng nên vận động nhân dân dành một quỹ đất nhất định theo tỷ lệ 0,5 – 1% đất đƣợc giao, hay mỗi khẩu từ 2 – 5 m2 để tập trung thành khu sau đó quy hoạch chuyển đổi

mục đích hàng năm xây dựng kế hoạch giao thầu hoặc bán đấu giá lấy kinh phí xây dựng quy trình phúc lợi ở địa phƣơng hoặc kiên cố hoá đƣờng giao thông nội đồng.

2.8.2.6. Phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cấp trên

Trƣớc hết là phải có chủ trƣơng bằng nghị quyết lãnh đạo, có hỗ trợ kinh phí, chính sách khai thác nguồn kinh phí đầy tƣ, có sự giúp đỡ bằng công tác chuyên môn của các ngành trong quy hoạch, tổ chức thực hiện dự án đầu tƣ sau khi chuyển đổi ruộng đất (cây con, giống mới, mô hình sản xuất).

Một phần của tài liệu Công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)